Bài văn phân tích ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - Ngữ văn 10 số 1
Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ có vị trí vô cùng quan trọng. Nó đóng góp một gia tài khá lớn những bài thơ hay, thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân Việt Nam xưa. Trong đó, bài ca dao:
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Thể hiện tinh thần hài hước, châm biếm. mỉa mai, những chàng trai thanh niên, sức dài vai rộng nhưng lười nhác, không thích lao động, không làm được việc gì ra hồn, có ích cho gia đình và xã hội. Câu ca dao sử dụng nghệ thuật nói quá, phóng đại sự việc, kết hợp với nghệ thuật đối lập làm tăng sự hài hước, châm biếm. Ông cha ta từ xưa tới nay thường nói “Sức dài vai rộng” để nói về những người con trai đang tuổi thanh niên, xuân xanh phơi phới. Là tuổi mạnh khỏe, sung sức nhất trong đời người.
Bác Hồ cũng có câu nói về thanh niên như sau “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên" hay câu thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Để thể hiện sự lực lưỡng khỏe mạnh của những người thanh niên sung sức, đang tràn đầy nhiệt huyết, giữa tuổi đôi mươi xuân xanh, gợi cho con người ta nhiều ý tưởng, ước mơ hoài bão lớn lao. Nhưng trong bài ca dao này, người xưa đã phác họa lên chân dung một chàng thanh niên vô cùng hài hước, nhiều tính mỉa mai. Thể hiện sự lười biếng của chàng trai. Thể hiện công việc nặng nhọc mà chàng trai làm không phải là đào núi, lấp biển, những việc vĩ đại phi thường gì mà chỉ là “Khom lưng, chống gối gánh hai hạt vừng”. Hình ảnh “khom lưng” “chống gối” thể hiện việc con người phải lấy sức lực, làm việc gì đó nặng nhọc lắm, như công việc gánh đất đá, đập đá vá trời gì ghê gớm lắm nhưng chỉ để gánh hai hạt vừng. Hạt vừng là loại hạt nhỏ bé, nhẹ bẫng chỉ cần một ngón tay cũng nhấc được hai hạt vừng, vậy mà chàng trai của chúng ta phải khom lưng, chống gối thể hiện việc thiếu sức khỏe, yếu ớt do lười nhác lâu ngày nên sức khỏe giảm sút giống như một người tàn phế đã lâu.
Bài ca dao mỉa mai những chàng trai lười nhác, không chịu vận động chân tay, nên sức khỏe lâu ngày thành yếu ớt, như người thực vật bị tàn phế nằm một chỗ lâu ngày, đến khi gánh hai hạt vừng cũng phải khom lưng chống gối mới có sức để làm.
Bên cạnh đó, bài ca dao cũng muốn mỉa mai, châm biếm những chàng trai nhu nhược thiếu ý chí chiến đấu, thiếu ước mơ hoài bão trong cuộc sống, chỉ biết loanh quanh xó nhà khiến cho cơ thể ươn hèn, yếu ớt, lãng phí tuổi xuân xanh của mình trong vài ba việc lặt vặt không tạo nên sự nghiệp lớn có ích cho xã hội, xứng đáng với phận làm trai.