Top 13 Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng tại bảo tàng vùng đất Thánh Vatican

Jane TrucVy 164 0 Báo lỗi

Vùng đất Thánh Vatican là nơi nắm giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật vĩ đại trên thế giới trong 26 viện bảo tàng. Nơi đây có một số tác phẩm nghệ thuật ... xem thêm...

  1. Laocoon là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ xưa nổi tiếng và có giá trị nhất thế giới. Nó được khai quật gần Santa Maria Maggiore vào năm 1506. Trong lịch sử, Pliny the Elder - người đã qua đời trong vụ phun trào Vesuvius vào năm 79 sau công nguyên, đã mô tả về bức tượng này, ông cho rằng đó là tác phẩm của các nhà điêu khắc Rhodes Hagesandros, Athanodoros cùng Polydoros; nó đã từng được dùng để trang trí trong cung điện của Hoàng đế Titus. Sau sự sụp đổ của đế chế La Mã, Laocoon từng bị mất tích trong một thiên niên kỷ. Nó được ưa thích hơn tất cả các mô tả khác về chủ đề tương tự bằng tranh hoặc bằng đồng. Sau khi phát hiện ra, Michelangelo đã khôi phục lại, đồng thời thúc giục Julius II mua nó. Laocoon trở thành tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được trưng bày tại Vatican.


    Ban đầu nó được ca ngợi là tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp ở thế kỷ thứ II trước công nguyên. Nhưng cũng rất có thể là một bức tượng bằng đá cẩm thạch La Mã vào thế kỷ thứ nhất sao chép từ bản gốc bằng đồng của Hy Lạp. Nó được tôn sùng nhờ kỹ thuật điêu luyện cùng khả năng kết xuất giàu cảm xúc. Tác phẩm này dựa trên một câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ đại. Trong đó, linh mục Laocoon và hai con trai của ông bị tấn công bởi rắn do Athena gửi đến.


    Ông đã dùng hết sức để cố gắng xé toạc đầu con rắn sắp cắn vào mình. Còn con rắn kia đã cắm nanh vào hông người con thứ, người này gục xuống trong đau đớn, trong khi người con cả cố gắng thoát khỏi nó. Điều này là để trừng phạt Laocoon vì đã vạch trần cho những người trong thành của mình về mánh khóe “Con ngựa thành Troy” do người Hy Lạp để lại như "lễ vật cho Athena", điều này khiến người Hy Lạp vô cùng tức giận. Nhưng sự cố gắng của họ là vô ích, ba nhân vật cố gắng thoát khỏi con rắn một cách tuyệt vọng. Vì tầm quan trọng của tác phẩm điêu khắc này không chỉ giới hạn ở giá trị của nó như một tác phẩm nghệ thuật, mà còn bao gồm cả lịch sử trong đó, công trình tái tạo cũ của Montorsoli đã được bảo tồn bằng một tấm thạch cao mà ngày nay ta có thể nhìn thấy trên các cửa sổ tại bảo tàng Gregorian Profane.

    Tượng Laocoon và con trai của ông
    Tượng Laocoon và con trai của ông
    Tượng Laocoon
    Tượng Laocoon

  2. Apollo Belvedere là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thời cổ đại. Đó là bản sao La Mã từ bản gốc bằng đồng của Leochares từ thế kỷ thứ II. Các nhà phê bình đã công nhận nó đến từ La Mã, vì sự thể hiện rất rõ hình ảnh thần Apollo đang đi đôi dép đặc trưng của người La Mã. Vào thế kỷ XIV, Julius II đã mang bức tượng này từ cung điện của ông gần San Pietro ở Vincoli đến Tòa tượng Belvedere. Hai bàn tay của bức tượng làm bởi Giovanni Angelo da Montorsoli năm 1532, và bị loại bỏ vào năm 1924. Nó được điêu khắc bằng đá cẩm thạch lớn hơn ngoài đời thực cho thấy Apollo đang trong tư thế võ sĩ, vừa bắn một mũi tên.


    Đây được coi là mẫu mực của vẻ đẹp nam tính, thể thao, tràn đầy thần khí. Vị thần cầm một cây cung trên tay trái, như biểu tượng cho vai trò báo thù của mình. Còn tay phải, có lẽ ông đang cầm một mũi tên lấy từ ống đựng tên đang mở. Chiếc áo choàng phủ trên vai và cánh tay trái làm nổi bật vóc dáng trẻ trung, rạng rỡ, biểu hiện tối đa của sự cao quý cũng như thuần khiết từ con người Apollo.

    Tuợng Apollo Belvedere được phát hiện vào khoảng năm 1485. Sau đó, Giuliano della Rovere - một nhà sưu tập nghệ thuật vĩ đại, người đã trở thành Giáo hoàng Julius II mua lại. Tác phẩm được ca ngợi là “lý tưởng nghệ thuật cao nhất trong tất cả các tác phẩm của thời cổ đại”. Năm 1511, Apollo Belvedere được đặt trong Tòa Bát Giác, nơi Julius II trưng bày những bức tượng cổ điển của mình. Ngoại trừ khoảng thời gian 20 năm khi Napoleon đánh sập bức tượng và kéo nó đến bảo tàng Louvre ở Paris, thì Apollo Belvedere luôn có mặt trong bảo tàng Vatican.

    Tượng Apollo Belvedere
    Tượng Apollo Belvedere
    Tượng Apollo Belvedere
    Tượng Apollo Belvedere
  3. Belvedere Torso là mảnh vỡ nổi tiếng của một bức tượng nam khỏa thân bị hư hại, có lẽ nó cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất tại Vatican, và là một trong những bức tượng điêu khắc Hy Lạp nguyên bản duy nhất của bảo tàng. Giống như Laocoon, Belvedere Torso có ảnh hưởng lớn đến các nghệ sĩ thời phục hưng như Michelangelo và Raphael. Mảnh vỡ người đàn ông khỏa thân cao 1,59m được biết đến ở Rome từ những năm 1430. Nó được cho là đã truyền cảm hứng tới tác phẩm Adam trong Nhà nguyện Sistine của Michelangelo. Tuy được phát hiện vào thế kỷ XV, nhưng tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch này đã có từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Được ký tên lên bởi “Apollonius, con trai của Nestor, người Athen.

    Hình ảnh mô tả người đàn ông cơ bắp đang ngồi trên một tấm da động vật, và việc xác định chính xác điều này vẫn còn gây tranh cãi. Mặc dù theo như trước đó nó đã được xác định là một Heracles ngồi trên da của sư tử Nemean. Bức tượng được ghi lại trong bộ sưu tập của Hồng y Prospero Colonna tại cung điện gia đình ông ở Monte Cavallo - Rome từ năm 1433. Khoảng năm 1500, nó thuộc quyền sở hữu của nhà điêu khắc Andrea Bregno, và vẫn ở trong Palazzo Colonna trong cuộc cướp phá thành Rome vào năm 1527 khi bị một số vết cắt xén. Trong khoảng thời gian từ năm 1530 đến 1536, tác phẩm điêu khắc được Giáo hoàng mua lại. Và bằng cách nào đó nó đã được đưa vào các bộ sưu tập của Vatican.


    Nhưng đến giữa thế kỷ XVI, tác phẩm lại được lắp đặt tại Cortile del Belvedere - nơi nó ở cùng với tượng Apollo Belvedere, cùng với các tác phẩm điêu khắc La Mã nổi tiếng khác. Tương truyền rằng Giáo hoàng Julius II đã yêu cầu Michelangelo hoàn thành mảnh tượng với tay, chân, khuôn mặt. Nhưng ông đã từ chối và nói rằng nó quá đẹp để có thể thay đổi; thay vào đó, ông sử dụng nó làm nguồn cảm hứng cho một số nhân vật trên trần nhà nguyện Sistine. Belvedere Torso vẫn là một trong số ít tác phẩm điêu khắc cổ đại được ngưỡng mộ vào thế kỷ XVII và XVIII mà danh tiếng không bị ảnh hưởng trong thời hiện đại. Một số phiên bản nhỏ bằng đồng của nó đã được thực hiện trong thế kỷ XVI, thường được khôi phục dưới dạng một Hercules đang ngồi. Belvedere Torso đã từng được đặt tại bảo tàng Anh cho cuộc triển lãm năm 2015 về cơ thể con người trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.

    Tượng Belvedere Torso
    Tượng Belvedere Torso
    Tượng Belvedere Torso
    Tượng Belvedere Torso
  4. Việc tìm được một bức tượng cổ bằng đồng thực sự là điều rất quý giá. Bởi vì đã từng có rất nhiều trong số chúng đã bị người La Mã nấu chảy để tái chế kim loại. Hercules là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất ở Vatican. Đó là một bức tượng khoả thân mạ vàng với đôi mắt to nhìn chằm chằm vào người đối diện, cùng với mái tóc xoăn. Ta có thể dễ dàng nhận ra hình ảnh Hercules đang trong tư thế đứng với tấm da sư tử Nemean quấn trên cánh tay, chiếc gậy là điểm tựa và những quả táo của Hesperides được cầm trên tay trái. Bức tượng có niên đại đâu đó từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III sau công nguyên. Các nhà sử học tin rằng nó được sao chép từ phong cách Neo-Attic phổ biến vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên.


    Sau khi tác phẩm bằng đồng mạ vàng này được các nhà khảo cổ tìm thấy vào năm 1864, bên dưới sân của Cung điện Pio Righetti, gần Campo de' Fiori, và trong khu vực nhà hát của Pompey. Ít lâu sau, nó đã được trao cho Đức Giáo Hoàng Pius IX. Đó là lý do tại sao tượng thần Hercules ở Vatican ngày nay.


    Tác phẩm Thần Hercules khổng lồ đã được phục hồi bởi Pietro Tenerani - người sửa chữa nó bằng thạch cao và đồng. Việc trùng tu công trình đồ sộ này rất phức tạp vì kết cấu lẫn kích thước cao gần 4m của nó có từ đầu thế kỷ II-III sau công nguyên. Sự can thiệp nhằm mục đích thực hiện việc bảo tồn cũng như tính thẩm mỹ cho tác phẩm. Những người phục chế đã làm sạch bề mặt mạ vàng, đồng thời xác minh các lớp chồng lên nhau. Sau đó, họ sẽ củng cố để sửa đổi các tích hợp trước đó, cũng như bổ sung biện pháp bảo vệ cuối cùng.

    Tượng thần Hercules khổng lồ
    Tượng thần Hercules khổng lồ
    Chi tiết thần Hercules với tấm da sư tử Nemean quấn trên tay và cầm những quả táo của Hesperides
    Chi tiết thần Hercules với tấm da sư tử Nemean quấn trên tay và cầm những quả táo của Hesperides
  5. Bức tượng cổ khổng lồ Braschi Antinous cao 3,3m này mô tả về Antinous, là sự kết hợp của hai vị thần: Dionysus và Osiris. Nó có niên đại 138 sau công nguyên, cũng như được phát hiện vào khoảng năm 1792 tại cung điện của hoàng đế Hadrian, ở Palestrina, bên ngoài Tivoli; phục hồi bởi Giovanni Pierantoni. Tượng Braschi Antinous được trưng bày tại Palazzo Braschi tại Rome cho đến năm 1844, đó là lý do vì sao nó có cái tên như vậy.


    Antinous (khoảng 111-130) là người được yêu thích và có lẽ là người tình của hoàng đế Hadrian (117-138).


    Truyền thuyết kể rằng Antinous lọt vào mắt xanh của Hadrian khi chỉ mới 12 tuổi. Hoàng đế đã yêu ông một cách điên cuồng và biến ông trở thành người bạn đồng hành thường xuyên của mình. Tuy nhiên, Antinous đã qua đời một cách bí ẩn khi đang cùng hoàng đế đi dọc sông Nile vào tháng 10 năm 130. Hadrian quá suy sụp vì mất mát này nên ngay lập tức thần thánh hóa hình ảnh của Antinous. Ông thành lập thành phố Antinopolis - gần nơi mà Antinous qua đời, và thành phố này đã trở thành trung tâm thờ cúng Osiris-Antinous. Trong bức tượng khổng lồ, Antinous xuất hiện như một vị thần, đầu đội vương miện bằng lá, dây thường xuân, quả mọng - thứ mà ban đầu lẽ ra phải là một con rắn hổ mang hoặc một bông hoa sen. Tay trái cầm một cây quyền trượng có hình nón thông trên đỉnh (đây cũng là một sự bổ sung hiện đại).

    Tượng Braschi Antinous
    Tượng Braschi Antinous
    Tượng Braschi Antinous
    Tượng Braschi Antinous
  6. Một tác phẩm điêu khắc nổi tiếng khác trong bảo tàng Vatican chính là bức tượng bằng đá cẩm thạch thế kỷ XIX tuyệt đẹp của Antonio Canova (1757-1822) - một nhà điêu khắc tân cổ điển vĩ đại người Ý, tác phẩm mang tên “Perseus Triumphant” (Perseus chiến thắng). Ông đã làm nó trong khoảng thời gian vài tháng từ cuối năm 1800 đến đầu năm 1801 cho vị quan tòa Onorato Duveyriez - chủ sở hữu đầu tiên của bức tượng.


    Nó thể hiện hình ảnh á thần Hy Lạp Perseus đang cầm đầu của Medusa (một con rắn biến người thành tượng đá). Ông đang đứng trong tư thế rất đắc thắng, chân mang đôi dép của vị thần đưa tin La Mã Mercury - thứ giúp ông có thể bay; Perseus cũng đội chiếc mũ của Hades - thứ có thể khiến ông tàng hình. Chân trái đặt ở phía trước trong khi chân phải thì hơi nhấc lên, kết hợp với bàn tay dang rộng đã tạo ra một tư thế mạnh mẽ đắc thắng. Điều này cũng tạo cảm giác chuyển động trong bức tượng, đồng thời cơ thể toát lên sức mạnh cũng như sự quyền lực. Hơn nữa, bằng cách nhìn chằm chằm vào đầu của Medusa, Perseus nhấn mạnh chiến thắng của mình vì ông đã vượt qua sự tàn ác của con rắn ấy, nó thể hiện Medusa không còn là mối đe dọa phải trốn tránh. Còn bên phía tay phải, Perseus cầm một thanh kiếm đàn hạc thuộc sở hữu của Zeus. Tác phẩm này được lấy cảm hứng rất nhiều từ bức tượng Apollo Belvedere.


    Vì vào thời điểm đó, Apollo Belvedere đã bị Napoleon lấy cắp từ Vatican mang đến Paris, và Perseus đã được Đức Giáo Hoàng Pius VII mua lại để trưng bày trên bệ - thay thế cho vị trí trước đây tượng thần Apollo đã đứng. Chính trọng lượng, tỷ lệ cũng như đặc điểm biểu cảm của bức Belvedere Apollo đã truyền cảm hứng cho Canova trong bức tượng Perseus Triumphant nổi tiếng này.

    Tượng Perseus Triumphant
    Tượng Perseus Triumphant
    Tượng Perseus Triumphant
    Tượng Perseus Triumphant
  7. Venus Felix là tác phẩm điêu khắc về thần Vệ nữ và con trai là thần Cupid đứng bên cạnh, nó đã có từ thế kỷ thứ II sau công nguyên. Phần đầu của bức tượng khá giống với Faustina the Younger. Hiện bức tượng đang được lưu giữ ở bảo tàng Pius-Clementine thuộc thành phố Vatican, cũng như được trưng bày trong vùng bát giác tại sảnh Hermes. Venus Felix có nghĩa là “may mắn”. Thật vậy, nó chính là kiệt tác điêu khắc nổi tiếng của Vatican, đồng thời là một tác phẩm mang vẻ đẹp cổ điển.

    Tượng Venus đứng trong phần đế Contrapposto, nửa thân dưới che bởi một tấm vải xếp nếp điêu khắc tinh xảo - biểu hiện của sự trinh nguyên. Không phải là bản sao, nhưng nó làm cho người ta gợi nhớ đến tác phẩm tổng thể vĩ đại - Aphrodite of Cnidus của Praxiteles được thực hiện vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Bức tượng còn có một dòng mô tả đặc biệt trên phần đế, cho biết đây là vật mà Sallustia dành tặng cho Venus Felix. Nó được mô phỏng theo tác phẩm điêu khắc Hy Lạp - Aphrodite Cnidian, bởi Praxiteles - bức tượng được cho là tượng phụ nữ khỏa thân có kích thước người thật đầu tiên trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.

    Tượng Venus Felix
    Tượng Venus Felix
    Tượng thần Cupid đứng bên cạnh Venus Felix
    Tượng thần Cupid đứng bên cạnh Venus Felix
  8. Ariadne Đang Ngủ là bản sao theo phong cách Hadrian La Mã của một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp thuộc trường phái Pergamene từ thế kỷ thứ II trước công nguyên, và cũng là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thời cổ đại. Nó đã được Giáo Hoàng Julius II mua lại vào năm 1512, ngay lập tức được lắp đặt trong sân Belvedere - nơi người ta điều chỉnh nó để trang trí cho đài phun nước.


    Sau khi di chuyển nhiều lần, cuối cùng bức tượng được đặt ở vị trí mà mọi người có thể thấy ngày nay tại bảo tàng Vatican. Tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch này là của một nghệ sĩ vô danh vào năm 1779, và họa sĩ Cristoforo Unterperger đã vẽ nền cho nó bằng các họa tiết Ai Cập, hiện được phủ một lớp sơn đỏ. Bởi vì trên nó có chi tiết của một chiếc vòng tay hình con rắn, nên người ta tin nhầm rằng đây là tượng Cleopatra - người tự sát bằng vết cắn của rắn hổ mang. Chính Ennio Quirino Visconti - một nhà sử học nghệ thuật của Đức Giáo Hoàng vào những năm 1700, đã công nhận bức tượng này là Ariadne.

    Ariadne là một nữ anh hùng quan trọng trong thần thoại Hy Lạp. Cô là con gái vua Minos của Crete - người sau khi giúp người yêu mình là Theseus chiến thắng Minotaur nửa người nửa bò, đưa cho anh ta sợi dây giúp thoát khỏi mê cung sau khi giết quái vật. Cặp đôi đính hôn, sau đó Theseus đưa Ariadne trở lại Athens. Trên đường đi, cô bị kẻ bạc tình bỏ rơi trong lúc ngủ quên trên đảo Naxos. Tác phẩm cho thấy hình ảnh Ariadne đang ngủ trông rất đáng thương, vì vẫn không biết mình bị bỏ rơi. Cô được tìm thấy bởi Dionysus - vị thần rượu vang, người sinh ra trên đảo. Anh ta đã ngay lập tức yêu cô, thức tỉnh và kết hôn với cô. Tác phẩm Ariadne Đang Ngủ của Vatican đã ghi lại khoảnh khắc quan trọng đó. Ariadne đáng thương và quyến rũ, người xem được đặt vào vị trí của Dionysus khi khám phá ra cô ấy.

    Tượng Ariadne Đang Ngủ
    Tượng Ariadne Đang Ngủ
    Tượng Ariadne Đang Ngủ
    Tượng Ariadne Đang Ngủ
  9. Colonna Venus là một bản sao bằng đá cẩm thạch La Mã của tác phẩm điêu khắc Aphrodite of Cnidus đã mất của Praxiteles, được bảo tồn như một phần trong bộ sưu tập tại Bảo tàng Vatican.


    Giờ đây, nó chính là bản sao La Mã nổi tiếng nhất và phản ánh chính xác nhất bản gốc, qua trung gian là một bản sao thời Hy Lạp. Khi Christian Blinkenberg viết chuyên khảo hiện đại đầu tiên về Aphrodite Cnidian vào năm 1933, ông đã tìm thấy Aphrodite Colonna. Nhà sử học Pliny viết rằng Praxiteles đã tạo ra hai bức tượng Aphrodite có giá trị bằng nhau: một bức được mặc quần áo và bức còn lại thì không. Người dân Cos thích Aphrodite mặc quần áo hơn, còn người Cnidians thì đã mua bức khỏa thân còn lại, và bức này đã thành công vang dội.

    Thần Vệ nữ Colonna là một trong bốn tượng Thần Vệ nữ bằng đá cẩm thạch được Filippo Giuseppe Colonna tặng cho Đức Giáo Hoàng Pius VI vào năm 1783. Ngay lập tức nó làm lu mờ các tác phẩm khác như Belvedere Venus đã có từ lâu trong bộ sưu tập của Vatican. Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, một tấm màn thiếc trang trọng được quấn khiêm tốn quanh chân của bức tượng Colonna Venus, nhưng tấm màn này đã bị dỡ bỏ vào năm 1932 khi bức tượng được chuyển đến Gabinetto delle Maschere - nơi mà ta có thể nhìn thấy nó ngày hôm nay.

    Tượng Colonna Venus
    Tượng Colonna Venus
    Tượng Colonna Venus
    Tượng Colonna Venus
  10. Tác phẩm Sông Nile là một bức tượng khổng lồ tượng trưng cho dòng sông Nile, nó hiện đang được trưng bày tại bảo tàng điêu khắc nghệ thuật công cộng Vatican, bên trong tòa Thánh, hay còn được gọi là nhà nước thành phố Vatican. Người ta tìm thấy nó vào năm 1513 tại Campo Marzio Rione, gần Vương cung thánh đường Santa Maria Sopra Minerva - nơi nó được coi là đã làm phong phú cho nội thất của ngôi đền La Mã Iseo Campense - chỗ dành riêng cho các vị thần Ai Cập Isis và Serapis. Tác phẩm hoành tráng này cũng là một trong những tác phẩm điêu khắc lớn nhất trong bảo tàng Vatican, cũng như rất có thể là một phần của loạt tượng có giá trị trong một khu bảo tồn do hoàng đế Domitian tạo ra.

    Bức tượng mang trong đó câu chuyện ngụ ngôn về Sông Nile. Một ông già đáng kính nằm trên bờ sông đầy bùn ở Alexandria, được nâng đỡ bởi một con nhân sư; ông đội một vòng hoa lúa mì, lau sậy cùng hoa sen; với chùm trái cây trên cánh tay trái và những bông lúa mì bên tay phải. Những thuộc tính này tượng trưng cho sự màu mỡ do dòng sông ban tặng. Đặc biệt hơn nữa, điều tạo nên sự khác biệt cho tác phẩm điêu khắc Sông Nile với những tác phẩm khác cùng loại chính là các tượng putti cũng như động vật nhỏ đang vây xung quanh hình tượng lớn. Mười sáu đứa trẻ ám chỉ đến mười sáu cubit nước mà dòng sông dâng lên vì lũ lụt hàng năm. Hơn nữa, phần đế cũng như mặt sau của bức tượng được trang trí rất phong phú với phong cảnh sông Nile cùng người, hà mã, cá sấu - tạo nên hình ảnh độc đáo thu hút nhiều người dân lẫn các nhà sử học tìm hiểu thêm về nó.


    Tác phẩm được cho là đã tồn tại từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, và được xem là ví dụ điển hình nhất cho hình tượng này. Sông Nile chính là một di tích đích thực đã được lưu giữ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của thành phố vĩnh cửu Rome, để ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng nó trong bảo tàng Vatican đồ sộ, đầy ắp các hiện vật.

    Tượng Sông Nile
    Tượng Sông Nile
    Tượng Sông Nile
    Tượng Sông Nile
  11. Augustus of Prima Porta là tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch cao 6,5 foot về hoàng đế Augustus trong bảo tàng Vatican. Nó được phát hiện vào ngày 20 tháng 4 năm 1863 trong quá trình khai quật tàn tích của Biệt thự Livia (vợ của Augustus) trên Đồi Palatine. Bà đã sống ở đó sau khi ông qua đời. Bức tượng có niên đại từ thế kỷ thứ I, và rất có khả năng là bản sao của tác phẩm điêu khắc trước đó từ năm 20 trước công nguyên - tác phẩm kỷ niệm chiến thắng của Augustus trước người Parthia. Tuy nhiên, Prima Porta chắc chắn là một trong những bức tượng quan trọng nhất còn tồn tại của Hoàng đế Augustus.

    Tác phẩm điêu khắc này được trang trí đẹp mắt cũng như chạm khắc một cách chuyên nghiệp bằng đá cẩm thạch từ đảo Paros-Hy Lạp. Nó mô tả chi tiết về Augustus đang đứng trong tư thế Contrapposto (tư thế thoải mái khi một chân chịu trọng lực). Vị hoàng đế mặc quân phục và cánh tay phải dang rộng, chứng tỏ rằng ông đang nói chuyện với quân đội của mình. Điều này khiến người xem ngay lập tức có thể cảm nhận được sức mạnh của một vị vua, với tư cách là người lãnh đạo quân đội cũng như một nhà chinh phạt quân sự. Nó truyền đạt rất nhiều thứ về quyền lực và hệ tư tưởng của hoàng đế. Trên thực tế, trong bức chân dung này, Augustus thể hiện mình là một người chiến thắng quân sự vĩ đại, là người ủng hộ trung thành cho tôn giáo La Mã.


    Bức tượng cũng báo trước thời kỳ hòa bình 200 năm mà ông khởi xướng, được gọi là Pax Romana. Augustus đi chân trần, điển hình cho việc miêu tả hình ảnh một vị thần - để củng cố mối liên hệ với thần thánh - thần Cupid ngồi ở mắt cá chân phải của ông. Mặc dù có một số vết nứt, nhưng bức tượng Augustus of Prima Porta hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Giờ đây, nó chính là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của vị hoàng đế đầu tiên trong Đế chế La Mã, người là một bậc thầy về tuyên truyền trực quan.

    Tượng Augustus of Prima Porta
    Tượng Augustus of Prima Porta
    Tượng Augustus of Prima Porta
    Tượng Augustus of Prima Porta
  12. Julius Caesar là nhà lãnh đạo La Mã đầu tiên cho phép việc sao chép rộng rãi hình ảnh của mình. Các bức chân dung về ông nhằm quảng bá quyền lực cũng như tầm nhìn của một người cai trị duy nhất. Nhưng vấn đề là không có bức tượng bán thân nào còn sót lại được xác thực chắc chắn là Julius Caesar, và cũng không có công nghệ hiện đại nào có thể xác định chính xác hình ảnh của ông. Những người theo chủ nghĩa cổ điển hầu hết chỉ để lại mô tả về ngoại hình của Caesar từ nhà sử học Suetonius.


    Các bức tượng bán thân ở Vatican này là những đại diện khá cổ điển về diện mạo của Julius Caesar được mô tả trong các tác phẩm. Ở các hình ảnh thực tế, nhà độc tài nổi tiếng trông kiên quyết và quyết đoán. Vầng trán rộng, đôi mắt to sát chân mày, cùng gò má cao; khuôn mặt thể hiện những nét đặc trưng của sự quyết tâm, dựa trên những đặc điểm được lý tưởng hóa. Tính cá nhân này có lẽ được lấy cảm hứng từ các bức chân dung bán thân của những người cai trị thời Hy Lạp, nó khá nổi bật trong những hình ảnh tái tạo hình dáng cuối cùng của Julius Caesar.


    Đây là tác phẩm điêu khắc được cho là thực hiện vào khoảng tầm giữa năm 30-20 trước công nguyên. Nói rõ hơn về Caesar, thì ông là một chính trị gia, quân nhân, nhà văn - người đã thay đổi sâu sắc nhà nước cộng hòa La Mã, dọn đường cho con nuôi của mình là Octavian cách mạng hóa hoàn toàn hệ thống chính trị cũng như việc thành lập đế chế. Bức tượng chân dung bán thân này đã được nhà điêu khắc Vincenzo Pacetti bán cho bảo tàng Vatican vào năm 1804; nó được trùng tu năm 1823, và đã được trưng bày trong nhiều năm tại bảo tàng Chiaramonti.

    Tượng bán thân của Julius Caesar
    Tượng bán thân của Julius Caesar
    Tượng bán thân của Julius Caesar
    Tượng bán thân của Julius Caesar
  13. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch có kích thước ngoại cỡ về hoàng đế Claudius ở Vatican. Người ta đã phát hiện ra nó tại Tivoli vào năm 1865, và có thể bức tượng đã được tạc vào đầu triều đại của Claudius, khoảng năm 42 hoặc 43 sau công nguyên.


    Tác phẩm nổi tiếng phức tạp này chạm khắc từ một mảnh Sardonyx, đây là loại khoáng chất bao gồm các dải màu song song. Claudius As Jupiter được đặt trong viện bảo tàng Vatican, nó mô tả hoàng đế Claudius (trị vì từ năm 41-54 sau công nguyên) là vua của các vị thần - thần Jupiter; cơ thể khỏa thân một phần, được lý tưởng hóa từ vị thần tối cao Jupiter (thần Zeus của Hy Lạp). Một con đại bàng - sinh vật linh thiêng, được nhìn thấy ở bên cạnh Claudius khi ông cầm vương trượng tượng trưng cho sức mạnh của sao Mộc. Tuy nhiên, thay vì tia sáng, Claudius lại cầm một đĩa rượu trên tay phải. Con đại bàng này chính là hình ảnh nói lên sức mạnh của người cai trị đối với đế chế La Mã, cũng như quyền lực của sao Mộc đối với toàn bộ vũ trụ.

    Bức tượng đã thể hiện hai điều bất hợp lý. Đầu tiên, rõ ràng là nó kết hợp giữa cơ thể của một chàng trai trẻ với cái đầu của người đàn ông ngoài 50 tuổi. Thứ hai, nó thể hiện hình ảnh vị hoàng đế trong vỏ bọc một vị thần chính của La Mã - thần Jupiter. Ta có thể nhận biết qua các chi tiết là vương miện bằng gỗ sồi, quyền trượng trên tay trái và đại bàng - con vật của sao Mộc dưới chân bức tượng. Sự khác biệt giữa khuôn mặt của một người già trên cơ thể trẻ là điều phổ biến trong nghệ thuật La Mã, đặc biệt là khi hình ảnh này được sử dụng để làm tuyên truyền.

    Claudius As Jupiter
    Claudius As Jupiter
    Claudius As Jupiter
    Claudius As Jupiter




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy