Top 8 Lý do bạn nên chọn học ngành Luật
9/11 hàng năm được công nhận là Ngày Pháp luật Việt Nam. Đã bao giờ bạn tự hỏi ngành Luật có những điểm gì thu hút chưa? Hãy cùng điểm qua những lý do bạn nên ... xem thêm...chọn học và làm ngành Luật.
-
Cơ hội việc làm rộng mở
Sở dĩ các bạn sinh viên ra tốt nghiệp ra trường đều mong muốn tìm được một công việc, trước tiên là ổn định cuộc sống, sau là duy trì cuộc sống với số tiền lương nhận được. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ đến con số bao nhiêu sinh viên ra trường hàng năm, và con số những sinh viên thất nghiệp vì cầu không đủ cung hay những sinh viên ra trường phải đi làm trái ngành, trái nghề. Thế nên, xét trên bình diện chung của xã hội, muốn xã hội đi lên thì dân số phải có hiểu biết, trước tiên là hiểu biết pháp luật thì mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Bởi vậy, Bạn hãy yên tâm rằng học Luật không bao giời lo thất nghiệp. Bởi với một ngành học đa dạng như vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một cơ hội việc làm rộng mở ở trong các cơ quan nhà nước, hay các văn phòng công ty Luật. Thậm chí ở các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều cần đến một nhà tư vấn luật, vì khi tham gia bất cứ hoạt động nào thì cần có pháp luật bảo vệ và điều chỉnh. Nếu bạn đang băn khoăn học kế toán tài chính, học sư phạm,.. các ngành nghề đang có con số thất nghiệp khủng khiếp, thì với ngành Luật, chỉ cần bạn năng nổ và yêu thích, Luật không bao giờ thiếu công việc cho các bạn lựa chọn
-
Bảo vệ bản thân và gia đình
Lúc nào nhỏ, đã bao giờ bạn nghĩ đến câu chuyện mơ ước được làm siêu nhân hay người có phép thuật để có thể bảo vệ bản thân và gia đình, bảo vệ những người bạn yêu thương thoát khỏi khó khăn hay chưa? Lớn hơn nữa, thì chúng ta cần nhận thức đúng đắn về một sự thật rằng chỉ có tuân thủ pháp luật và hiểu biết pháp luật thì chúng ta mới có đủ khả năng bảo vệ bản thân, có thể dùng vốn hiểu biết của mình để bảo vệ và " bào chữa" cho những người thân của mình.
Biết tuân thủ theo những quy định của Pháp luật, biết đánh giá mối quan hệ đúng sai, phù hợp hay chưa phù hợp là một cái nhìn khách quan mà chỉ có những người học luật mới có thể đánh giá được. Bài viết này đề cao vai trò của những người học và theo ngành nghề luật, bởi chúng ta nghiên cứu về luật là chúng ta nghiên cứu về chân lý, lẽ phải, những điều tỏ bày cho chúng ta trong cuộc sống.
-
Phục vụ những nhu cầu của xã hội
Chạy theo nhịp độ phát triển của xã hội là sự phát sinh những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Bởi vậy mà nhu cầu của xã hội càng cao thì đòi hỏi con người phải đưa ra những quy tắc để điều chỉnh và thực hiện. Từ đó, chúng ta nhận ra được một sự thật "cung cầu" trong xã hội này. Từ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, làm nhà ở, mua đất, thành lập doanh nghiệp, tham gia giao thông,.... kể cả quan hệ mua bán dân sự được thực hiện bằng lời nói... Tất cả đều thể hiện sự có mặt của pháp luật.
Luật giống như một bầu trời bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực, quan hệ, mọi lứa tuổi, tầng lớp. Thế mới nói: Pháp luật là kỷ cương. Nghề Luật giống như bao ngành nghề phục vụ xã hội, nhưng người học luật được coi trọng vì họ có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực, khi bạn gặp khó khăn hay khúc mắc ở bất kỳ một lĩnh vực nào, bạn chỉ có thể tìm thấy luật sư tư vấn giúp bạn. Nếu bạn có tự mình tìm ra cách giải quyết, thì bạn có tự tin rằng bạn có thể giải quyết một cách chỉn chu mà không bị vặn vẹo hay không bị dồn vào thế bị động. Đây cũng là điểm mạnh của ngành luật, luôn đưa ra cách giải quyết tốt nhất trong mọi lĩnh vực và đưa khách hàng của mình vào thế chủ động, được bảo vệ một cách tối đa nhất.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Những người học về Luật có thể nhạy bén trong mọi tình huống, đưa ra các chứng cứ, lập luận rất hợp lý mà còn nhằm phản bác lại ý kiến của bên đang tranh cãi. Chúng ta gọi họ là thầy cãi, từ "cãi" ở đây nghe rất văn minh chứ không giống chúng ta nghĩ cãi là một động từ thể hiện sự không biết vâng lời bố mẹ.
Học luật để cãi cho lẽ phải, tại sao ư? Vì đôi khi trong cuộc sống, thực tế xảy ra hàng ngày, lẽ phải luôn bị nhấn chìm xuống mà thay vào đó là những tranh chấp, cãi vã, những khe hở cho sự luồn lách.
Có bạn nói rằng học luật là để lách luật. Đúng là khi chúng ta biết luật thì chúng ta sẽ tìm cách biến hóa nó đi, nhưng với tâm lý của nghề luật, thì học luật là để thực thi pháp luật. Quả thật, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan và tích cực hơn rất nhiều nếu chúng ta có nền tảng pháp luật.
-
Rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả
Nghề Luật đòi hỏi người làm phải có cái nhìn toàn diện, sâu sắc và có thể đảm nhiệm được ở tất cả các lĩnh vực. Vì thế, bạn có thể tư vấn cho khách hàng về thủ tục để giải quyết công việc của họ, bạn có thể đứng trước tòa để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, bạn có thể tự tin để đưa ra những lý lẽ thuyết phục giúp đòi lại quyền lợi và lợi ích cho khách hàng của mình một cách tối đa nhất.
Trong quá trình học và làm, ngành luật trau dồi cho chúng ta những kỹ năng cần thiết: tự tin thuyết trình, kỹ năng nghe và đàm phán, khả năng thuyết phục khách hàng, tư vấn, tạo niềm tin đối với khách hàng. Còn rất nhiều những kỹ năng mà một người học luật có được nếu đang có niềm đam mê và yêu thích ngành nghề này. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không quyết định cho bản thân, một quyết định có thể làm thay đổi cuộc đời bạn.
-
Được xã hội coi trọng
Nghề luật có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống và được xã hội coi trọng. Những người làm nghề luật đang hàng ngày, hàng giờ thầm lặng góp phần bảo vệ lẽ phải, công bằng xã hội. Người Nhật Bản thường trân trọng gọi ba nghề bằng từ “thày”: thày giáo, thày thuốc và thày cãi (luật sư).
Lựa chọn nghề luật, bạn có cơ hội thỏa mãn khao khát bảo vệ công lý. Thử tưởng tượng xem, bạn ngồi trên ghế quan tòa thật oai nghiêm, còn dưới vành móng ngựa là bọn tội phạm nguy hiểm với xã hội đang run sợ trước ánh sáng chói lòa của công lý.
Những phán quyết công bằng, hợp tình hợp lý của bạn sẽ giúp làm trong sạch xã hội. Quyền lợi của biết bao người được bảo vệ và xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Những tên tội phạm khác chưa bị phát giác cũng “kinh” mà không dám làm liều. Kiến thức pháp luật còn tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp của bạn nếu bạn ham thích các công việc chính trị, xã hội.
Bạn biết không, rất nhiều chính trị gia danh tiếng cũng từng học luật như lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới Vlađimia Ilich Lê-nin, Tổng thống Liên bang Nga Vlađimia Putin, Thủ Tướng Anh Tony Blair, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton...
-
Có thu nhập tốt
Nhà nước ta rất coi trọng nghề luật. Đối với những người hành nghề luật trong biên chế nhà nước như các thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, mức lương Nhà nước trả thường cao hơn các nghề khác. Ở nước ngoài, lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn cao hơn lương Bộ trưởng.
Luật sư không được Nhà nước trả lương mà nguồn thu nhập của họ là do khách hàng trả. Nhưng các bạn có biết không, thu nhập của luật sư ở nước ngoài còn cao hơn nhiều so với lương của thẩm phán. Tại nhiều nước, nghề luật sư có thu nhập cao thứ hai trong các ngành nghề của xã hội, chỉ sau bác sĩ nha khoa.
Phu nhân đương kim Thủ tướng Anh Tony Blair, phu nhân cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đều từng là luật sư và nằm trong số 100 luật sư giỏi nhất của Vương quốc Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Thu nhập từ nghề luật sư của họ còn cao hơn nhiều so với lương Thủ tướng và Tổng thống của đức phu quân.
-
Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Người làm luật là những người đại diện cho công lý, cho lẽ phải và là người đại diện cho pháp luật của một đất nước. Do đó, môi trường làm việc của ngành Luật luôn được đảm bảo các yếu tố về sự tôn nghiêm và quyền lực.
Sau khi tốt nghiệp ngành luật thì bạn có thể làm việc tại:
- Viện kiểm sát: Với ba cấp rõ ràng theo quy định của Nhà nước về cơ cấu bộ máy Nhà nước: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện - thị xã - thành phố … trực thuộc tỉnh.
- Cơ quan thi hành án: Bạn sẽ trở thành Chấp hành viên,• Phòng công chứng của Nhà nước: Bất cứ tỉnh, thành phố, huyện, xã nào cũng sẽ có phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp. Nhu cầu công chứng của người dân ngày càng nhiều, cho nên các phòng công chứng ngày càng có nhu cầu cao đối với các cán bộ làm việc tại các phòng công chứng này.
- Làm việc tại Bộ tư pháp: Bộ Tư pháp chính là cơ quan quản lý của Chính phủ đối với các vấn đề pháp luật. Với nhiều đơn vị trực thuộc và các cơ sở đào tạo, các cơ quan báo chí… Cho nên nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong Bộ Tư pháp là rất lớn. Các bạn có thể làm việc ở các phòng Tư pháp ở địa phương, tỉnh, thành phố, quận huyện hay thị xã.
- Làm việc tại Bộ phận pháp chế: Bạn có thể nỗ lực để làm việc trong bộ phận pháp chế tại các Văn phòng của Quốc hội, văn phòng Chính phủ, các Bộ, Ban ngành đoàn thể… Bạn sẽ đảm nhiệm công việc và nhiệm vụ tham mưu cho các lãnh đạo về pháp luật cũng như là việc soạn thảo những văn bản pháp luật.