Top 10 Cách hay nhất trị trẻ biếng ăn

Lê Thị Hà Uyên 97 0 Báo lỗi

Tình trạng trẻ biếng ăn sẽ gây ra tình trạng bé kém hấp thu, suy dinh dưỡng hay tệ hơn là suy giảm hệ miễn dịch khiến cha mẹ lo lắng. Mẹ nên làm gì khi trẻ ... xem thêm...

  1. Việc cho con ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá sẽ phần nào ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này. Nếu muốn con ăn uống một cách bình thường mẹ nên cho bé ăn dặm vào tháng thứ 5 hoặc 6 để bé có thể tiếp nhận một cách tốt nhất. Nếu cho trẻ ăn sớm quá, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không thể làm quen được, dẫn đến hiện tượng trẻ biếng ăn.


    • Giai đoạn ăn bột: Bắt đầu từ 5-7 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột. Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên chọn các thức ăn có mùi vị nhẹ nhàng và được xay thật nhuyễn mịn.
    • Giai đoạn ăn cháo: Từ tháng thứ 7-10 mẹ có thể tập cho con ăn cháo, ban đầu nên để bé tập làm quen thì mẹ chỉ cần đút 1-2 thìa mỗi bữa xen kẽ bột, sau đó tăng dần lượng cháo lên. Tuyệt đối không chuyển đột ngột từ bột sang cháo vì bé sẽ không kịp thích nghi dẫn đến kém ăn.
    • Giai đoạn ăn cơm: Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai.
    Việc cho con ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá sẽ phần nào ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này.
    Việc cho con ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá sẽ phần nào ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này.

  2. Khi thấy trẻ chán ăn hay ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bố mẹ thường cuống quýt tìm đủ mọi cách để ép trẻ ăn nhiều hơn như bế đi ăn rong, cho xem tivi, chơi điện thoại, “lừa” ăn để được đi chơi,… nhưng không biết rằng chính những “chiêu bài” này sẽ khiến tình trạng biếng ăn của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.


    Bố mẹ hãy bình tĩnh! Con bạn ăn ít hơn “con nhà người ta” nhưng bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng. Để chấm dứt “cuộc chiến bên bàn ăn”, hãy để trẻ được có quyền quyết định trẻ sẽ ăn gì và ăn bao nhiêu, thay vì ép trẻ ăn sạch sành sanh món ăn mà bố mẹ cho là bổ dưỡng. Hãy dẹp bỏ bát cơm đầy ú ụ sang một bên và bày ra trước mắt trẻ một bữa ăn vừa đủ và hấp dẫn - một chút xíu cơm, một miếng thịt nho nhỏ, một ít rau củ quả đầy màu sắc hấp dẫn kèm theo vài thìa canh, mẹ sẽ thấy thái độ của trẻ với bữa ăn khác đi rất nhiều nhé.


    Đừng ép bé ăn những món ăn mà bé không thích. Nếu trẻ không thích ăn thịt, hãy thay bằng cá, trứng,… Nếu bé sợ ăn rau, thay vì bực bội, hãy cho trẻ ăn thêm trái cây.

    Đừng ép bé ăn những món ăn mà bé không thích.
    Đừng ép bé ăn những món ăn mà bé không thích.
  3. Hãy để trẻ ngồi cùng mâm với cả gia đình để tạo không khí ăn uống sẽ hỗ trợ hiệu quả để bé ăn tốt hơn. Trẻ từ 9 tháng trở lên có thể tự cầm nắm được nên có thể cho bé chọn 1 vài đồ ăn như rau, củ, quả… để khuyến khích bé hào hứng với ăn uống.

    Bên cạnh đó, khi mẹ đi siêu thị mua đồ ăn, có thể cho bé tham gia chọn đồ ăn. Với những bé lớn hơn, có thể cho bé tham gia vào nấu ăn, dọn bàn ăn cùng mẹ để bé có cảm giác tự chuẩn bị món ăn cho mình.

    Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

    Hãy để trẻ ngồi cùng mâm với cả gia đình
    Hãy để trẻ ngồi cùng mâm với cả gia đình
  4. Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.


    Mỗi trẻ về cơ bản nên có 2 bữa phụ và 3 bữa chính. Bởi vậy nếu trong trường hợp trẻ không chịu ăn bữa chính thì bữa phụ chính là giải pháp giúp trẻ không bị đói quá và ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Một số đồ ăn bữa phụ tốt cho bé các mẹ có thể tham khảo như: sữa chua, phô mai, dâu tây, táo, bánh quy, ngũ cốc, hoa quả các loại… Bữa phụ tuy tốt nhưng các mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn bữa phụ ngay trước bữa chính.

    Bữa phụ chính là giải pháp giúp trẻ không bị đói quá và ảnh hưởng tới sức khỏe.
    Bữa phụ chính là giải pháp giúp trẻ không bị đói quá và ảnh hưởng tới sức khỏe.
  5. Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn .Để bé ăn uống được tập trung thì mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 30-40 phút. Sau khoảng thời gian đó kể cả bé đã ăn xong hay chưa thì bố mẹ cũng nên cất hết đồ ăn để bé hiểu và lần sau ăn uống tập trung hơn, không vừa ăn vừa nghịch, vừa ăn vừa chơi. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ

    Việc ăn quá lâu cũng khiến bé cảm thấy đồ ăn không còn ngon và hấp dẫn nên dần dần bé không còn yêu thích đồ ăn nữa, nặng thì bé có thể trở nên lười ăn dần.

    Việc ăn quá lâu cũng khiến bé cảm thấy đồ ăn không còn ngon và hấp dẫn
    Việc ăn quá lâu cũng khiến bé cảm thấy đồ ăn không còn ngon và hấp dẫn
  6. Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 -5 tiếng bởi:


    • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác lối.
    • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.

    Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.

    Không nên để trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn
    Không nên để trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn
  7. Trẻ con cũng có sở thích riêng giống như người lớn, nên trước mỗi bữa ăn mẹ hãy hỏi con hôm nay con muốn ăn gì và cho con tham gia vào việc chọn món. Thậm chí có thể cho bé sơ chế và nấu cùng với mẹ, như vậy bé sẽ cảm thấy hào hứng hơn vì là món ăn mà mình chọn và mình nấu nên bé sẽ ăn ngon hơn.


    Nhiều mẹ cho rằng để trẻ chọn món thì trẻ mãi chỉ chọn món mình thích và ăn như vậy sẽ không đủ chất. Nhưng các mẹ có thể khắc phục bằng cách ngoài món trẻ chọn, mẹ vẫn nấu thêm các món khác.

    Điều quan trọng ở đây là trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, ý kiến của mình được lắng nghe nên không có lý gì trẻ lại không ăn món mình đã chọn.

    Trước mỗi bữa ăn mẹ hãy hỏi con hôm nay con muốn ăn gì
    Trước mỗi bữa ăn mẹ hãy hỏi con hôm nay con muốn ăn gì
  8. Nhiều mẹ có tâm lý con biếng ăn nên có nấu bao nhiêu món mới cũng vô ích nhưng đấy là một quan niệm sai lầm. Có thể phải mất một thời gian đầu bé không có hứng thú gì với các món mới nhưng mẹ đừng vì thế mà nản.

    Mỗi bữa ăn mẹ chịu khó chế biến nhiều món hơn, chọn nguyên liệu tươi ngon hơn và chịu khó đổi món mới liên tục để bé có nhiều chọn lựa cũng như giúp bé thích thú hơn với việc ăn. Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mê ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.


    Cố gắng luôn đặt một món ăn quen thuộc bên cạnh thức ăn mới, điều này đặc biệt hiệu quả nếu trẻ ngại khi thử những thứ mới

    Mỗi bữa ăn mẹ chịu khó chế biến nhiều món hơn, chọn nguyên liệu tươi ngon hơn và chịu khó đổi món mới liên tục
    Mỗi bữa ăn mẹ chịu khó chế biến nhiều món hơn, chọn nguyên liệu tươi ngon hơn và chịu khó đổi món mới liên tục
  9. Không hiếm các gia đình hiện nay lấy điện thoại, ipad để dụ con ăn. Tuy nhiên, việc làm này rất có hại cho tiêu hóa của trẻ.


    Khi trẻ không tập trung vào bữa ăn, trẻ không cảm nhận được vị ngon của đồ ăn ăn vào. Hơn nữa, khi ăn không tập trung cũng sẽ làm giảm tiết axit dạ dày, thức ăn khó tiêu hóa và kém hấp thụ chất dinh dưỡng. Lâu dần sẽ gây rối loạn tiêu hóa khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa, càng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.


    Vì vậy, mẹ cần nhớ nguyên tắc 5 không:


    • Không TV, điện thoại, Ipad… khi ăn
    • Không ăn rong
    • Không chơi đồ chơi khi ăn
    • Không nô đùa với trẻ khi ăn
    • Không ép con ăn bằng mọi giá
    Không ép con ăn bằng mọi giá
    Không ép con ăn bằng mọi giá
  10. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng là nguyên tắc bất di bất dịch để trẻ phát triển toàn diện và cũng là cách để trẻ ăn tốt hơn. Trong một số trường hợp, việc thiếu hụt một số nhóm chất dinh dưỡng nhất định khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, dễ bị bệnh, ăn kém ngon… Do đó, mẹ cần cân đối các nhóm thực phẩm cho bé, cần thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm để trẻ không bị nhàm chán và đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất khác nhau.


    Sưu tầm thêm nhiều cách trang trí món ăn cho bé hấp dẫn và đẹp mắt như sử dụng khuôn bánh để tạo hình vui nhộn hoặc chuẩn bị thức ăn với những phần nhỏ, trẻ sẽ thấy hứng thú khi ngồi vào bàn ăn. Lựa chọn cho bé những bộ bát, đìa, thìa đủ màu sắc rực rỡ với hình ảnh đáng yêu, ngộ nghĩnh để kích thích trẻ hứng thú hơn với những bữa ăn

    Bữa ăn dặm của trẻ cần cân bằng đủ các chất dinh dưỡng
    Bữa ăn dặm của trẻ cần cân bằng đủ các chất dinh dưỡng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy