Top 10 công trình kiến trúc đẹp nhất tại Đà Lạt

Dương Thị Khánh Ly 4383 0 Báo lỗi

Mỗi lần nhắc đến Đà Lạt, người ta thường hay ghĩ tới những đồi thông, những vườn hoa và khung cảnh thơ mộng nhưng Đà Lạt không chỉ có vậy. Ở đây còn có những ... xem thêm...

  1. Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và đồng thời cũng là một điểm đến hoàn hảo cho những người đam mê kiến trúc và yêu thích chụp ảnh. Tên hiện nay của ngôi trường này là Grand Lycée Yersin, được thiết kế bởi một kiến trúc sư người pháp vào năm 1927 với tòa nhà 4 tầng uốn cong đã được Hội kiến trúc sư thế giới công nhận là 1 trong 100 công trình kiến trúc độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Điểm nhấn đặc biệt của ngôi trường này chính là tháp chuông cao vút khiến du khách có thể nhìn thấy dù cả khi ở xa.


    Hiện nay, các tấm ngói lợp tại trường đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã bị hư hỏng do thời gian. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông nằm ở vị trí cao nhất. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ. Nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, tuy nhiên nếu tinh mắt du khách vẫn có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch cổ xưa. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông. Đó chỉ là biểu tượng cùa một công trình văn hoá thể hiện sự vươn lên tầm cao trí thức của nhân loại. Và là nét kiến trúc đặc trưng của vùng Morger quê hương của Alexander Yersin.


    Địa chỉ: 29 Yersin, phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt
    Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt
    Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt
    Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt

  2. Nhà thờ Con Gà có tên chính là nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt. Cái tên Con Gà xuất hiện từ hình ảnh con gà Goloa tọa lạc ở trên cây thánh giá nằm trên tháp chuông cao đến 47 m - một vị trí lý tưởng để ngắm nhìn hầu như toàn cảnh của thành phố Đà Lạt. Đây là công trình do Pháp xây dựng năm 1931 nhưng lại mang phong cách kiến trúc Roman của Châu Âu. Nền nhà thờ được thiết kế theo hình chữ thập, dài 65 m và rộng 14 m. bên trong thành đường chia làm 3 gian. Phần mái của kiến trúc này được lắp những tấm kính màu của Pháp có tác dụng phản chiếu ánh sáng làm cho không gian nơi đây càng thêm hoàn hảo.


    Nhà thờ Con gà được thiết kế theo "kiểu mẫu" của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman. Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá), tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang. Nội thất thánh đường gồm 3 gian gồm 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.


    Địa chỉ: 15 Đường Trần Phú, Phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Nhà thờ Con Gà
    Nhà thờ Con Gà
    Nhà thờ Con Gà
    Nhà thờ Con Gà
  3. Giáo xứ Mai Anh hay còn được gọi là nhà thờ Domaine de Marie. Tổng quan về kiến trúc của nhà thờ này rất độc đáo. Mái của nhà thờ có thiết kế hình tam giác cân và ở đỉnh có gắn thánh giá. Nhà thờ có tổng diện tích là 12 ha bao gồm tòa nhà thánh đường ở phía trước, 2 tòa tu viện và khuôn viên thơ mộng, thanh bình. Đây là một nơi tham quan lý tưởng dành cho những người đam mê kiến trúc và du lịch. Giáo xứ có khoảng 850 giáo dân, sống rải rác chen lẫn với các lương dân trên một địa bàn rất rộng. Vì vị trí địa lý như thế, nên giáo xứ được chia làm bảy khu vực theo từng con đường như: Thi Sách, Phạm Ngọc Thạch, Mai Hắc Đế, Hoàng Diệu, Yagút, Trần Bình Trọng, Hai Bà Trưng, La Sơn Phu Tử và Ngô Quyền. Mỗi khu vực có Ban Đại Diện riêng từ 2 - 3 người. Giáo xứ có một ông đại diện nhưng không theo nhiệm kỳ. Đây là cánh tay đắc lực của cha xứ.


    Mai Anh là một trong vài giáo xứ mới nhất của giáo phận Dalat. Giáo xứ mang tên Mai Anh vì nhà thờ của giáo xứ nằm trên ngọn đồi Domaine de Marie (đồi Mai Anh) thuộc phía Bắc thành phố Dalat. Ðặc biệt nhà thờ nói đây cũng không phải là một nhà thờ biệt lập mà chính là nhà nguyện của Dòng Nữ Tử Bác Ái, nằm trong phạm vi tu viện đã được xây cất từ những năm 1940. Tuy là một giáo xứ mới mẻ, nhưng Mai Anh có một lịch sử kỳ cựu từ những thập niên 1940, 1950. Hồi đó giáo dân mới chỉ có chừng hơn 100 người thuộc hơn 29 gia đình ở các đường Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, Calmette. Họ thuộc quyền coi sóc của giáo xứ Chính Tòa, nhưng sống lạc lõng, ít người đi lễ tại Chính Tòa và cũng ít tiếp xúc với các cha ở Chính Tòa, ngoại trừ các trường hợp có hôn phối hay an táng.


    Địa chỉ: 1 Ngô Quyền, Phường 6, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Giáo xứ Mai Anh
    Giáo xứ Mai Anh
    Giáo xứ Mai Anh
    Giáo xứ Mai Anh
  4. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên đỉnh núi Phụng Hoàng, có hướng nhìn thẳng ra khu hồ Tuyền Lâm yên bình và thơ mộng. Đây là công trình phật giáo lớn nhất cả nước và là cũng là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam thuộc phái Thiên Yên Tử. Theo như ghi chép lại, năm 1986 Ngài Thích Thanh Từ khi đang ngủ say thì chiêm mộng thấy mình đang ôm lấy cổ một con chim phượng hoàng và bay lên trời cao. Từ giấc mơ này, Ngài đã nghiệm ra, Đà Lạt thực sự thích hợp là nơi tụ họp cho các Tăng Ni - bởi khí hậu, thiên nhiên ưu đãi, trong lành và yên tĩnh. Vài ngày sau đó, Thích Thanh Từ liền phác họa ngay sơ đồ cho thiền viện sau khi đi khảo sát núi Phụng Hoàng. Vị Hòa thượng này cũng chính là người lên ý tưởng, quy hoạch thiền viện và đến hiện tại cũng là trụ trì của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.


    Thiên viện mang bố cục của 4 khu chính, khu hòa thượng Viện trưởng, khu nội viện tăng, khu nội viện ni và khu ngoại viện. Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc tại một vị trí vô cùng đắc địa, tựa vào lưng núi, nhìn ra phía hồ thơ mộng, chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía đèo Prenn. Xung quanh khu thiền viện được bao phủ bởi những cánh rừng thông xanh ngát trải dài, quanh năm không khí dễ chịu, mát lành. Khi tới thiền viện Trúc Lâm bạn sẽ bị choáng ngợp từ những bức phù điêu xung quanh chánh điện, được chạm khắc cực kỳ tỉ mỉ và công phu. Với hình ảnh của 8 vị tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam.


    Địa chỉ: Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
    Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
    Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt - 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam
    Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt - 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam
  5. Thánh thất Cao Đài Đa Phước Đà Lạt được xây dựng vào năm 1938 khi Lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh (Thế danh Trần Văn Ngọ) một chức sắc Cao Đài được Tòa Thánh Tây Ninh cử đến đây truyền đạo. Cũng trong năm này Lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh được phong Quyền Khâm Châu Đạo Lâm Đồng, phụ trách việc đạo tại tỉnh Lâm Đồng. Tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài trên đất Đà Lạt là ông Nguyễn Văn Chất (1891-1972), còn gọi là Chánh Cao. Sau này, ông được Tòa Thánh Tây Ninh phong phẩm Lễ Sanh Thánh danh là Ngọc Cao Thanh và được cử làm Đầu Tộc Đạo Đà Lạt, cai quản Tộc Đạo Đà Lạt. Năm 1941, tại khu vực phường Đa Phước, tín đồ Cao Đài ở đây đã trùng tu Thánh thất và xây thêm Điện thờ Phật Mẫu.


    Đây là một công trình kiến trúc nổi bật của đạo Cao Đài trên địa bàn thành phố Đà Lạt và đã được xây dựng cách đây 78 năm. Nơi đây đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, nó đã bị hư hỏng và được tu sửa rất nhiều lần mới có được diện mạo hoàn hảo như ngày hôm nay. Du khách đến thăm nơi đây sẽ bị ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy và tinh tế của kiến trúc này với 4 trụ cột Long Hoa, 2 lầu chuông cao vút, Bát Quái đài... Bất kể chi tiết nào của kiến trúc này đều tinh xảo và hoàn hảo. Thánh thất Đà Lạt xây dựng trên một ngọn đồi diện tích 10ha, cách trung tâm Thành phố Đà Lạt 7 km về phía đông, xung quanh được che phủ những rặng thông cho nên rất nên thơ lẫn nghiêm trang. Diện tích Thánh thất là trên 1.627m² trên tổng diện tích là 14.774m². Là Thánh thất Cao Đài lớn nhất Việt Nam hiện nay và là một trong những cơ sở tôn giáo lớn nhất Đà Lạt.

    Địa chỉ: Trại Mát, phường 11, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Thánh thất Cao Đài Đa Phước
    Thánh thất Cao Đài Đa Phước
    Toàn cảnh thánh thất Cao Đài Đa Phước
    Toàn cảnh thánh thất Cao Đài Đa Phước
  6. Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên. Nhà ga đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga hiện đang là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Thành phố Đà Lạt - Trại Mát dài 7 km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.


    Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 francs. Hình dáng nhà ga giống núi Langbiang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m. Nếu đem so sánh, kiến trúc Ga Đà Lạt tựa như nhà ga miền Nam nước Pháp với phần nhô ra từ nóc và thụt vào phía chân theo hướng thẳng đứng. Nhà ga có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang - đỉnh núi cao nhất vùng. Phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian mà bác sĩ Alexandre Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt. Hiện nay, ga Đà lạt chỉ phục vụ cho hoạt động du lịch chứ không còn đem vào để sử dụng vận chuyển hành khách và hàng hóa nữa.


    Địa chỉ: Quang Trung, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Ga Đà Lạt nhìn từ trên cao
    Ga Đà Lạt nhìn từ trên cao
    Ga Đà Lạt
    Ga Đà Lạt
  7. Không chỉ nằm trong top 10 công trình kiến trúc đẹp của Đà Lạt, biệt thự hằng Nga còn được báo chí nước ngoài bình chọn là một trong những kiến trúc kỳ lạ nhất thế giới. Điểm đặc biệt của biệt thự này chính là nó không được liệt vào kiểu kiến trúc nào cả mà hoàn toàn tùy hứng và mới lạ với những chi tiết hình ảnh của thiên nhiên như các hang động, gốc cây hay mạng nhện, các ngôi nhà được nối với nhau bởi những lối đi ngoằn nghèo tạo nên sự sinh động của kiến trúc này. Nói “ngôi nhà” là chưa thật chính xác, vì đây là một quần thể kiến trúc lạ mắt. Ngôi nhà kỳ quái này khiến không biết bao nhiêu người tò mò bước vào khám phá rồi từ đó đi đến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi vì trong lòng những gốc cây và các phiến đá bị cưa cụt, con người vẫn có thể tạo nên những gian phòng ấm cúng, tiện nghi và thậm chí là cả những tòa lâu đài đầy vẻ huyền bí và hấp dẫn.


    Với lối kiến trúc phá cách theo trường phái biểu hiện, tòa lâu đài trông tựa như những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã ẩn hiện trong rừng già. Những ô cửa sổ lồi lõm hình thù kỳ lạ, xếp đặt có vẻ thiếu “ngăn nắp” nhưng nhìn kỹ thì như những con mắt của thú rừng tạo cảm giác như đang lạc vào khu rừng kỳ lạ và bí hiểm. Những căn phòng trông giống hệt những khúc cây cũ kỹ nhưng thực ra cả ngôi nhà đều được làm bằng bê tông và còn có nhiều căn phòng đầy đủ tiện nghi như khách sạn hạng sang nữa cơ. Ý tưởng công trình kỳ quái này một phần cũng là do phong cảnh tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, con người hiền hòa và sự yên tĩnh của Đà Lạt đã thúc đẩy sự thích thú và đam mê trong sáng tạo nghệ thuật kiến trúc của bà Đặng Việt Nga.


    Địa chỉ: 03 Đường Huỳnh Thúc Kháng, Phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Biệt thự Hằng Nga - Crazy House
    Biệt thự Hằng Nga - Crazy House
    Biệt thự Hằng Nga - Crazy House
    Biệt thự Hằng Nga - Crazy House
  8. Trên đường Trần Quang Diệu theo hướng Đông Nam cách trung tâm thành phố Đà Lạt 4km là nơi tọa lạc của Dinh thự I. Trước đây, thuộc sở hữu của Robert Clément Bourgery một viên chức người Pháp, nhận thấy nơi này có cảnh đẹp và rất yên tĩnh Vua Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam đã quyết định mua lại và sửa sang dinh cơ này từ hồi tháng 8 năm 1949, khi đó ông đang làm Quốc trưởng. Với nét kiến trúc cổ kính mang phong cách tân cổ điển Châu Âu được bao bọc bởi rừng thông xanh bạt ngàn, thơ mộng. Dinh I đứng hiên ngang và sừng sững trên ngọn đồi cao 1.550m. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đẹp mắt, ấn tượng và không khỏi trầm trồ thán phục trước một công trình vĩ đại.

    Dinh thự này là kiến trúc gắn liền với vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Nó nằm ở vị trí cao, cách mực nước biển 1550m, được xây dựng giữa một khung cảnh thiên nhiên đầy trữ tình và thơ mộng với rừng thông bao quanh và những vườn hoa đầy màu sắc. Tòa nhà mang đậm kiến trúc người Pháp cùng với nét hiện đại của những biệt thự Châu Âu và màu vàng là màu sắc chủ đạo của ngôi nhà. Hiện nay, Dinh I đã được trùng tu lại để phục vụ khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nơi lưu dấu ấn của vị vua Bảo Đại. Trong tháng 9/2015, 100% giá vé vào cổng của Dinh I được miễn phí; bước sang tháng 10/2015, giá vé giảm xuống 50%. Đây là một trong những dinh thự Đà Lạt cổ được lưu giữ lại cho đến ngày nay, để du khách có dịp chứng kiến sự tồn tại của lịch sử theo thời gian vẫn còn tiếp tục lưu giữ.


    Địa chỉ: 01 Trần Quang Diệu, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Dinh thự I Đà Lạt
    Dinh thự I Đà Lạt
    Dinh thự I Đà Lạt
    Dinh thự I Đà Lạt
  9. Phân viện sinh học Đà Lạt hay còn gọi là phân viện sinh học Tây Nguyên là một trong những điểm check in mới nổi của giới trẻ. Khi đến đây bạn không chỉ được khám phá, tìm hiểu về những loại động thực vật quý hiếm của cao nguyên Lâm Viên. Mà còn có thể chụp được những bộ hình sống ảo chất phát ngất tại đây. Vai trò của Phân Viện Sinh Học Đà Lạt là điều tra, nghiên cứu hệ động, thực vật Tây Nguyên. Bảo vệ và phục hồi các loại sinh vật quý hiếm. Các nguồn gen, lưu trữ tiêu bản, thực vật, động vật. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật Tây Nguyên. Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp sinh học hiện đại trong công tác nhân giống và cải tạo cây trồng, vật nuôi, bảo quản nguồn gen. Xây dựng ngân hàng gen thực vật Tây Nguyên.


    Phân Viện Sinh Học Tây Nguyên được người Pháp xây dựng vào những năm 50 của thế kỉ trước và một điều đặc biệt là chất liệu chính xây dựng nên nơi này được là đa phần bằng đá. Mang lối kiến trúc Pháp cổ điển với rất nhiều những ô cửa sổ càng tạo nên vẻ cổ kính và huyền ảo. Ngày trước người ta đến đây chỉ để tham quan, nghiên cứu về những loại động thực vật. Nhưng bây giờ nơi này đã trở thành một “thánh địa” sống ảo cực “hot hit” của giới trẻ. Những bức tường bằng đá đã cũ, tạo nên một cảm giác ma mị khi bạn chụp hình tại đây. Chỉ cần chọn góc chụp, chỉnh màu phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ có những tấm hình nhìn chẳng khác gì bạn đang ở một nhà thờ nơi trời Âu.


    Địa chỉ: 116, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Phân viện sinh học Tây Nguyên
    Phân viện sinh học Tây Nguyên
    Phân viện sinh học Tây Nguyên
    Phân viện sinh học Tây Nguyên
  10. Nhà thờ Cam Ly hay còn gọi là nhà thờ Sơn Cước. Phần mái của nhà thờ được lấy ý tưởng từ mái nhà Rông Tây Nguyên rồi cách điệu lên cho đẹp mắt. Phần thân được thiết kế cách tân, theo kiến trúc Pháp với những tấm kính màu để đón nắng làm cho không gian trở nên huyền ảo, đồng thời tôn lên vẻ đẹp của những hoa văn được in lên những tấm kính này trông vô cùng độc đáo và xinh đẹp. Nhà thờ được xây dựng chủ yếu phục vụ giáo dân người đồng bào nơi đây. Là một vị linh mục thấu hiểu về đời sống sinh hoạt cũng như giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số để đồng thời truyền bá đức tin tôn giáo. Linh mục người pháp Boutary đã có một ý tưởng hết sức sáng sáng tạo và liều lĩnh xây một ngôi nhà chung của Chúa cho tất cả người dân là Ki tô hữu và Yàng nhân vật thiêng liêng người đồng bào thờ cúng trước đó khi chưa nhận biết đó chính là Chúa.

    Ý tưởng là một phần, nhưng có lẽ người thực hiện được ý tưởng ấy còn khó muôn vàng. Với sự khéo léo cha sứ Boutary đã đặt niềm tin nơi nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ giúp ông thực hiện ước nguyện này. Để cho con cái Chúa có một nơi thiêng liêng thờ phượng Ngài. Kiến trúc nhà thờ được lấy từ mô phỏng mái nhà rông cổ truyền của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhưng được nghiên cứu và cách điệu đi nghệ thuật hơn. Mặt bằng nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324 m2, trong đó 1/3 diện tích dành cho cung thánh, 2/3 còn lại là nơi dành cho giáo dân ngồi tham dự thánh lễ. Nhìn ngang hai mái giáo đường giống như lưỡi riều, dốc đứng cao 17 m, mái nhà được lợp bằng 80.000 viên ngói tổng trọng lượng lên đến 90 tấn.


    Địa chỉ: 11 Đường Nguyễn Khuyến, Phường 5, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    Nhà thờ Cam Ly
    Nhà thờ Cam Ly
    Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt
    Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy