Top 6 Di tích xếp hạng quốc gia tại tỉnh Lai Châu

Thu Hoai 366 0 Báo lỗi

Việc bảo tồn các Di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh góp phần làm giàu kho tàng di sản văn hoá tỉnh Lai Châu, quảng bá tới du khách trong và ngoài ... xem thêm...

  1. Động Tiên Sơn hay động Bình Lư là động trong vùng đất xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Động Tiên Sơn thuộc dạng hang karst trong khối núi đá vôi. Động nằm cạnh quốc lộ 4D. Động còn có các tên khác là động Đán Đón, Pờ Ngài Tủng, động Đá Trắng, động Bình Lư. Động Tiên Sơn được Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 1460/VH-QĐ ngày 28/6/1996.


    Động Tiên Sơn Lai Châu hình thành từ một loại đá vôi mang tên carxto từ hàng triệu năm trước đây. Khi bạn đứng từ bên ngoài nhìn vào, động ẩn mình sau những rừng cây và vì thế mà ít có ai biết rằng phía bên trong lại ẩn chứa một hang động tuyệt đẹp đến vậy!. Còn nếu đứng từ động hướng mắt ra xa, bạn còn có thể thấy thấp thoáng đằng xa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đỉnh Fansipan ẩn hiện trong mây, hay khung cảnh núi non trùng điệp vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết về 99 ngọn núi và 99 hồ nước trong xanh của đồng bào người Lự.


    Động có tới 36 khoang nối tiếp với nhau chạy dài giữa 2 sườn núi vô cùng thú vị. Mỗi cung động khác nhau ấy lại được nhân dân quanh vùng đặt theo tên của nhiều nhân vật linh thiêng như Mẫu Âu Cơ, Lạc Long Quân, Bà Chúa Kho,... Khi ghé tới mỗi cung bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp riêng với vô vàn điều kỳ thú. Càng đi sâu vào động thì khoang càng lớn, không gian lại càng trở nên thoáng đãng. Phía bên trong động là vô số những thạch nhũ với các hình thù đa dạng khác nhau. Những nhũ đá này khi có ánh sáng chiếu vào thì tạo ra những khối có màu sắc tuyệt đẹp càng làm cho không gian trong động trở nên huyền ảo. Đặc biệt phía bên trong động còn có 1 dòng suối chảy vắt qua uốn lượn. Vì thế mà khi bạn đến đây sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự mát mẻ trong động, đặc biệt là vào mùa hè bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt này.


    Cùng với đó là âm thanh róc rách khi bạn đi qua cũng rất vui tai hay những tiếng tí tách của những giọt nước rơi từ vòm đá trên trần động xuống dưới nhũ đá bên dưới tạo thành những hình dạng muôn hình muôn vẻ vô cùng thú vị. Nếu so với nhiều những động khác thì động Tiên Sơn Lai Châu vẫn còn giữ được những nét hoang sơ và tự nhiên vốn có. Đến đây, bạn như quên hết buồn lo của ngày dài, hòa mình vào thiên nhiên trong lành, tâm trạng cũng vì thế mà sẽ nhẹ nhõm và khoan khoái hơn rất nhiều.

    Động Tiên Sơn
    Động Tiên Sơn
    Động Tiên Sơn
    Động Tiên Sơn

  2. Quần thể đền thờ vua Lê Thái Tổ và bia vua Lê Thái Tổ nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu 110km về phía Tây Nam, thuộc địa phận hành chính của xã Lê Lợi và xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.

    Đền thờ được dựng lên để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã có công dẹp loạn vùng Tây Bắc. Ngôi đền tọa lạc trên vị trí đắc địa, cao ráo, có thể phóng tầm mắt 4 phía. Tại quần thể đền thờ Vua Lê còn có một di tích quý báu đó là di tích bia Lê Lợi. Tháng Chạp năm Tân Hợi (1431), vua Lê Thái Tổ đã cho tạc khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ bắc sông Đà để lưu lại cho muôn đời sau, sử cũ gọi là “Bia cổ hoài lai”.

    Văn bia ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Đó là sự kiện năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn (còn gọi là Kha Lại) - một bầy tôi phản nghịch của Ai Lao (nước Lào) quấy nhiễu Nhân dân nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (nay là vùng Thuận Châu - Sơn La ngày nay).


    Do hành động phản nghịch của Đèo Cát Hãn, vua Lê Thái Tổ đã phái Quốc vương Tư Tề và quan Tư khấu Lê Sát đem quân tiến đánh. Sau đó, vua Lê Thái Tổ thân chinh đem quân lên châu Phục Lễ (châu Ninh Viễn). Đại quân của triều đình tiến theo đường từ sông Hồng, rồi ngược sông Đà, bằng đường thủy và đường bộ, đánh tan quân phản nghịch Đèo Cát Hãn. Khi quân của nhà vua tiến đến sào huyệt của Đèo Cát Hãn, Kha Lại và Đèo Cát Hãn bỏ trốn, sau đó Nhân dân bắt được Kha Lại và giết chết.

    Tháng Chạp năm Tân Hợi - 1431, sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về qua địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn (hiện nay), để ghi nhớ sự kiện trọng đại này đồng thời răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên cương của Tổ quốc, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn ghi nhớ sự kiện này:

    “Bọn giặc cuồng sao dám tránh sự trừng phạt,
    Dân biên thùy từ lâu mong ta đến cứu sống
    Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có
    Đất đai hiểm trở từ nay không còn
    Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ,
    Sông núi từ nay nhập vào bản đồ
    Đề thơ khắc vào núi đá
    Trấn giữ phía Tây nước Việt ta".
    Ngày lành tháng Chạp năm Tân Hợi (1431)
    Ngọc Hoa động chủ đề.

    Tấm bia khắc bài minh văn của vua Lê Thái Tổ còn lại cho đến ngày nay là một di sản văn hóa cực kỳ quý báu. Tấm bia đá hay đúng hơn là một trang vàng lịch sử chống giặc ngoại xâm cùng những tên tù trưởng tham lam, câu kết với ngoại bang để chống lại Nhà nước phong kiến Việt Nam lúc đó.

    Năm 2005, Nhà máy thủy điện Sơn La khởi công. Để tránh bị ngập nước, phần bút tích văn bia của vua Lê Thái Tổ đã được di dời. Bút tích sau khi được khoan cắt ra thành một khối đá lớn có kích thước dài 2,62m, rộng 1,13m, cao 1,85m, trọng lượng trên 15 tấn. Năm 2012, bia Lê Lợi được di dời khỏi vách đá Pú Huổi Chỏ đến khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ cách vị trí cũ 500m.

    Di tích Bia Lê Lợi thuộc xã Lê Lợi và xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định 10/VH-QĐ, ngày 02-9-1981, thuộc danh mục số 185 của Bộ Văn hóa về xếp hạng di tích cấp quốc gia Bia Lê Lợi. Cuối 2016, Bia Lê Lợi chính thức được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2496/QĐ-TTg ngày 22-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ.

    Bia Lê Lợi là hiện vật gốc độc bản, hoàn toàn không trùng lặp với các văn bia đã được phát hiện, văn bia vừa mang giá trị to lớn về lịch sử nhưng cũng là một kiệt tác văn hóa của vị anh hùng tài hoa của dân tộc.

    Bia Lê Lợi
    Bia Lê Lợi
    Bia Lê Lợi
    Bia Lê Lợi
  3. Quần thể Đền thờ Vua Lê Thái Tổ và bia Vua Lê Thái Tổ (Vua Lê Lợi) nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 110km về phía Tây Nam, thuộc địa phận xã Lê Lợi và xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn.


    Đền thờ được dựng lên nhằm tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã có công dẹp loạn vùng Tây Bắc. Ngôi đền tọa lạc trên vị trí đắc địa, cao ráo, có thể phóng tầm mắt 4 phía. Tại quần thể đền thờ còn có một di tích quý báu đó là di tích bia Lê Lợi. Tháng Chạp năm Tân Hợi (1431), vua Lê Thái Tổ đã cho tạc khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ Bắc sông Đà để lưu lại cho muôn đời sau "Bia cổ hoài lai."


    Văn bia ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Đó là năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn (còn gọi là Kha Lại), quấy nhiễu nhân dân nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (nay là vùng Thuận Châu, Sơn La).


    Vua Lê Thái Tổ thân chinh đem quân lên châu Phục Lễ. Tháng Chạp năm Tân Hợi 1431, sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường trở về qua địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn (hiện nay), để răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên cương của Tổ quốc, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn ghi nhớ sự kiện này.


    Thủ nhang Vũ Phong Oanh, ở xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, cho biết: Tấm bia khắc bài minh văn của vua Lê Thái Tổ còn lại cho đến ngày nay là một di sản văn hóa vô cùng quý báu của nhân dân Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung.


    Năm 2005, Nhà máy thủy điện Sơn La khởi công, để tránh bị ngập nước, phần bút tích văn bia của vua Lê Thái Tổ đã được di dời. Năm 2012, bia Lê Lợi được di dời khỏi vách đá Pú Huổi Chỏ đến khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ cách vị trí cũ 500m.


    Di tích Bia Lê Lợi thuộc xã Lê Lợi và xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia. Cuối năm 2016, Bia Lê Lợi chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đầu năm 2017, Đền thờ vua Lê Lợi cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia.


