Top 10 Món tráng miệng không thể không thử trên thế giới

Lâm Vĩnh Cường 867 0 Báo lỗi

Tráng miệng là một món ăn nhẹ (có thể là bánh kẹo) dùng khi kết thúc một bữa ăn chính. Món này thường bao gồm các loại thực phẩm ngọt, và có thể là đồ uống như ... xem thêm...

  1. Nói đến nước Mỹ người ta sẽ nghĩ ngay đến táo, từ các sản phẩm công nghệ cho đến những món ăn và bánh táo nướng cũng không phải là ngoại lệ. Bánh có nhân là táo tươi, bọc trong lớp vỏ giòn, thường được ăn kèm kem tươi, kem vani lạnh hay phô mai cheddar. Câu nói 'người Mỹ như bánh táo' đã tồn tại trong nhiều thế kỷ từ 1851, câu nói để thể hiện lòng yêu nước, thường được nghe khi thảo luận về những thứ như bóng chày, bia hoặc rock-n-roll. Nhưng ở một đất nước nơi táo không phải là quê hương, vậy tại sao chiếc bánh táo có thể gắn liền với bản sắc Mỹ đến vậy? Trước khi chúng ta có nhiều loại táo để tiêu thụ, những người Mỹ lịch sử như những người định cư tại Jamestown năm 1607 và thậm chí là Benjamin Franklin đã trồng táo, giới thiệu chúng đến đất nước và biến nó thành một yếu tố văn hóa ẩm thực trong đời sống của họ.

    Với trái cây là bánh táo Mỹ nổi tiếng. Công thức nguyên bản tiếng Anh bao gồm táo, sung, nho khô, lê và vỏ bánh ngọt - không đường. Cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên của Mỹ, American Cookery, đã đóng góp một phần quan trọng trong việc thiết lập món ăn này như một món nướng được yêu thích bằng cách đưa nó vào trong các công thức nấu nướng, hầm, bánh và thạch. Với các thành phần như đường nâu, quế và nhục đậu khấu, không có gì lạ khi Apple Pie được trao tặng ngày lễ của riêng mình - Ngày bánh táo quốc gia được tổ chức vào ngày 13 tháng 5.

    Bánh táo nướng (Mỹ)
    Bánh táo nướng (Mỹ)
    Bánh táo nướng (Mỹ)
    Bánh táo nướng (Mỹ)

  2. Được mệnh danh là một trong những đặc sản không thể không nếm khi tới Ý. Các đường phố của Ý đầy rẫy cửa hàng bán gelato, kem phiên bản Italy với vị mềm mịn hơn kem kiểu Mỹ. Gelato có chất lượng cao, nguồn gốc từ trái cây tươi với hàm lượng chất béo vừa phải do đó hương vị cũng khác biệt. Loại kem làm từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên này có từ thời Phục Hưng. Suốt một thời gian dài, đây là món ăn dành riêng cho những người giàu có. Các nhà sáng tạo - dân vùng Dolomit ở phía Bắc và Sicilia ở phía Nam - không thể sống nổi vì cung lớn hơn cầu. Họ phải di cư tới Australia, Đức, Thuỵ Sĩ và Pháp để bán Gelato. Nếu đến Rome, bạn đừng quên ghé qua những “gelateria” (tiệm kem) và bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu biết rằng Kem ý Gelato nổi tiếng ngang với Tháp nghiêng Pisa hay đấu trường La Mã.


    Gelato đích thực chỉ làm từ nguyên liệu sạch, có nguồn gốc tự nhiên, không bảo quản, không phụ gia, không hóa chất, đăc biệt là phần lớn hương vị của Gelato được tạo lên bởi trái cây tươi điều này đồng nghĩa với cảm nhận mùi vị, màu sắc từ Gelato luôn là thật, là tự nhiên và cũng không thể là mùi vị hoàn hảo như hương liệu hóa học nhân tạo mang lại trong kem thông thường. Các nhà sản xuất kem truyền thống ở Ý xem kem như một tác phẩm nghệ thuật và mỗi mùa hè, hàng trăm “nghệ sĩ kem” ấy tung ra thị trường những “sáng tạo” mới nhất của họ. Ăn Gelato, người ta không bị cảm giác lạnh buốt của kem, thay vào đó là vị mát lạnh tan dần, êm dịu. Có những người Ý không đồng tình khi gọi Gelato là kem, vì nó không chứa nước nên không đông đá và lạnh cóng như kem thông thường. Nếu đến Ý mà chưa thử kem này thì xem như chưa đến đấy nhé.

    Kem gelato (Italy)
    Kem gelato (Italy)
    Kem gelato (Italy)
    Kem gelato (Italy)
  3. Bánh Mochi này được làm từ Gạo được nấu chín, giã mịn và sau đó nặn thành hình tròn, với nhiều loại nhân khác nhau như đậu đỏ, trà xanh, kem… Mochi được làm và bày bán quanh năm, phổ biến nhất là vào dịp năm mới. Bánh mochi Nhật Bản là một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Ở Nhật Bản, bánh mochi là món bánh truyền thống được sử dụng trong rất nhiều dịp từ lễ tết đến các lễ hội truyền thống hay dùng làm món bánh tráng miệng. Hầu như tất cả các lễ hội truyền thống ở Nhật đều dùng bánh mochi để dâng lên thần linh nên bánh mochi là một loại bánh rất nổi tiếng ở đất nước mặt trời mọc. Bánh mochi có rất nhiều loại với cách làm cũng như hương vị khác nhau. Mặc dù vậy, vỏ bánh đều được làm từ các loại gạo nếp ngon nhất và món bánh này mang ý nghĩa may mắn mà các vị thần linh đã ban tặng cho người dân Nhật Bản.


    Để làm được một chiếc bánh mochi thường người ta sẽ áp dụng rất nhiều các loại máy móc phụ trợ giúp làm bánh nhanh hơn. Tuy nhiên cách làm này thường không thể ngon bằng cách làm bánh thủ công và những người thợ làm bánh thủ công lâu năm được gọi là các nghệ nhân làm bánh mochi. Ở Nhật Bản bánh mochi không chỉ được dùng trong các ngày lễ tết hay các lễ hội mà nó còn được rất nhiều gia đình hay cửa hàng dùng như một món bánh tráng miệng. Nếu bạn tới Nhật Bản, hãy nếm thử ngay món bánh này nhé. Chắc chắn các bạn sẽ phải trầm trồ vì loại bánh này được người Nhật làm hết sức công phu và đa dạng về hình thức cũng như mùi vị. Nói về nguồn gốc của bánh mochi, theo nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng bánh mochi cũng không phải có nguồn gốc từ Nhật Bản mà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do ảnh hưởng văn hóa và nhiều yếu tố khác, bánh mochi được cho là du nhập vào Nhật Bản từ khoảng năm 300 Trước công nguyên

    Bánh Mochi (Nhật Bản)
    Bánh Mochi (Nhật Bản)
    Bánh Mochi (Nhật Bản)
    Bánh Mochi (Nhật Bản)
  4. Không những là một món ăn vặt đường phố mà kẹo râu rồng Trung Quốc còn thuộc top những món tráng miệng ngon nhất thế giới. Tất cả đều chính vì nghệ thuật làm ra món kẹo này, kẹo dễ tan, dính và có vị ngọt, ăn kèm cùng với mè, đậu phộng và dừa xay nhuyễn hòa quyện. Một món ăn làm nên tên tuổi ở những điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Kẹo râu rồng được làm từ loại đường mật maltose (mạch nha) sau đó uốn nắn thành từng khoanh kẹo lớn. Sau đó họ sẽ bắt đầu kéo giãn kẹo trong bột khô để có thể tạo ra những sợi chỉ dễ dàng mà không bị dính vào nhau. Công đoạn công phu nhất trong việc làm kẹo này chính là việc gấp và kéo sợi, người thợ phải làm đi làm lại khá nhiều lần cho đến khi sợi kẹo tơi thật tơi như những sợi chỉ mảnh. Sau khi kẹo tơi ra thì người ta chỉ việc cắt kẹo thành từng khúc vừa phải rồi cho hỗn hợp đậu phộng nghiền, mè, đường hoặc dừa vào rồi dùng dĩa/tay để se kẹo lại như một cái kén trắng. Và lúc này người thợ mới cho kẹo vào hộp nhựa và bán, với kiểu làm này khi ăn bạn sẽ thấy kẹo tan ra ngay khi chạm vào đầu lưỡi, tan tỏa vị ngọt ngào của mạch nha kèm theo nhân đậm đà trong miệng.


    Ngày xưa món kẹo râu rồng chỉ có Vua Chúa (thời nhà Hán) trong cung mới được ăn và cũng là một trong những món tráng miệng yêu thích của nhà vua. Mỗi khi nhà vua thưởng thức thì những sợi kẹo dính quanh miệng ông và những đại thần đều trêu đùa nhà vua mới mọc thêm râu. Từ đó mới có tên gọi là kẹo râu rồng, và món kẹo râu rồng chỉ có trong cung mới thưởng thức thì khi đến khi chế độ nhà Thanh Trung Quốc sụp đổ thì món kẹo này mới phổ biến trong tầng lớp bình dân, sau đó tồn tại và có cơ hội nổi tiếng như bây giờ. Kẹo râu rồng không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng mà còn là cả một nghệ thuật thủ công truyền thống của Trung Quốc. Cách người làm kẹo râu rồng cũng hơi giống với cách mà người Việt mình làm kẹo chỉ, nhưng với kẹo râu rồng bạn sẽ thấy đã mắt hơn và có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.

    Kẹo râu rồng hay kẹo chỉ  (Trung Quốc)
    Kẹo râu rồng hay kẹo chỉ (Trung Quốc)
    Kẹo râu rồng hay kẹo chỉ (Trung Quốc)
    Kẹo râu rồng hay kẹo chỉ (Trung Quốc)
  5. Người ta thường chọn Iceland làm điểm đến du lịch vì không chỉ được “chiêu đãi” bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ khó có quốc gia nào trên thế giới bì kịp, mà còn bởi một danh sách dài những món ăn từ hảo hạng đến kỳ lạ, đã được ghim sâu vào truyền thống và thói quen ẩm thực của hàng thế hệ người dân nơi đây. Người Iceland đã tạo dựng nên nền văn hóa ẩm thực riêng biệt và đầy sức hút. Trải nghiệm văn hóa ẩm thực thực sự là điều tuyệt vời trong du lịch Iceland. Skyr đã là một phần ẩm thực Iceland trong hàng nghìn năm. Món tráng miệng giống như sữa chua này được ăn lạnh với sữa, đường và hoa quả. Món này thì không thể thưởng thức tại Việt nam, bạn phải đến Iceland và thưởng thức nó, có khi đến đó thưởng thức lại không muốn về.


    Người Iceland rất ưa chuộng ăn Skyr cùng sữa, các loại dâu rừng hay hoa quả khác như một bữa sáng hoặc một bữa xế. Bên cạnh những lựa chọn rất có lợi cho sức khỏe, trong chuyến du lịch Iceland của mình, bạn cũng có thể bắt gặp Skyr được sử dụng để làm kem, smoothie và đặc biệt là skyrkaka – một loại bánh phô mai có hương vị nhẹ nhàng hơn so với phiên bản của Mỹ. Skyr Iceland nổi tiếng trên toàn thế giới và ngày càng phổ biến ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Nó có nhiều hương vị khác nhau như dâu tây, chuối, vani, việt quất. Skyr có kết cấu tương tự như sữa chua đặc. Nó thường được dùng như một bữa ăn riêng hoặc một bữa ăn nhanh vào giữa ngày. Món Skyr được đóng hộp dạng đặc hoặc dạng uống, có thể ăn trực tiếp hoặc trộn với đường và quả việt quất (blueberries). Nếu các bạn đi du lịch tại Iceland dài ngày thì nên mua thêm một số hộp Skyr trong hành trang của mình bởi Skyr là một sản phẩm nhiều dinh dưỡng (protein 12%, carbohydrate 3% và nhiều loại vitamin…).

    Skyr (Iceland)
    Skyr (Iceland)
    Skyr (Iceland)
    Skyr (Iceland)
  6. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C. Món này thì quá phổ biến rồi nhé, bạn có thể mở tủ lạnh và thưởng thức ngay món này tại nhà. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, nhưng trong cách chế tạo hiện đại, sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C. Sữa chua đóng vai trò là nền tảng cơ bản của các món ăn truyền thống của người Bulgaria như tarator, một món súp lạnh chế biến từ sữa chua, nước, dưa leo, hạt óc chó cùng các loại thảo mộc hay snezhanka, món salad gồm sữa chua, dưa leo, tỏi và rau thì là. Có thể nói rằng sữa chua hiện diện ở khắp mọi nơi tại Bulgaria, dù là trên đường phố hay trong các quán ăn.


    Sữa chua là món ăn có bề dày lịch sử tại Bulgaria. Rất nhiều người dân khẳng định rằng nó được phát hiện một cách ngẫu nhiên vào 4.000 năm trước, khi các bộ tộc du mục còn lang thang tại vùng đất này. Những người du mục đựng sữa trong túi làm từ da động vật, tạo ra môi trường phù hợp cho vi khuẩn phát triển, lên men và rồi sữa chua ra đời. Trong những trường hợp tương tự khác, sữa chua được phát hiện theo cùng một cách thức ở những vị trí, thời điểm khác nhau và có thể bắt nguồn từ Trung Đông và Trung Á. Dù sữa chua được phát hiện ở đâu đi chăng nữa, có một điều chắc chắn rằng Bulgaria đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu sữa chua đến phương Tây và biến món ăn này thành một sản phẩm phổ biến, thương mại như ngày nay.

    Sữa chua
    Sữa chua
    Sữa chua hay da-ua (từ tiếng Pháp yaourt)
    Sữa chua hay da-ua (từ tiếng Pháp yaourt)
  7. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử giờ đây văn hóa ẩm thực Ba Lan đã trở thành đề tài vô cùng thú vị trong văn hóa ẩm thực của đất nước Ba Lan. Trong văn hóa ẩm thực của Ba lan, nhiều món ăn đã bị thất truyền trong thời chiến và giờ đây người Ba Lan chế biến trở lại, ẩm thực Ba Lan bao gồm ẩm thực truyền thống của người Sla-vơ và ảnh hưởng của nền ẩm thực Ý, Pháp khi đất nước có sự giao thoa văn hóa với nhau từ thời trung cổ. Các món ăn truyền thống của Ba Lan hiện nay mang rất nhiều hương vị, phong phú và được chế biến công phu. Món bánh Makowiec này thường được làm vào các dịp lễ hội ở Ba Lan, gồm vỏ bánh mì lên men ngọt, với nhân làm từ hạt hoa anh túc, đôi khi có thêm kem phủ trang trí.


    Bữa tráng miệng của người Ba Lan rất ngọt ngào với bánh phô mai Ba Lan hoặc món Sernik, bánh nhân táo (Szarlotka), Makowiec (một loại bánh xốp có nhân anh túc) hay món Eklerka. Bánh mỳ của Ba Lan thì đa dạng vô cùng, rất nhiều loại bánh khác nhau về cả hương vị lẫn hình dạng và thật khó để có thể chọn nếu bạn ở một tiệm bánh của Ba Lan. Nhưng nếu có thể, bạn hãy thử tất cả. Mặc dù Makowiec được phục vụ nhiều nhất trong những ngày lễ ở Ba Lan, nhưng khách du lịch vẫn có thể tìm thấy loại bánh này ở Ba Lan quanh năm. Makowiec là một loại bánh cuộn men ngọt được làm bằng hạt hoa anh túc và có khi cũng được phủ bằng kem. Nó là một món đặc trưng của người Ba lan cho nên khi có dịp du lịch Ba lan thì hãy nhớ đến món này nhé.

    Bánh Makowiec (Ba Lan)
    Bánh Makowiec (Ba Lan)
    Bánh Makowiec (Ba Lan)
    Bánh Makowiec (Ba Lan)
  8. Baklava là một trong những đặc sản vô cùng nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Lớp bột bánh mỏng và mềm mại được cuộn thành rất nhiều lớp bao bọc phần nhân bên trong gồm hỗn hợp các loại hạt và siro đặc biệt của người Thổ Nhĩ Kỳ. Bánh Baklava truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ được làm bằng cách “lấp đầy” giữa các lớp bột là những hạt khô nổi tiếng của đất nước Gà Tây gồm có óc chó, hạnh nhân và hồ trăn. Ở vùng Biển Đen, người Thổ sử dụng hạt phỉ để làm “nở” bánh Baklava. Ở thành phố Gaziantep, phía đông nam của Thổ Nhĩ Kỳ người ta biến tấu món bánh ngọt này thành món Pistachio. Nhưng dù biến tấu ra sao thì tất cả mọi vùng của Thổ Nhĩ Kỳ đều giữ nguyên các thành phần cơ bản là bột Filo, các hạt khô và mật. Trong đó, các hạt khô và mật thường được người Thổ thay đổi linh hoạt để phù hợp với công thức làm bánh Baklava của các quốc gia khác nhau nhằm thỏa mãn khẩu vị của dân bản xứ và du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch, thăm quan, ăn uống.


    Bánh Baklava Thổ Nhĩ Kỳ được nướng chín dưới nhiệt độ 329 độ C, chế biến chín trong 3 tiếng đồng hồ và sau 45 phút thường được lấy ra để phủ siro đường sôi, phần siro này giúp bề mặt bánh bóng loáng, hấp dẫn và hương vị đậm đà hơn. Bánh Baklava có vị rất ngọt nếu chỉ ăn nó sẽ có cảm giác ngọt “ngấy”, không cảm nhận được nhiều hương vị nhưng khi thưởng thức cùng trà Thổ, trà đen, 2 hương vị hòa quyện vào nhau lại cho vị ngọt vừa phải. Sự kết hợp của hương vị trà và bánh cho cảm giác ngon lạ và hòa hợp đến bất ngờ. Nếu có dịp đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch bạn nhớ nếm thử bánh ngọt Baklava cùng trà Thổ truyền thống ở đây đảm bảo bạn sẽ yêu ngay hương vị hoàn mỹ mà lưỡi mình vừa “chạm đến” đấy.

    Baklava - Thổ Nhĩ Kỳ
    Baklava - Thổ Nhĩ Kỳ
    Baklava - Thổ Nhĩ Kỳ
    Baklava - Thổ Nhĩ Kỳ
  9. Dadar trong tiếng Indonesia có nghĩa là bánh, trong khi gulung có nghĩa là để cuộn Inside. Đây là một trong những món bánh hấp dẫn, phổ biến ở Indonesia. Phần nhân bên trong là hỗn hợp trộn của dừa nạo và đường nâu được cuộn trong lớp vỏ bánh có màu xanh và mùi thơm đặc trưng từ lá dứa. Dadar gulung là một món tráng miệng truyền thống của Indonesia bao gồm bánh crêpe bột gạo mỏng phủ dừa nạo. Bột bánh kếp theo truyền thống được tẩm với lá dứa để tăng thêm hương vị và tạo màu xanh tươi tắn cho bánh kếp, nhưng các loại bánh hiện đại thường sử dụng màu thực phẩm xanh để thay thế. Khi nướng, bánh crêpe chứa đầy sự kết hợp của dừa tươi nạo, quế và đường thốt nốt đen (gula melaka).


    Ngoài Indonesia, món tráng miệng đầy màu sắc và hấp dẫn này có thể được tìm thấy dưới nhiều tên khác nhau ở Malaysia, Singapore và Sri Lanka. Cách làm món Dadar gulung cũng khá đơn giản bao gồm nhân được trộn nước cốt dừa, đường, quế và muối. Đảo đều hỗn hợp này trên chảo ít nước. Khuấy liên tục trong khoảng 5 phút hoặc cho đến khi hỗn hợp khô lại. Sau đó lấy những thanh quế ra. Sau đó trộn với dừa nạo. Trộn bột mì, trứng, nước lá dứa hoặc bột màu lá dứa, sữa dừa, nước muối lại với nhau. Đánh kỹ hỗn hợp bột cho đến khi nhuyễn. Chuẩn bị một chảo không dính, làm nóng chảo. Lần lượt đổ một muỗng canh bột tráng đều hình tròn lên chảo, nướng trên khoảng 2 phút. Bánh chín, lấy bánh ra, đặt lên khay hoặc đĩa. Múc 2 muỗng canh phần nhân bánh vào, gấp 2 phần trái phải lại và cuộn thành những cuốn tròn. Sắp bánh ra đĩa, thưởng thức.

    Dadar Gulung
    Dadar Gulung
    Dadar Gulung
    Dadar Gulung
  10. Món tráng miệng đóng một vai trò lớn trong sự hình thành nên nền ẩm thực đặc sắc của nước Nga. Trái với vẻ ngoài tưởng như cục mịch, tính cách người Nga rất ôn hòa, thân thiện và ngọt ngào như những món tráng miệng này. Người dân Nga đặc biệt yêu thích những món ngọt mềm, nhiều mật ong và chocolate. Là một kiểu bữa sáng phổ biến tại Nga, Syrniki thực chất là món bánh pancake phô mai. Dù cũng mềm xốp như bánh pancake thông thường, nhưng phô mai khiến chiếc bánh "chắc" thêm một chút và có hương vị khác lạ hơn. Để làm Syrniki, bột bánh pancake thường sẽ được thêm phô mai Cottage khô hoặc phô mai Ricotta. Để phục vụ như món tráng miệng, bánh sau khi rán xong sẽ được ăn cùng mứt, dâu tươi và kem chua.


    Syrniki còn có một tên cho chúng được gọi là 'tvorozhniki'. Các thành phần điển hình để làm cho các Syrniki Nga là trứng, đường trắng, bột báng, tất cả các mục đích bột, dầu và phô mai. Phô mai Cottage cheese không chỉ cung cấp nhiều protein – nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì những lý do này, phô mai Cottage cheese được sử dụng rộng rãi bởi các vận động viên và những người đang có kế hoạch giảm cân. Phô mai Cottage cheese mềm, trắng và mịn như kem. Nó được coi là phô mai tươi, vì vậy nó không trải qua quá trình chế biến hoặc đun kỹ để tăng hương vị.Do đó, nó mang vị rất nhẹ so với những loại phô mai đã qua chế biến. Bạn có thể thưởng thức riêng loại phô mai đa năng này hoặc dùng nó như một thành phần trong công thức nấu ăn. Nếu có dịp đến thăm nước Nga bạn hãy nhớ thưởng thức món bánh Syrniki này nhé.

    Bánh Syrniki (Nga)
    Bánh Syrniki (Nga)
    Bánh Syrniki (Nga)
    Bánh Syrniki (Nga)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy