Top 10 Khu vực giàu có đáng sống nhất tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những tỉnh thành phát triển nhất cả nước. Tính đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Quảng Ninh được đánh giá cao hơn so ... xem thêm...với mặt bằng chung của cả nước. Để có được thành quả như thế là sự phấn đấu, phát triển không ngừng của các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Vậy trong mười bốn đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh thì nơi nào giàu có và phát triển nhất tỉnh Quảng Ninh? Hãy cùng toplist tìm hiểu các bạn nhé!
-
Tọa lạc ngay trước mặt kỳ quan thiên nhiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Mon Bay Hạ Long được bao quanh bởi núi và hồ Cô Tiên tạo nên một nơi cảnh đẹp ngoạn mục hữu tình mà ai cũng mong muốn được sống. Được kiến tạo với tiêu chí xây dựng một khu đô thị tiêu chuẩn sống mới: Xanh nhất – Sạch nhất – Đẹp nhất – Dịch vụ tốt nhất – Nơi kinh doanh tốt nhất, dự án Mon Bay Hạ Long là sự kết hợp lý tưởng giữa thiên nhiên và tâm huyết của con người, mang đến một khu đô thị đáng sống bậc nhất Hạ Long.
Khu đô thị Mon Bay tọa lạc tại vị trí vô cùng đắc địa nơi cửa ngõ ra biển, Khu đô thị Mon Bay Hạ Long tọa lạc ở cửa ngõ ra biển, giao thông thuận tiện. Khu vực này là 1 trong 4 trung tâm du lịch lớn của cả nước. Bên cạnh đó hệ thống giao thông rất thuận tiện, nằm ngay trên tuyến đường bao biển, một trong những tuyến đường đẹp nhất Hạ Long.
Không chỉ vậy, tiện ích của Mon Bay là yếu tố vô cùng quan trọng để biến Mon Bay thành thiên đường sống. Với hệ thống tiện ích đẳng cấp, sang trọng như phòng khám chất lượng cao, trường mầm non, trung tâm thương mại, những điểm vui chơi thú vị, hứa hẹn sẽ giúp cư dân có cuộc sống hoàn hảo tại Mon Bay.
Địa chỉ: Tuần Châu, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
-
Nằm ngay tại trung tâm chính trị, kinh tế của Hạ Long, Vinhomes Dragon Bay có địa thế phong thủy đắc địa "tựa sơn, hướng thủy" khi có lưng tựa núi Bài Thơ, mặt hướng ra Vịnh Hạ Long, là một lựa chọn không tồi. Được tư vấn thiết kế bởi những nhà thiết kế hàng đầu thế giới đến từ châu Âu, Vinhomes Dragon Bay có kiến trúc rất độc đáo, kết hợp phong cách neo-classic và cảnh quan vịnh Hạ Long.
Với vị trí ở trung tâm thành phố Hạ Long, Vinhomes Dragon Bay có thể dễ dàng kết nối với các tiện ích của thành phố như trung tâm thương mại Vincom, bệnh viện quốc tế Vinmec, các tuyến đường giao thông huyết mạch như cầu Bãi Cháy, sân bay Vân Đồn...Những tiện ích nội khu là yếu tố quyết định đến sức hút của dự án, với hệ thống cảnh quan, tiện ích độc đáo như: Quảng trường châu Âu, bệnh viện quốc tế Vinmec, trung tâm thương mại Vinmart, trường liên cấp Vinschool,... cùng các dịch vụ đẳng cập, đạt chuẩn 5 sao khác sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong cuộc sống của cư dân.
Địa chỉ: Hồng Gai, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
-
Biệt Thự Beverly Hills Hạ Long được lấy cảm hứng từ thành phố xa hoa trên ngọn đồi tại California, Hoa Kỳ. Với tầm nhìn rộng mở hướng ra vịnh Hạ Long đầy thơ mộng được bao quanh là hàng rào cây xanh lộng gió, Beverly Hills Hạ Long gửi gắm một cuộc sống thực sự an lành, trong sạch và bình yên. Khu Biệt thự nằm ở Phường Bãi Cháy, trên 1 quả đồi nhỏ xinh cách Sunworld và bãi tắm Bãi Cháy chừng 2 phút di chuyển.
Beverly Hills Hạ Long là một công trình kiệt tác được xây dựng bởi chủ đầu tư Đức Dương, Beverly Hills Hạ Long sở hữu không gian thoáng đãng với tầm nhìn hướng ra Vịnh Hạ Long rất thơ mộng. Công trình này được xây dựng dựa trên ý tưởng từ thành phố hoa lệ bậc nhất của nước Mỹ - Beverly Hills trên khu đất rộng 10.8ha.
Cư dân sinh sống trong khu vực Beverly Hills Hạ Long sẽ được tận hưởng một không gian sống trong lành, yên tĩnh, tách biệt khỏi sự ồn ào, bụi bặm của khói bụi. Hơn nữa cư dân sống tại đây còn được trải nghiệm một cuộc sống rất hiện đại, được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về nghỉ dưỡng. Đây chắc chắn sẽ là một nơi sống lý tưởng cho những ai mong muốn một cuộc sống an nhiên, trong lành.
Địa chỉ: Hải Quân, Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
-
Hạ Long là được thành lập năm 1993 và là thành phố đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, Hạ Long chính là trung tâm đầu não của Quảng Ninh. Vào năm 2013, Hạ Long được công nhận là đô thị loại I, điều này đã thúc đẩy rất nhiều dự án về với Hạ Long. Từ đó Hạ Long ngày càng phát triển về nền kinh tế, đời sống người dân khu vực cũng được cải thiện. Nếu hỏi huyện nào ở Quảng Ninh giàu có và phát triển nhất thì người dân sẽ không ngần ngại mà nói thành phố Hạ Long. Vậy ngành nào giúp Hạ Long có thể phát triển như vậy? Theo cổng thư viện thành phố Hạ Long, năm 2016, cơ cấu kinh tế của khu vực duy trì với tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 54,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 45,1%; 0,8% còn lại thuộc về ngành nông nghiệp.
Với vị trí địa lí cùng điều kiện khí hậu ưu ái đã giúp du lịch tại đây phát triển thịnh vượng. Nếu phải kể tên các khu du lịch tại Hạ Long thì đầu tiên phải nói đến vịnh Hạ Long - địa điểm 2 lần được Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nếu đặt chân đến Quảng Ninh mà không đến vịnh hạ Long là cả một thiệt thòi lớn bởi lẽ vịnh Hạ Long chính là niềm tự hào của người dân Quảng Ninh. Ngoài vịnh Hạ Long, nơi đây còn có khu du lịch Tuần Châu, khu du lịch Bãi Cháy, lễ hội carnaval Hạ Long... Du lịch phát triển kéo theo ngành dịch vụ liên quan cũng phát triển theo như khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại...
Ngoài phát triển du lịch, Hạ Long còn phát triển nghề mỏ. Với các mỏ than lớn như: Hà Lầm, Hà Tu, Núi Béo... với lượng khai thác mỗi năm ước tính đạt hơn 10 triệu tấn cũng góp phần khẳng định vị thế số một cho thành phố Hạ Long. Trong thời gian tới, Hạ Long sẽ tiếp tục thay đổi diện mạo với những dự án công trình lớn như: Bệnh viện Vinmec, cung quy hoạch triển lãm tỉnh, công viên Đại dương Hạ Long... Những dự án sắp tới hứa hẹn sẽ đưa Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung ngày càng lớn mạnh và phát triển.
-
Móng Cái là thành phố thứ hai của Quảng Ninh, được thành lập theo nghị định số 03/ NĐ-CP của chính phủ vào 24 tháng 9 năm 2008. Móng Cái có vị trí địa lí vô cùng thuận lợi khi phía Đông và Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía đông và đông nam giáp với biển Đông. Chính bởi lẽ đó mà Móng Cái có vai trò quan trọng đối với kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng không chỉ của Quảng Ninh mà của cả đất nước.
Với đường biên giới trên đất liền dài hơn 70km giáp với Trung Quốc đã khiến Móng Cái trở thành khu vực thí điểm kinh tế sớm nhất Việt Nam. Nơi đây tập trung và phát triển hàng loạt khu trung tâm thương mại sầm uất, hệ thống nhà hàng khách sạn từ bình dân đến năm sao. Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, năm 2016, Móng Cái đã đón gần 1,6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 1.037 tỷ đồng, tăng 26,8% so với năm 2015. Chúng ta hãy cùng điểm qua những địa danh thu hút khách du lịch đến với Móng Cái.
Đầu tiên phải kể đến 'thiên đường mua sắm" của vùng Đông Bắc. Có cái tên như vậy sở dĩ nơi đây tập trung đến hơn 10 chợ và trung tâm thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân cũng như khách du lịch. Địa điểm thứ hai không thể không đi khi đặt chân đến Móng Cái đó là Trà Cổ. Phường Trà Cổ không chỉ nổi tiếng với bãi biển Trà Cổ, nơi đây bạn cũng sẽ được ngắm nhà thờ đá Trà Cổ, cùng mũi Sa Vĩ- nơi được đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ Việt Nam. Ngoài những địa điểm trên, đến với Móng Cái, các bạn có thể tham quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái và có thể làm giấy thông hành sang bên Trung Quốc một cách dễ dàng. Trong tương lai gần, với nhiều hoạt động của tuần lễ du lịch chào hè năm 2017, Móng Cái hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng của cả khách du lịch trong và ngoài nước.
-
Năm 2011, Quảng Ninh vinh dự được nhà nước công nhận thêm một thị xã lên thành phố, niềm vinh hạnh lần này thuộc về thành phố Uông Bí. Uông Bí cách thủ đô Hà Nội 120km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 28km và cách thành phố Hạ Long 40km. Giao thông đường thủy, đường sắt, đường bộ cùng vị trí thuận lợi đã giúp Uông Bí nằm trong tam giác động lực phát triển bao gồm 3 tỉnh: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
Khác với Hạ Long phát triển ngành dịch vụ, thành phố Uông Bí chủ yếu phát triển ngành công nghiệp khai khoáng cùng các ngành công nghiệp liên quan đến khai khoáng. Theo báo cáo quy hoạch phát triển thành phố Uông Bí, tính đến năm 2015, trữ lượng than ở Uông Bí đạt 16%- 18% trữ lượng than toàn tỉnh, đóng góp rất lớn vào công nghiệp khai thác than của tỉnh nhà. Trữ lượng than ở Uông Bí không chỉ phục vụ cho việc xuất bán mà còn phục vụ cho ngành sản xuất điện trong khu vực. Uông Bí có 3 nhà máy nhiệt điện gồm nhiệt điện Uông Bí và hai nhà máy nhiệt điện mở rộng.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí chịu trách nhiệm cung cấp điện cho toàn thành phố và các khu vực phụ cận. Cùng với ngành công nghiệp khai thác than, nhờ được thiên nhiên ưu đãi các khoáng sản như đá, đất sét, đá vôi đã giúp nền công nghiệp chế tạo ở đây tương đối phát triển. Theo báo điện tử Quảng Ninh, các ngành công nghiệp đã giúp người dân có được thu nhập cao nhất là công nghiệp điện thu nhập công nhân trung bình rơi vào khoảng 13 triệu đồng/ tháng. Chính nhờ những ngành công nghiệp như vậy giúp người dân nơi đây có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nếu Hạ Long phát triển du lịch biển thì Uông Bí phát triển du lịch tâm linh. Uông Bí có hai ngôi chùa nổi tiếng cả nước bao gồm chùa Yên Tử và chùa Ba Vàng. Ngoài hai ngôi chùa này, còn có rất nhiều ngôi chùa khác trên địa bàn thành phố. Các lễ hội tâm linh thường diễn ra vào mùa xuân năm mới, cũng theo như báo cáo quy hoạch phát triển thành phố Uông Bí, tính đến năm 2015, số lượng khách du lịch vào mùa xuân tại chùa Yên Tử lên đến 2,2 triệu lượt khách. Điều đó kéo theo các ngành dịch vụ về nhà nghỉ và ăn uống cũng tăng mạnh trong mùa lễ hội. Nếu các bạn muốn du lịch tâm linh, về với cội nguồn thì hãy về với thành phố Uông Bí- thành phố tâm linh của tỉnh Quảng Ninh.
-
Cẩm Phả là thành phố thứ tư của tỉnh Quảng Ninh được nhà nước công nhận vào năm 2012. Cẩm Phả cách thành phố Hạ Long 30km, đây là thành phố lớn thứ hai của Quảng Ninh sau thành phố Móng Cái. Cũng như Uông Bí, Cẩm Phả cũng phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Trữ lượng than của Cẩm Phả lên đến hơn 3 tỷ tấn, trữ lượng than có thể khai thác là 2,5 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn của toàn tỉnh.
Thành phố quy tụ rất nhiều mỏ than lớn của tỉnh như mỏ than Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Thống Nhất... Cẩm Phả đã cho xây dựng một hệ thống đường sắt chuyên chở than từ các mỏ đến nhà máy tuyển than Cửa Ông. Người dân thành phố Cẩm Phả hầu hết đều có người làm than, điều đó đủ thấy ngành công nghiệp khai thác than ở đây lớn đến thế nào. Ngoài khai thác than, Cẩm Phả còn có các tài nguyên khác có thể khai thác như: antimon, đá vôi, nước khoáng. Tài nguyên đá vôi của thành phố là một trong những tài nguyên rất quan trọng trên địa bàn, phục vụ cho ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện của thành phố.
Thành phố Cẩm Phả được biết đến với những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Đền Cửa Ông, các đảo nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long. Đền Cửa Ông mở hội vào tháng giêng, thu hút hàng vạn khách đến tham quan du lịch. Ngoài ra Cẩm Phả còn còn đảo Vũng Đục với những hang động kỳ thú, cùng với loại hình du lịch mới là du lịch mỏ, hứa hẹn sẽ đem tới cho Cẩm Phả nhiều sự phát triển về du lịch hơn nữa. Trong thời gian tới, các dự án xây dựng những khu trung tâm thương mại lớn như Vincom của tập đoàn VinGroup cũng cho thấy Cẩm Phả là thành phố tiềm năng để phát triển thương mại, dịch vụ.
-
Quảng Yên là thị xã ven biển nằm phía Tây Nam Quảng Ninh, cách thành phố Uông Bí 10km, cách thành phố Hải Phòng 20km, cách Hạ Long 38km. Với vị trí địa lí như vậy, Quảng Yên trở thành cầu nối giữa hai thành phố lớn của tỉnh là Hạ Long và Uông Bí. Tuy nền kinh tế của Quảng Yên không thể so sánh với bốn thành phố lớn trong tỉnh, nhưng đây cũng là thị xã tương đối phát triển của toàn tỉnh.
Không có sự ưu ái về khoáng sản tự nhiên, người dân Quảng Yên tìm cách làm giàu theo hướng nuôi trồng thủy sản. Theo báo điện tử Quảng Ninh, năm 2016, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Quảng Yên đạt 25.600 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 800 tỷ đồng, tạo công việc ổn định cho hơn 12.000 người dân lao động. Ngành công nghiệp tại Quảng Yên chủ yếu là công nghiệp đóng tàu, công nghiệp da giày, dệt may... Ban lãnh đạo của thị xã cũng đưa ra lời kêu gọi các doanh nghiệp tập trung vào ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản để tỉnh có thể phát huy hết thế mạnh trong lĩnh vực này.
Ngành dịch vụ của Quảng Yên mới dừng ở mức tiềm năng, chưa được đi sâu vào khai thác. Các địa điểm du lịch tại địa bàn hầu hết là du lịch văn hóa lịch sử và du lịch tâm linh. Cũng theo báo điện tử Quảng Ninh, trong những năm tới, ban lãnh đạo tỉnh đưa ra chiến lược tầm nhìn, đưa Quảng Yên lên đô thị loại III trước năm 2020, và đưa nơi đây trở thành thành phố thứ năm của Quảng Ninh trước năm 2030. Để làm được điều này cần sự nỗ lực của người dân Quảng Yên nói riêng và người dân Quảng Ninh nói chung. Nếu làm được điều đó, Quảng Yên hứa hẹn sẽ trở thành thành phố ven biển cực phát triển của Quảng Ninh.
-
Tháng 4 năm 2015, Quảng Ninh lại đón nhận thêm một huyện lên thị xã, đó là Đông Triều. Đông Triều nằm ở điểm cực tây của tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây cách thủ đô Hà Nội 90km, cách thành phố Hạ Long 70km, cách Uông Bí 25km, tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng. Cũng như Uông Bí, Đông Triều là khu vực có ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp chế biến liên quan.
Đông Triều là khu vực đầu tiên phát hiện ra than đá của tỉnh Quảng Ninh, than đá ở đây tập trung tại các xã: Hoàng Quế, Hồng Thái, Yên Thọ... Ngành công nghiệp khai thác than là ngành công nghiệp lớn nhất tại nơi đây và mang lại việc làm ổn định cho rất nhiều người dân địa phương. Ngoài ngành công nghiệp khai thác than, Đông Triều còn nối tiếng với những ngành tiểu thủ công nghiệp như sản xuất gốm sứ. Gốm sứ Đông Triều khá nổi tiếng, được các nghệ nhân làm ra một cách tỉ mỉ và tinh tế.
Du lịch ở Đông Triều cũng tập trung về du lịch tâm linh. Trên địa bàn thị xã có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, thu hút khá đông lượt khách tới tham quan như: chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh nằm trong quần thể di tích Yên Tử, chùa Ngọa Vân... Trong thời gian sắp tới, Đông Triều hứa hẹn là mảnh đất thu hút rất nhiều nhà đầu tư nhờ vào vị trí thuận lợi. Hy vọng Đông Triều sẽ ngày càng phát triển giàu mạnh hơn nữa để người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.
-
Vân Đồn là huyện đảo nằm phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh. Vân Đồn gồm hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Cái Bầu là đảo lớn nhất, chiếm hơn một nửa diện tích toàn huyện. Vân Đồn tuy không phải thị xã, nhưng nền kinh tế tại đây tương đối phát triển, nơi đây cũng được công nhận là đô thị loại IV. Ngành nghề phát triển nhất tại đây phải kể đến du lịch và nuôi trồng thủy hải sản.
Do vị trí địa lý đặc biệt với vùng biển rộng 1620 km2, cùng nhiều đảo lớn nhỏ đã giúp nghề du lịch cùng nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ. Cảng Cái Rồng thuộc thị trấn Cái Rồng của huyện Vân Đồn, từ đây, khách du lịch có thể mua vé ra các đảo nổi tiếng của Vân Đồn như: Quan Lạn, Ngọc Vừng, Minh Châu, Bản Sen... Du khách đến với Vân Đồn không chỉ có du lịch biển đảo mà còn du lịch tâm linh. Tại Vân Đồn cũng tập trung những ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh như: chùa Cái bầu, đền Cặp Tiên...
Ngoài du lịch, Vân Đồn còn phát triển nuôi trồng thủy sản. Theo báo điện tử Quảng Ninh, năm 2016, toàn huyện có 1.146 chiếc tàu cá, tổng sản lượng thủy sản của toàn huyện là 21.720 tấn, trong đó sản lượng khai thác là 12.250 tấn, còn lại là sản lượng nuôi trồng. Ngành nghề này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, tính đến năm 2016 có 7.380 người tham gia vào ngành thủy sản. Trong thời gian sắp tới, Vân Đồn hứa hẹn sẽ phát triển hơn các ngành nghề liên quan đến biển. Dự án mới nhất mà Vân Đồn có chính là cảng hàng không Quảng Ninh, đây là bước đệm giúp Vân Đồn có thể kết nối, giao lưu với các tỉnh thành trên cả nước.