    Ngày nay, Đền thờ Vua Lê Lợi không chỉ là nơi để người dân Lai Châu tưởng nhớ về vị anh hùng của dân tộc, mà còn là một trong những điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của bà con nơi đây. Đến với Đền thờ Vua Lê Lợi trong những ngày đầu Xuân, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng mà còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc sinh sống tại nơi đây với cuộc sống gắn liền với lòng hồ thủy điện.

    Đền thờ vua Lê Lợi
    Đền thờ vua Lê Lợi
    Đền thờ vua Lê Lợi
    Đền thờ vua Lê Lợi
  4. Quần thể động Pu Sam Cáp thuộc hệ thống dãy Pu Sam Cáp có độ cao khoảng 1300m đến 1700m so với mặt nước biển. Động nằm trên tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km; trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, là địa giới thiên nhiên giữa thành phố Lai Châu, huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ. Đây là dãy núi đá vôi hình thành từ kỷ nguyên kiến tạo, theo địa hình catster với sườn núi thoải về hướng Nam và dốc đứng, chia cắt về hướng Bắc.


    Quần thể hang động Pu Sam Cáp là một tác phẩm hoàn mỹ của thiên nhiên, với hơn 10 hang lớn nhỏ. Trong đó có 3 hang động lớn, cũng là 3 hang động tiêu biểu cho quần thể này đã và đang trong quá trình được đưa vào khai thác là: Động Thiên Môn, Động Thiên Đường và Động Thủy Tinh.


    Nhờ những điều kiện đang có sẵn, cũng như được đầu tư, quần thể động Pu Sam Cap là điểm đến hứa hẹn hấp dẫn khách du lịch khắp nơi. Đến với hang động Pu Sam Cap, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những hình ảnh thiên nhiên vô cùng độc đáo mà còn được hòa quyện vào thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng nơi đây.


    Tháng 11/2011, khu danh lam thắng cảnh này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

    Động Pu Sam Cáp
    Động Pu Sam Cáp
    Động Pu Sam Cáp
    Động Pu Sam Cáp
  5. Di chỉ khảo cổ Nậm Tun thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia.


    Di tích khảo cổ học Nậm Tun ở thị trấn Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Khai quật năm 1973, tầng văn hoá dày 1,8 m có hai lớp. Lớp trên có mặt rìu đá mài, đồ gốm và 3 mộ (còn giữ lại được di cốt) đặc trưng cho hậu kì đá mới. Lớp dưới đã tìm thấy gần 200 công cụ cuội ghè đẽo thô sơ, kích thước lớn, trên 700 mảnh tước và 2 mộ đặc trưng cho hậu kì đá cũ, tiêu biểu cho di tích khảo cổ hang động cổ xưa nhất ở Tây Bắc, thuộc văn hoá Sơn Vi.


    Di chỉ hang Nậm Tun là nơi cư trú, mai táng và chế tác công cụ của 2 lớp người, có 2 tầng văn hóa, giai đoạn trước và giai đoạn hậu kỳ thời đại Đá mới. Ở hang Nậm Tun có 5 ngôi mộ cổ và nhiều di vật cổ, đặc biệt là mũi dùi bằng xương, lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam.


    Di tích khảo cổ hang Nậm Tun được xếp hạng Di tích Quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng; không chỉ để tiến hành trùng tu tôn tạo, phát huy hết giá trị của di chỉ mà còn là niềm tự hào của dân tộc và khẳng định chủ quyền quốc gia.

    Di chỉ Nậm Tun
    Di chỉ Nậm Tun
    Di chỉ Nậm Tun
    Di chỉ Nậm Tun
  6. Đèo Ô Quy Hồ hoặc đèo Mây còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ ở độ cao gần 2.000m.


    Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu “ô quy hồ” của loài chim này đã được dùng để đặt thành tên cho con đèo.

    Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn ngoèo trên quốc lộ 4D, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu, 1/3 còn lại nằm ở phía thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50km, dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”.

    Độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng khiến cho khí hậu hai nửa của đèo được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt. Mùa đông, trong khi bên phía Tam Đường trời vẫn ấm áp thì bên Sa Pa có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, cả ngày sương mù bao phủ, tầm nhìn không quá 2m và núi rừng chìm ngập trong mây. Vào mùa hè, nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành thì bên đèo Tam Đường là những cơn nóng khô hanh sẽ thiêu đốt. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể bị phủ kín bởi băng tuyết.

    Ngày 29-6-2015, thác Cầu Mây, Cổng Trời thuộc khu vực đèo Hoàng Liên Sơn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 2248/QĐ-BVHTTDL.

    Thác Cầu Mây, Cổng Trời
    Thác Cầu Mây, Cổng Trời
    Thác Cầu Mây, Cổng Trời
    Thác Cầu Mây, Cổng Trời




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy