Top 10 Chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam

Thai Ha Nguyen 4778 0 Báo lỗi

Các chợ đầu mối lớn nhất ở Việt Nam với mặt hàng kinh doanh đa dạng từ thực phẩm tươi sống, nông sản, quần áo, trang sức vẫn đang phục vụ nhu cầu mua bán sỉ/lẻ ... xem thêm...

  1. Chợ Bình Điền được xây dựng từ năm 2003 đến năm 2006 thì đưa vào hoạt động. Khu chợ lớn nhất Việt Nam này được hình thành từ chủ trương di dời các điểm bán trong nội thành ra vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Chợ Bình Điền sở hữu diện tích lên đến 120.000m2 với đầy đủ các loại hình kinh doanh, buôn bán nông - lâm - thủy - sản đặc trưng của tất cả các vùng miền Việt Nam. Chợ đầu mối nông sản Bình Điền tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Linh, Quận 8 là chợ chuyên kinh doanh ngành hải sản, gia súc gia cầm, rau củ quả. Chợ Bình Điền được xem là chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam, hoạt động sầm uất chủ yếu từ khuya đến sáng, buôn bán hàng nghìn tấn nông, thuỷ, hải sản mỗi ngày.


    Chợ có diện tích rộng gồm 7 nhà lồng, 2 nhà kho, các bãi đậu xe và các công trình phụ trợ khác, đây chính là trung tâm giao thương hàng hoá quan trọng, phục vụ hơn 9 triệu dân của TP Hồ Chí Minh và các vùng, miền lân cận. Cảnh buôn bán tấp nập không chỉ diễn ra bên trong mà còn ở bên ngoài nhà lồng chợ. Tuy nhiên, các hàng bên ngoài chợ chủ yếu phục vụ cho khách mua lẻ, với giá cả nhỉnh hơn đôi chút. Tại đây, bạn có thể mua được tất cả các mặt hàng từ nông sản, rau củ quả, gia vị, trái cây; hàng thủy hải sản tươi sống và khô; thịt gia súc và gia cầm (heo, bò, gà, vịt,…). Nhưng chủ yếu tại đây, các hộ kinh doanh đều bán sỉ, bán với số lượng lớn; khách mua lẻ như chợ thường thì rất khó để mua được gì. Chính vì vậy, giá cả các mặt hàng được bày bán tại chợ sẽ rẻ hơn chợ thông thường khoảng 30% – 50%.

    Chợ đầu mối Bình Điền TP Hồ Chí Minh
    Chợ đầu mối Bình Điền TP Hồ Chí Minh
    Chợ Bình Điền - TP Hồ Chí Minh
    Chợ Bình Điền - TP Hồ Chí Minh

  2. Chợ toạ lạc trên địa bàn Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức ngay mặt tiền đường Quốc lộ 1A (cách cầu vượt Bình Phước 500m), đây được xem là vị trí thuận lợi vì nằm ngay cửa ngõ phía Đông thành phố đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và Tây Nguyên với các trục giao thông chính: Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam. Chợ đầu mối Thủ Đức được đánh giá là chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam, được xây dựng vào năm 2002 trên mặt bằng rộng 203.626 m2, bao gồm 1.584 sạp hàng, 3 khu nhà lồng cùng các công trình phụ trợ. Trung bình mỗi ngày lượng hàng hóa nhập vào chợ lên đến khoảng hơn 2.800 tấn. Chợ bán buôn từ 21 giờ đến 4 giờ sáng thu hút hàng hóa nông sản thực phẩm của các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, là nơi cung cấp lượng lớn hàng nông sản thực phẩm cho người dân thành phố, cung cấp nhiều loại rau củ, hoa quả, mặt hàng nông sản phục vụ cho người dân, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố.


    Theo báo cáo của Công ty CP Quản lý và Kinh doạnh chợ nông sản Thủ Đức, trung bình mỗi đêm lượng hàng hóa nhập vào chợ hơn 3.500 tấn, trong đó có hơn 500 tấn hàng ngoại nhập từ các nước như Thái Lan, Mỹ, Úc… Vào những ngày Rằm và mùng Một của tháng, lượng hàng về chợ có thể đạt mức từ 4.000 – 4.500 tấn/ngày. Chợ Thủ Đức là 1 biểu tượng đặc trưng & nổi tiếng của quận Thủ Đức. Tại chợ & xung quanh gần đó có rất nhiều cửa hàng bán quần áo, đồ ăn, đồ gia dụng,.. Tại khu vực này dù là ngày hay đêm thì lúc nào cũng đông đúc & rất sầm uất. Có thể nói, tại vị trí này có thể được ví như là: Trái tim của quận Thủ Đức. Ngã 5 chợ Thủ Đức cũng là 1 cột mốc quan trọng để đi ra 2 con đường quốc lộ lớn là: Xa lộ Hà Nội & Đại lộ Phạm Văn Đồng, dẫn về Đồng Nai & Bình Dương. Ngoài ra, từ chợ ta có thể tới ngay khu ăn chơi sầm uất của quận Thủ Đức là đường Võ Văn Ngân, rất nổi tiếng về vui chơi giải trí đối với dân Thủ Đức...

    Chợ đầu mối Thủ Đức TP Hồ Chí Minh
    Chợ đầu mối Thủ Đức TP Hồ Chí Minh
    Chợ Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh
    Chợ Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh
  3. Sài Gòn Thành Phố 2 trung tâm đây là những gì mà rất nhiều người sinh sống tại Quận 6 thường nói. Sở dĩ nhiều người xem Chợ Bình Tây (Chợ Lớn) là trung tâm thứ hai của Sài Gòn bởi hàng trăm năm qua, nơi đây chứng kiến dân cư sinh sống, giao thương tấp nập. Bên cạnh diện mạo sầm uất, phồn hoa thì khu vực còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, những nét đẹp về kiến trúc đặc trưng phương Đông. Những điểm chợ đầu mối tấp nập kẻ bán người mua tuổi đời tính bằng thế kỷ. Gần như không có món hàng nào không thể tìm thấy tại chợ Bình Tây này. Chợ Lớn - Chợ Bình Tây là khu chợ vốn ban đầu của người Hoa, có từ trước năm 1698. Vì không thần phục nhà Thanh nên họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở miền Nam Việt Nam.


    Chợ Bình Tây tọa lạc trong khu vực gọi là Chợ Lớn nên chính bản thân nó cũng thường được gọi không chính thức là chợ Lớn là khu chợ lâu đời tại TPHCM có tuổi đời đã gần 100 năm, nằm tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ Bình Tây nằm trong khuôn viên rộng 25.000 m2, nằm giữa 4 tuyến đường Tháp Mười – Lê Tân Kế – Phan Văn Khỏe – Trần Bình. Chợ Bình Tây có hình bát quái, có 12 cổng (gồm cả chính lẫn phụ) và được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông. Chợ Bình Tây là đầu mối sỉ hàng hóa lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng hóa ở đây được đưa đi phân phối khắp nơi trong cả nước, thậm chí bán sỉ sang thị trường Campuchia và nhiều nước khác. Ngôi chợ có tuổi đời lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh này là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan. Năm 2015, Chợ Bình Tây được Trung tâm Bảo tồn di tích thuộc Sở Văn hóa, thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét duyệt di tích Thành phố Hồ Chí Minh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Chợ Lớn - Chợ Bình Tây – TP Hồ Chí Minh
    Chợ Lớn - Chợ Bình Tây – TP Hồ Chí Minh
    Chợ Lớn - Chợ Bình Tây - TP Hồ Chí Minh
    Chợ Lớn - Chợ Bình Tây - TP Hồ Chí Minh
  4. Ở phía Bắc nước ta có chợ Đồng Xuân - một khu chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội với lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho bán buôn được chia làm 3 tầng với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu. Ngay từ cửa vào tầng trệt là những hàng bán quần áo, kính râm, giày dép, vali cho đến đồ điện tử như điện thoại, cáp xạc, pin sạc, đèn pin siêu sáng, loa, đài radio… nhưng chủ yếu là những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Khu vực tầng 2 bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa, đồ dành cho trẻ sơ sinh… phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh. Phía Bắc của chợ, là các hàng ăn, phục vụ khách ăn cả đêm lẫn ngày. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.


    Chợ Đồng Xuân Hà Nội là một trong những khu chợ nổi tiếng ở khu vực miền Bắc. Nhưng Đồng Xuân không đơn thuần chỉ là một ngôi chợ mà còn là biểu tượng và địa điểm du lịch văn hóa thú vị của Thủ đô mà ai khi đến cũng muốn ghé thăm. Bất kể ai khi đến du lịch Hà Nội, ghé thăm phố cổ đều không quên khám phá chợ Đồng Xuân. Xưa kia nó chỉ là khu chợ nhỏ trên bãi bồi của con sông Tô Lịch và sông Hồng khi chưa bị lấp hết. Đến năm 1890, các địa điểm họp chợ nhỏ lẻ bị chính quyền Pháp dẹp bỏ hết, gom lại thành khu đất trống ở phường Đồng Xuân và lập nên khu chợ có cùng tên. Do địa thế nằm gần sông, tàu bè qua lại tấp nập, nơi này nhanh chóng trở thành điểm thông thương lớn nhất Hà Thành. Là một trong những khu chợ đầu mới lớn nhất miền Bắc nên hẳn đủ để hiểu trong chợ sẽ có rất nhiều các mặt hàng khác nhau phải không nào.

    Chợ Đồng Xuân - Hà Nội
    Chợ Đồng Xuân - Hà Nội
    Chợ Đồng Xuân - Hà Nội
    Chợ Đồng Xuân - Hà Nội
  5. Chợ đầu mối trái cây Long Biên nằm ở một vị trí thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa và rất gần trung tâm Thủ đô Hà Nội (phường Phúc Xá, quận Ba Đình). Chợ có diện tích 27.148 m2, tổng số hộ kinh doanh là 1.087 hộ, trong đó ngành hoa trái và rau củ quả chiếm 77%. Chợ Long Biên họp về đêm, bất kể trời nắng hay mưa, cứ đến 22 giờ là chợ bắt đầu hoạt động. Trên đoạn đường đê Trần Nhật Duật, hàng chục chiếc xe chở đầy ắp hàng hóa (nhiều nhất là trái cây các loại) liên tục đổ hàng xuống chợ để chuẩn bị cho một cuộc mua bán, mối lái… nhận, giao hàng tiếp tục chuyển đi nơi khác tiêu thụ. Trái cây ở chợ Long Biên rất nhiều chủng loại, từ: Thanh Long, cam, quýt, bưởi, mãng cầu (quả na), mít, dứa, nhãn, vải, dưa hấu… không có thứ gì ở cao nguyên có mà đây không có, không có loại trái cây gì ở miền Nam có mà ở đây không hiện diện. Mỗi ngày, lượng hàng hóa trái cây và nông sản vận chuyển đến chợ từ 250 đến 300 tấn. Đây là con số thống kê chính thức của Ban quản lý chợ Long Biên.


    Rầm rộ xe chở hàng đến, xe chở hàng đi… Mỗi ngày có hàng trăm xe tải lớn nhỏ ra vào như vậy. Đó chưa kể đến hàng ngàn xe thô sơ ra vào lấy hàng tấp nập…Với diện tích lớn, chợ Long Biên cung cấp các loại hoa quả, nông sản, thủy sản cho người dân thủ đô. Đây cũng được mệnh danh là khu chợ rau quả đêm rẻ nhất ở Hà Nội. Từ đây các mặt hàng được bán buôn đi khắp các chợ dân sinh trong thành phố Hà Nội. Hàng ngày, chợ cũng thu hút tới hàng ngàn tiểu thương, du khách tới mua bán hàng hóa và giao thương. Từ các loại rau củ quả, hoa quả đa dạng mùa nào thức đó. Chợ thường họp từ 22h đến sáng hôm sau không kể mưa nắng. Tuy nhiên, thời điểm nhộn nhịp nhất từ 0h đến 2h sáng, xe tải lớn nhỏ chở các mặt hàng hoa quả từ các vườn quả ở tỉnh lân cận hoặc từ miền Trung, miền Nam, từ các cửa khẩu tiến vào chợ tạo ra khung cảnh mua bán vô cùng sôi động.

    Chợ đầu mối trái cây Long Biên
    Chợ đầu mối trái cây Long Biên
    Chợ đầu mối trái cây Long Biên
    Chợ đầu mối trái cây Long Biên
  6. Chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng được xây dựng tại tuyến đường Mai Hắc Đế - Lý Nam Đế dưới khu vực cầu Rồng, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Với tổng kinh phí đầu tư 4,2 tỷ đồng, chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng được UBND quận Sơn Trà xây dựng theo mô hình phố đi bộ kết hợp mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức ẩm thực Đà Nẵng. Chợ có quy mô gần 200 gian hàng, với cách bài trí gồm: khu ẩm thực, khu hàng lưu niệm, mỹ nghệ, thời trang, trang sức, đồ lưu niệm. Thời gian hoạt động từ 18 giờ đến 24 giờ hằng đêm. Chợ đêmSơn Trà được xem là chợ đầu mối hải sản lớn nhất miền Trung khi mỗi ngày có hàng trăm thương lái đến thu mua hải sản để chở về phân phối tại các chợ ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Từ 1 đến 5 giờ sáng, tàu thuyền đã bắt đầu cập cảng Thọ Quang để đưa cá vào bờ để thương lái tụ tập thu mua để kịp giờ đưa về các chợ.


    Nhiều loại hải sản mà ngư dân miền Trung đánh bắt được đưa về đây vô cùng phong phú với đủ loại như cá nục, cá ngừ, cá chuồn, cá mú, cá kè đến mực ống, mực lá, bạch tuộc, tôm, ghẹ… Ở cảng cá này, nhiều khách du lịch hay người dân địa phương muốn mua lẻ với số lượng khoảng vài kg cũng được chủ tàu bán với giá rất rẻ. Giá hải sản ở đây thường rẻ hơn rất nhiều so với giá bán lẻ ở chợ, có loại rẻ bằng phân nửa so với giá bán lẻ đấy. Đến đây, bạn có thể thoải mái lựa chọn những món đồ mình thích, nếm thử những món mình thèm,… chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình ghé thăm thành phố xinh đẹp này đấy.

    Chợ Sơn Trà – TP Đà Nẵng
    Chợ Sơn Trà – TP Đà Nẵng
    Chợ Sơn Trà – TP Đà Nẵng
    Chợ Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  7. Chợ nổi Cái Răng là chợ đầu mối lớn nhất ở Miền Tây, chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng, hàng hóa tập trung ở đây với số lượng vô cùng lớn. Mỗi mặt hàng ở đây đều đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, khách du lịch có thể thỏa sức quan sát, tìm hiểu về sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ. Đây là một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.


    Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, vỏ lãi... Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nơi nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn. Có những chiếc ghe như "căn hộ di động" trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh... có cả xe gắn máy đậu trên ghe. Đây là một nét văn hóa sông nước độc đáo ở miền Tây mà không nơi nào có được. Đến đây, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc sống của người dân lênh đênh sông nước cũng như văn hóa đặc sắc buôn bán trên sông lâu đời của cộng đồng người miền Tây.

    Chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ
    Chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ
    Chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ
    Chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ
  8. Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp đây là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915 và rất nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Chợ trên sông này là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Chợ Ngã Bảy có lượng hàng hóa vô cùng đa dạng và rất phong phú, nhất là trái cây, hàng nông sản, ngoài ra còn có chiếu, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản, cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm rất thu hút khách du lịch. Ở đây hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo), làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu "doi" Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy.

    Chợ nổi Ngã Bảy
    ra đời sau 10 năm đào kinh xáng, bảy ngã sông hình thành (Cái Côn, Xẻo Môn, Búng Tàu, Lái Hiếu...). Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. "Ngôi sao Phụng Hiệp" - như người Pháp thường gọi - còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước. Chợ Ngã Bảy là chợ tổng hợp, có thể mua sỉ, bán lẻ; phong phú đa dạng đủ loại hàng hóa mang đặc trưng sắc màu cuộc sống Nam Bộ. Thời mở cửa, sản phẩm đồng bằng theo dòng nước lớn qua Ngã Bảy, ra tận đất Bắc, vượt biên giới đến với bạn bè năm châu. Du khách tới đây sẽ cảm thấy bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu ruốc chín của măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây và loại trái đó sẽ được treo lên một cây sào cao tượng trưng như là để thông báo rằng: "tôi là nhãn", "còn tôi là xoài"...

    Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
    Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
    Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
    Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
  9. Chợ nổi Cái Bè là địa điểm tham quan đặc sắc nhất ở Tiền Giang và là một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách tham quan, muốn thưởng thức cảm giác chợ nổi. Chợ nổi Cái Bè diễn ra các hoạt động buôn bán rất đa dạng và phong phú, từ hàng vải, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản, cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Chợ nổi tiếng nhất là nơi trao đổi và là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng nhất là trái cây chuyên canh của Tiền Giang như: vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, khóm Tân Lập, cam, bưởi, quýt Cái Bè... Chợ nổi Cái Bè vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa của chợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nổi bật là trạm trung chuyển trái cây và sản vật đi mọi miền.


    Nét độc đáo chung của chợ nổi là “sào nào, rau củ – trái ấy”, tức là trên ghe thuyền bán loại trái cây, nông sản nào thì treo lên sào cho người mua dễ nhận diện và không phải rao mời. Đó là một chỉ dẫn rất thú vị và riêng biệt trong phương thức giao dịch của người dân miệt vườn vùng sông nước. Không chỉ mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, Chợ nổi Cái Bè còn là điểm du lịch hấp dẫn giúp du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng và tìm hiểu tập quán văn hóa mua bán truyền thống của người dân miền Tây Nam Bộ. Nếu có dịp đến du ngoạn chợ nổi Cái Bè thì bình minh và hoàng hôn chính là thời gian thích hợp nhất. Đây được xem là hai thời điểm đông đúc và đẹp nhất ở chợ nổi với rất nhiều hoạt động nhộn nhịp. Ngồi trên thuyền, du khách có thể vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức ngay những tô hủ tiếu nóng hổi hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng.

    Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
    Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
    Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
    Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
  10. Chợ là nơi lưu thông hàng hóa, nơi cung cấp hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đồng thời tạo công ăn việc làm, gia tăng cơ hội sinh kế cho người dân và tạo nguồn thu cho ngân sách. Sự phát triển của chợ cũng được coi là yếu tố phản ánh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chợ đầu mối Liên Nghĩa là chợ nổi tiếng nhất Tây Nguyên. Toàn khu vực Tây Nguyên có 7 chợ: Lâm Đồng 2 chợ tại TP. Bảo Lộc và Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng); Đak Nông có một chợ đầu mối nông sản tại Nam Dong (huyện Cư Jut); Đak Lak một chợ tại TP. Buôn Ma Thuột; Kon Tum một chợ tại TP. Kon Tum. Gia Lai có hai chợ đầu mối nông sản là Cư An (huyện Đak Pơ) và An Phú (TP. Pleiku). Nổi tiếng nhất Tây Nguyên là chợ đầu mối Liên Nghĩa.


    Chợ được xây dựng trong năm 2012 với diện tích rộng trên 162.000 m2, quy mô khoảng 200 gian hàng và khu trưng bày bán lẻ với 500 cửa hàng. Chợ có tổng kinh phí xây dựng khoảng 377 tỷ đồng bao gồm 22 hạng mục: sân đậu xe, nhà lồng chợ, lò sấy, kho lạnh, khu mua sắm, trạm kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, 600 - 800 ô (vựa), mỗi ô rộng 20 - 30 m2. Tất cả các loại nông sản của tỉnh Lâm Đồng sau khi thu hoạch được vận chuyển về chợ đầu mối này rồi tỏa đi đến nhiều siêu thị và chợ đầu mối khác thuộc các tỉnh thành miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh phía Nam để tiêu thụ. Chợ đầu mối Liên Nghĩa là chỗ dựa cho người sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong vùng.

    Chợ đầu mối Liên Nghĩa – Lâm Đồng
    Chợ đầu mối Liên Nghĩa – Lâm Đồng
    Chợ Liên Nghĩa – Lâm Đồng
    Chợ Liên Nghĩa – Lâm Đồng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy