Top 15 Ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay

Châu Châu 773 0 Báo lỗi

Bạn có biết trên thế giới có bao nhiêu ngôn ngữ và top ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới là gì không? Hãy cùng Toplist đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đấy ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tiếng Anh

    Dẫn đầu thịnh hành trong top ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới là Tiếng Anh với trên 1,3 tỷ người sử dụng, bao gồm cả những người bản ngữ và không phải bản ngữ. Trong đó, người nói Tiếng Anh không phải người bản ngữ chiếm số lượng nhiều hơn, đông nhất là ở Châu Phi.


    Tiếng Anh lan rộng khắp thế giới kể từ thế kỷ 17 nhờ tầm ảnh hưởng toàn cầu của Đế quốc Anh và Hoa Kỳ. Thông qua các loại hình in ấn và phương tiện truyền thông đại chúng của những quốc gia này, vị thế tiếng Anh đã được nâng lên hàng đầu trong diễn ngôn quốc tế, giúp nó trở thành phổ biến tại nhiều khu vực trên thế giới và trong nhiều bối cảnh chuyên môn như khoa học, hàng hải và luật pháp.


    Hiện tại, Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng được dùng tại 146 quốc gia. Đây cũng là ngôn ngữ được sử dụng trong các giao dịch thương mại, ngoại giao chung của toàn cầu. Sự phổ biến này đến từ ảnh hưởng của Đế quốc Anh trong các cuộc chinh phục thuộc địa trước đây và sau này là đến từ sự ảnh hưởng của nền văn hóa Mỹ – quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng đầu toàn cầu. Các quốc gia nổi bật sử dụng Tiếng Anh như: Anh, Ấn Độ, Belize, Botswana, Brunei, Cameroon, Canada.


    Người sử dụng: 1,348 tỷ người

    Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất
    Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất
    Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất
    Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất

  2. Top 2

    Tiếng Trung

    Đứng thứ 2 trong danh sách là Tiếng Trung (Tiếng Hoa), với hơn 1,1 tỷ người sử dụng. Thực tế, Tiếng Trung có khá nhiều phương ngữ khác nhau nhưng thông dụng nhất là 3 loại gồm Tiếng Quan Thoại, Tiếng Quảng Đông và Tiếng Ngô. Trong đó, Tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất bởi phần lớn dân số Trung Quốc – quốc gia đông dân hàng đầu thế giới. Kế tiếp là Tiếng Quảng Đông hay còn gọi là Việt ngữ, đang được khoảng 85 triệu người sử dụng tại các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Hong Kong, Đài Loan, Ma cao và các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á…

    Cuối cùng là Tiếng Ngô đang được khoảng 82 triệu người Hoa sử dụng, thường thấy nhất là ở vùng Đông Nam Trung Quốc như Chiết Giang, Thượng Hải, Nam Giang Tô…Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ đơn lập, hay là ngôn ngữ phân tích, tức là không làm thay đổi về từ vựng sở hữu cách, từ hình thái, tính từ, số. Chỉ theo thứ tự trước sau của từ và sử dụng từ ảo (hư tự) để diễn đạt được nghĩa. Cấu trúc này giống với tiếng Việt và các ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Tiếng Trung là tiếng mẹ đẻ của người Hán, chiếm đa số tại Trung Quốc và là ngôn ngữ chính hoặc phụ của các dân tộc thiểu số tại đây. Gần 1,2 tỷ người (chừng 16% dân số thế giới) có tiếng mẹ đẻ là một biến thể tiếng Hoa nào đó.


    Người sử dụng: 1,120 tỷ người

    Tiếng Trung hiện đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam
    Tiếng Trung hiện đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam
    Tiếng Trung
    Tiếng Trung
  3. Top 3

    Tiếng Hindi

    Tiếng Hindi nằm trong top 10 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới bắt nguồn từ dân số Ấn Độ, quốc gia đông dân đứng thứ 3 toàn cầu. Giống với Tiếng Anh, Tiếng Hindi được viết bằng chữ Devanagari là một trong số 22 ngôn ngữ chính thức được chính phủ Ấn Độ công nhận.


    Tiếng Hindi xuất phát từ họ ngôn ngữ Ấn- Âu, trong khi có rất nhiều ngôn ngữ được nói ở Ấn Độ và chúng thuộc các họ ngôn ngữ khác nhau. Những ngôn ngữ chính là ngôn ngữ Ấn-Aryan và ngôn ngữ Dravidian, cũng như các ngôn ngữ Austroasiatic, Tai-Kadai và Trung-Tây Tạng. Đất nước này đứng thứ hai sau Papua New Guinea về số lượng ngôn ngữ được nói.


    Đối với người mới bắt đầu, có thể khó hiểu ngữ pháp tiếng Hindi vì tất cả các danh từ đều có giới tính. Do đó, các động từ và tính từ cũng thay đổi. Tuy nhiên, không có bài viết nào giống như tiếng Anh, vì vậy bạn không phải suy nghĩ về việc thêm, “the” hoặc “a”, “an” khi viết hoặc nói. Tiếng Hindi sử dụng chữ viết Devanagari, được mô phỏng theo chữ viết Brāhmī, chữ viết cổ được phát triển giữa thế kỷ 1 và 4 sau Công nguyên. Nó chứa 11 nguyên âm và 33 phụ âm. Bảng chữ cái của tiếng Hindi được gọi là Varnmala. Tuy vậy, đây không phải là ngôn ngữ quốc gia của Ấn vì trong hiến pháp nước này không đề cập đến điều đó. Số lượng người đang sử dụng ngôn ngữ này có khoảng 600 triệu người bao gồm ở Ấn Độ, Pakistan, Fiji, Trinidad, Tobago, Suriname, Mauritius, Nepal…


    Người sử dụng: 600 triệu người

    Tiếng Hindi
    Tiếng Hindi
    Tiếng Hindi
    Tiếng Hindi
  4. Top 4

    Tiếng Tây Ban Nha

    Tiếng Tây Ban Nha còn gọi là Tiếng Castilian, đang được sử dụng bởi 543 triệu người, xếp thứ 4 của top 10 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Trong tổng số hơn 500 triệu người trên, có khoảng 471 triệu người dùng Tiếng Tây Ban Nha như Tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh Tây Ban Nha, Tiếng Castilian còn là ngôn ngữ chính thức của 21 quốc gia tại các khu vực thuộc vùng Guinea Xích đạo, Bắc Mỹ, Nam Mỹ… Về đặc điểm, Tiếng Tây Ban Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Iberia-Rôman, có nguồn gốc từ Tiếng latin của Đế chế La Mã.

    Tiếng Tây Ban Nha
    là ngôn ngữ cơ bản của 20 quốc gia trên thế giới. Người ta ước tính tổng số người nói tiếng Tây Ban Nha là khoảng 470 đến 500 triệu, làm nó trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ hai trên thế giới theo số lượng người bản ngữ. Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có ngữ pháp và từ vựng rất giống nhau; số lượng từ vựng tương tự nhau của hai ngôn ngữ này lên đến 89%.

    Tiếng Tây ban Nha là tiếng được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới (sau tiếng Trung Quốc và tiếng Anh). Thống kê ngôn ngữ sử dụng trên Internet năm 2007 tiếng Tây Ban Nha cũng là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên Internet, sau tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.


    Người sử dụng: 543 triệu người

    Tiếng Tây Ban Nha
    Tiếng Tây Ban Nha
    Bảng chữ cái
    Bảng chữ cái
  5. Top 5

    Tiếng Ả Rập chuẩn

    Vị trí số 5 trong top ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay đang thuộc về Tiếng Ả Rập – ngôn ngữ cổ xưa nhất của con người, với hơn 274 triệu người sử dụng. Hiện nay, Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của 26 quốc gia và là ngôn ngữ được dùng để hành lễ của người Hồi giáo. Đây cũng là một trong 6 ngôn ngữ chính thức tại Liên Hợp Quốc.


    Các quốc gia ở khu vực Trung Đông là nơi sử dụng Tiếng Ả Rập nhiều nhất như Iraq, Jordan, Lebanon, Syria, UAE, Ai Cập… Tuy nhiên, cách nói Tiếng Ả Rập ở các quốc gia này không giống nhau và thường được phân loại thành các nhóm như Tiếng Ả rập Chuẩn và Tiếng Ả Rập Ai Cập, Ả Rập Đông Bắc Phi… Trong đó, Tiếng Ả Rập Ai Cập là ngôn ngữ phổ biến nhất với hơn 89 triệu người sử dụng.


    Còn Tiếng Ả Rập Chuẩn (phổ biến ở các nước Trung Đông) là ngôn ngữ được sử dụng thông dụng không chỉ trong văn nói mà cả các văn bản viết, Kinh Qur’an, văn học, ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh, truyền thông… Chữ viết của Tiếng Ả Rập là hệ chữ abjad, được viết theo chiều từ phải sang trái và khá nổi Tiếng về khả năng gây rối mắt vì cực kỳ ngoằn ngoèo.

    Người sử dụng: 274 triệu người

    Tiếng Ả Rập
    Tiếng Ả Rập
    Tiếng Ả Rập
    Tiếng Ả Rập
  6. Top 6

    Tiếng Bengal

    Ngôn ngữ được sử dụng bởi 268 triệu người và xếp thứ 6 trong top ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới là Tiếng Bengal hay Bangla. Ngôn ngữ này thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn – Âu nhưng cũng chịu thêm ảnh hưởng từ các nhóm ngôn ngữ khác của vùng Nam Á như Tạng – Miến, Dravida. Đồng thời là ngôn ngữ thứ hai thông dụng tại Ấn Độ và được công nhận là ngôn ngữ chính thức ở một số vùng tại quốc gia này như Tripura, Quần đảo Andaman và Nicobar, Tây Bengal, Assam (thung lũng Barak)…


    Nhiều người nói tiếng Bengal tại Odisha, Bihar, Jharkhand, Chhattisgarh và Delhi, ở các thành phố như Mumbai, Varanasi, Vrindavan, và một số thành phố khác tại Ấn Độ. Có nhiều cộng đồng kiều dân Bengal tại Trung Đông, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia, Maldives, Úc, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Ý. Thường thì người ta phân chia lịch sử tiếng Bengal như sau: Tiếng Bengal cổ (900/1000–1400): chữ viết và ngôn ngữ trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng chủ yếu của tiếng Kampura (chữ viết là Kamrupa Prakrit), do cả vùng Assam, Bengal cùng nhiều vùng của Bihar và Orissa đều nằm dưới sự kiểm soát của Vương quốc Kamarupa (nay gọi là Assam). Tiếng Bengal trung đại (1400–1800): chịu ảnh hưởng của tiếng Ba Tư. Một số học giả chia nhỏ giai đoạn này thành Bengal trung đại sớm và Bengal trung đại muộn. Tiếng Bengal mới (kể từ 1800)

    Người sử dụng: 268 triệu người

    Tiếng Bengal
    Tiếng Bengal
    Tiếng Bengal
    Tiếng Bengal
  7. Top 7

    Tiếng Pháp

    Đứng thứ 7 trong top 15 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới là Tiếng Pháp, với hơn 267 triệu người dùng. Đây là ngôn ngữ chính thức của 29 quốc gia với độ thông dụng trải rộng nhiều châu lục như Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ… Trong đó, châu Phi là nơi có nhiều quốc gia nói Tiếng Pháp nhất, được xem như ngôn ngữ thứ 2 tại “lục địa đen”. Một số quốc gia của Châu Phi còn coi Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức như Gabon, Abidjan, Bờ Biển Ngà… Với châu Mỹ, điển hình cụ thể là Canada, đất nước có khoảng 29% dân số xem Tiếng Pháp là ngôn ngữ mẹ đẻ. Một số vùng tại đây đã dùng Tiếng Pháp làm ngôn ngữ phổ biến như Nunavut, Yukon, Quebec, Cộng hòa Dân chủ Congo, Côte d’Ivoire, Djibouti, Gabon, Guinée, Haiti, Lào, Liban, Luxembourg, Madagascar, Mali, Maroc, Mauritanie, Monaco, Niger, Pháp, Rwanda, Sénégal, Seychelles, Tchad, Thụy Sĩ, Togo, Tunisia, Vanuatu, Việt Nam…


    Về đặc điểm, Tiếng Pháp thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn – Âu, có nguồn gốc từ vùng Vulgar Latin của Đế chế La Mã cổ đại. Sau đó phát triển mạnh mẽ tại Gallo-Romance, nhất là Bắc Gaul. Đặc biệt, Tiếng Pháp còn được xem như một trong những ngôn ngữ lãng mạn nhất của thế giới. Phần lớn dân số nói tiếng Pháp trên thế giới sống ở Châu Phi. Theo ước tính năm 2018 từ Tổ chức Internationale de la Francophonie, có khoảng 141 triệu người châu Phi đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ có thể nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai.


    Người sử dụng: 267 triệu người

    Tiếng Pháp
    Tiếng Pháp
    Tiếng Pháp
    Tiếng Pháp
  8. Top 8

    Tiếng Nga

    Đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới của Ethnologue là Tiếng Nga. Số lượng người đang sử dụng ngôn ngữ này chiếm khoảng 258 triệu người trên toàn cầu, khu vực phân bố chủ yếu là nước Nga. Kế tiếp là các quốc gia bao gồm Ukraina, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Baltic, Kavkaz, Mông Cổ, Israel và Trung Á…


    Đây là một trong 6 ngôn ngữ chính thức được công nhận tại Liên Hợp Quốc và đứng thứ hai về độ thịnh hành trên internet sau Tiếng Anh. Có thể nói, Tiếng Nga là ngôn ngữ mẹ đẻ lớn nhất tại Châu Âu, có nguồn gốc thuộc họ ngôn ngữ Ấn – Âu. Một trong những ngôn ngữ sống còn tồn tại thuộc nhóm ngôn ngữ Đông Slav cũng như là một phần thuộc nhánh Balto-Slavic lớn hơn và có “bà con” với Tiếng Ukraina và Tiếng Belarus.

    Theo Học viện Ngôn ngữ Quốc phòng ở Monterey, California, tiếng Nga được phân loại là ngôn ngữ cấp III về mức độ khó học đối với người nói tiếng Anh bản ngữ, cần khoảng 1.100 giờ giảng dạy để đạt được độ trôi chảy trung bình. Nó cũng được Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ coi là ngôn ngữ "mục tiêu khó", do cả những người nói tiếng Anh khó thành thạo và vai trò quan trọng của nó trong chính sách thế giới của Hoa Kỳ.


    Người sử dụng: 258 triệu người

    Bảng chữ cái
    Bảng chữ cái
    Làm quen với tiếng Bengal
    Làm quen với tiếng Bengal
  9. Top 9

    Tiếng Bồ Đào Nha

    Xếp thứ 9 trong top ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay là Tiếng Bồ Đào Nha, với 258 triệu người dùng. Trong đó, người bản ngữ chiếm khoảng 215 triệu và khoảng trên dưới 40 triệu người sử dụng như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Bồ Đào Nha, Angola, Brazil, Mozambique, Cape Verde, Guinea-Bissau, São Tomé và Príncipe. Cũng như là ngôn ngữ đồng chính thức tại Guinea Xích đạo, Ma Cao và Đông Timor.


    Bên cạnh đó, đây còn là ngôn ngữ Châu Âu có độ thông dụng đứng thứ 3 trên thế giới với độ phủ rộng khắp ở Nam Mỹ, toàn bộ Nam bán cầu, Mỹ Latinh. Đồng thời nằm trong top 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất tại Châu Phi. Về nguồn gốc, Tiếng Bồ Đào Nha thuộc ngôn ngữ Roman bắt nguồn từ bán đảo Iberia, Châu Âu.

    Theo thống kê của UNESCO, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha là các ngôn ngữ của châu Âu phát triển nhanh nhất sau tiếng Anh và ngôn ngữ này có nhiều khả năng phát triển mạnh nhất như là ngôn ngữ quốc tế ở miền nam châu Phi và Nam Mỹ.[90] Các quốc gia châu Phi nói tiếng Bồ Đào Nha được trông đợi là có tổng số người sử dụng là 83 triệu vào năm 2050. Tổng cộng số người nói tiếng Bồ Đào Nha ở các quốc gia vào thời điểm đó khoảng 335 triệu người.


    Người sử dụng: 258 triệu người

    Tiếng Bồ Đào Nha
    Tiếng Bồ Đào Nha
    Tiếng Bồ Đào Nha
    Tiếng Bồ Đào Nha
  10. Top 10

    Tiếng Urdu

    Sau Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Urdu là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay đang có hơn 230 triệu người sử dụng. Tiếng Urdu hay tiếng Urdu chuẩn hiện đại là ngữ tầng chuẩn hóa và Ba Tư hóa của tiếng Hindustan. Đây là ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ quốc gia và đóng vai trò lingua franca của Pakistan. Ở Ấn Độ, Tiếng Urdu thuộc một trong 22 ngôn ngữ chính thức được Hiến pháp công nhận và có 6 bang tại quốc gia này xem là ngôn ngữ chính thức như Delhi, Bihar, Uttar Pradesh, Jharkhand, Telangana, Jammu và Kashmir.


    Về đặc trưng, Tiếng Urdu gần như thông hiểu với Tiếng Hindi chuẩn, bởi cả 2 ngôn ngữ đều được chuẩn hóa từ Tiếng Hindustan. Tuy vậy về mặt hệ thống chữ viết và từ vựng, Tiếng Urdu đang sử dụng hệ thống chữ của Ba Tư – Ấn Độ. Thêm vào đó từ vựng của Tiếng Urdu còn chịu ảnh hưởng từ Tiếng Prakit, Tiếng Phạn, Tiếng Anh, Tiếng Ả Rập và Tiếng Ba Tư. Urdu được xem là công cụ phục vụ mục đích chính trị- tôn giáo. Trong thời gian cai trị của các vương triều Hồi giáo, Urdu được khuyến khích phổ biến như là một phương cách để thống nhất xã hội, dung hòa mối quan hệ giữa người Hồi giáo và người Hindu. Khi thực dân Anh cai trị Ấn Độ, họ cũng làm tương tự.


    Người sử dụng: 230 triệu người

    Tiếng Urdu
    Tiếng Urdu
    Tiếng Urdu được sử dụng nhiều ở Ấn Độ
    Tiếng Urdu được sử dụng nhiều ở Ấn Độ
  11. Top 11

    Tiếng Indonesia

    Ở vị trí thứ 11 trong top 15 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới là Tiếng Indonesia với hơn 199 triệu người sử dụng. Đây là ngôn ngữ chính thức tại Indonesia và là ngôn ngữ thông dụng thứ 2 tại Đông Timor (nơi từng là một tỉnh của Indonesia từ năm 1975 đến năm 1999). Tiếng Indonesia hay còn gọi là Tiếng Bahasa Indonesia thuộc dạng chuẩn của Tiếng Mã Lai, có nguồn gốc từ ngôn ngữ hệ Nam Đảo (Malayo-Polynesian). Tiếng Indonesia không cần phải phân biệt ngôi thứ, không có âm sắc như tiếng Việt và khác hơn chút với tiếng Mã Lai là ít sử dụng các ký tự phức tạp mà thay vào đó là sử dụng bảng cữ cái Latin.


    Tuy nhiên tiếng Indonesia phức tạp ở các phụ tố và có rất nhiều trường hợp ngoại lệ nên tiếng sẽ dễ sử dụng với người mới bắt đầu và học cơ bản, còn để tinh thông ngoại ngữ này sẽ tốn khá nhiều công sức. Người dân Indonesia sử dụng tiếng Indo trong mọi hoạt động giao thương, đài báo, giáo dục. Đối với các dân tộc nói tiếng khác tiếng Indonesia được sử dụng là ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ. Hoạt động thường ngày ở các trung tâm lớn hay khu du lịch người dân chủ yếu sử dụng tiếng này để giao tiếp với nhau.


    Người sử dụng: 199 triệu người

    Tiếng Indonesia
    Tiếng Indonesia
    Tiếng Indonesia
    Tiếng Indonesia
  12. Top 12

    Tiếng Đức chuẩn

    Một trong top ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới nằm thuộc top 15 chính là Tiếng Đức với 135 triệu người dùng. Đây là ngôn ngữ bản địa được sử dụng thông dụng nhất ở Châu Âu, được xem như ngôn ngữ chính thức tại các nước Đức, Thụy Sĩ, Áo, Nam Tyrol (Italy), Liechtenstein, Luxembourg, Opolskie (Ba Lan). Tại Hoa Kỳ, Tiếng Đức là ngôn ngữ được dạy thịnh hành đứng thứ 3 sau Tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Pháp. Tiếng Đức cũng là ngôn ngữ nằm ở vị trí thứ 3 về độ phổ biến trên internet sau Tiếng Anh và Tiếng Nga. Trong khoa học, các tài liệu nghiên cứu Tiếng Đức hiện đang đứng thứ hai trên thế giới.

    Đối với mỗi chúng ta khi bắt đầu học ngôn ngữ mới đều gặp những khó khăn khác nhau trong việc thích ứng, làm quen với ngôn ngữ từ ngữ pháp đến giao tiếp. Tuy nhiên, nếu xét về độ khó của tiếng Đức trên toàn thế giới thì tiếng Đức vẫn chưa là ngôn ngữ khó nhất trong top năm ngôn ngữ khó nhất thế giới: Ả Rập, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hungary. Nhưng so với tiếng Anh, tiếng Đức cũng có nhiều phần khác biệt – một số điểm bạn nên biết khi tìm hiểu học tiếng Đức. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị một tinh thần thép trước khi thật sự bước tay vào học tiếng Đức. Vì học tiếng Đức cần bạn phải thật kiên trì mới đi được đến mục tiêu cuối cùng vì đa sô các bạn không được tiếp xúc với ngôn ngữ mới này từ nhỏ như tiếng Anh.


    Người sử dụng: 135 triệu người

    Tiếng Đức
    Tiếng Đức
    Tiếng Đức
    Tiếng Đức
  13. Top 13

    Tiếng Nhật

    Đứng thứ 13 trong danh sách ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay là Tiếng Nhật với hơn 126 triệu người dùng. Đây là ngôn ngữ chính thức tại Nhật Bản và được sử dụng rộng khắp tại các cộng đồng dân di cư Nhật Bản trên toàn cầu. Tiếng Nhật thuộc nhóm ngôn ngữ Đông Á và được xem như một trong các ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Bởi sự phức tạp trong hệ thống chữ cái với 3 loại bảng chữ khác nhau, cùng với đó là hệ thống kính ngữ, xưng hô theo thứ bậc xã hội phức tạp kèm theo những dạng biến đổi của động từ hay từ vựng.


    Phần lớn trong số tổng cộng khoảng 50 nghìn chữ Hán đã được đưa vào tiếng Nhật. Bên cạnh đó còn có những chữ Hán do người Nhật tạo ra. Ví dụ chữ touge 峠 được ghép bởi 3 chữ: sơn, thượng, hạ có nghĩa là đèo. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày không cần thiết phải nhớ nhiều chữ Hán đến như thế. Hiện nay mỗi người nên nhớ khoảng 1945 chữ trong bảng thường dùng Hán tự. Bảng này do bộ giáo dục Nhật Bản qui định và đã được Việt hoá bởi tác giả Đỗ Thông Minh. Mặc dù khó học nhưng với sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, giải trí tại Nhật Bản, dẫn đến một lượng lớn người nước ngoài muốn nhập cư vào đất nước này để học tập và làm việc. Điều này đã tạo cơ hội cho sự gia tăng mạnh của số lượng người nói Tiếng Nhật trên khắp thế giới.


    Người sử dụng: 126 triệu người

    Tiếng Nhật
    Tiếng Nhật
    Tiếng Nhật
    Tiếng Nhật
  14. Top 14

    Tiếng Marathi

    Đứng thứ 14 về ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay là Tiếng Marathi với 99 triệu người dùng. Một ngôn ngữ thuộc nhánh của Tiếng Sanskrit, nằm trong nhóm ngôn ngữ Ấn-Arya, được nói chủ yếu bởi người Marathi tại Maharashtra (Ấn Độ). Đây cũng là ngôn ngữ chính thức tại vùng này cũng như đồng chính thức tại Goa, 2 bang thuộc Tây Ấn Độ.


    Marathi chủ yếu được nói ở Maharashtra và một số bang lân cận của Gujarat (ở Surat , Vadodara ), Madhya Pradesh, Goa, Chhattisgarh và Karnataka, Telangana, lãnh thổ liên hiệp của Daman và Diu và Dadra và Nagar Haveli. Maratha trước đây cai trị các thành phố Baroda, Indore, Gwalior, Jabalpur và Tanjore đã có một số lượng lớn dân số nói tiếng Marathi trong nhiều thế kỷ. Marathi cũng được nói bởi những người di cư Maharashtrian đến các vùng khác của Ấn Độ và ở nước ngoài. Ví dụ, những người từ miền tây Ấn Độ, di cư đến Mauritius vào đầu thế kỷ 19 cũng nói tiếng Marathi.


    Cũng có những người nói tiếng Marathi ở các bang Andhra Pradesh, Chhattisgarh, Goa, Karnataka và Madhya Pradesh của Ấn Độ. Sơ lược về Marathi Tên bản ngữ: मराठी (Marāṭhī) [məˈɾaʈʰi] Ngôn ngữ ngôn ngữ: Ấn-Âu, Ấn-Iran, Ấn-Aryan, Nam Ấn-Aryan, Maharashtri, Marathi-Konkani Số lượng loa: 95,3 triệu Nói ở: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Úc, Israel, Canada, Vương quốc Anh và New Zealand Viết lần đầu: 739 sau Công nguyên Hệ thống chữ viết: Balbodh Devanagari (hiện tại), Modi, Kadamba (quá khứ). Người nói tiếng Marathi cũng được tìm thấy ở Mỹ (73.600), Úc (13.100), Israel (11.000) và một số quốc gia khác. Marathi còn được gọi là Maharashtra, Maharathi, Malhatee, Marthi và Muruthu. Marathi được cho là hậu duệ của Maharashtri, một trong những ngôn ngữ Prakrit phát triển từ tiếng Phạn vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.


    Người sử dụng: 99 triệu người

    Tiếng Marathi
    Maharashtra
    Maharashtra
  15. Top 15

    Tiếng Telugu

    Cuối cùng, đứng thứ 15 về ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay là Tiếng Telugu với 96 triệu người dùng. Tiếng Telugu là một ngôn ngữ Dravdia bản địa. Thứ tiếng này, cùng với tiếng Hindi, tiếng Anh và tiếng Bengal, là một trong số ít ngôn ngữ có địa vị chính thức ở hơn một bang. Đây là ngôn ngữ chính của Andhra Pradesh và Telangana, với cộng đồng người nói thiểu số đáng kể ở các bang khác. Nó là một trong sáu ngôn ngữ mà chính phủ Ấn Độ xác định là "ngôn ngữ cổ điển".


    Người nói tiếng Telugu gọi nó đơn giản là tiếng Telugu hoặc tiếng Telugoo. Các dạng cũ hơn của tên bao gồm Teluṅgu , Tenuṅgu và Teliṅga. Atharvana Acharya vào thế kỷ 13 đã viết một ngữ pháp tiếng Telugu, gọi nó là Trilinga Śabdānusāsana (hay Trilinga Grammar). Appa Kavi vào thế kỷ 17 đã viết rõ ràng rằng tiếng Telugu có nguồn gốc từ Trilinga . Học giả Charles P. Brown đã đưa ra nhận xét rằng đó là một "quan niệm kỳ lạ" vì những người tiền nhiệm của Appa Kavi không hề biết về một nguồn gốc như vậy. Tiếng Telugu được biết đến như "tiếng Ý của phương Đông" bởi vì danh từ của nó thường được kết thúc bằng nguyên âm. Theo truyền thống, không có khoảng trống giữa các từ trong văn viết tiếng Telugu, nhưng ngày nay dấu câu tiếng anh được sử dụng rộng rãi hơn.


    Người sử dụng: 96 triệu người

    Tiếng Telugu
    Tiếng Telugu
    Tiếng Telugu
    Tiếng Telugu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy