Top 16 Món ăn không thể thiếu trong ngày giáng sinh (Noel)

Nguyên Bảo Nguyệt Nhi 9190 0 Báo lỗi

Nhắc đến Giáng sinh, ngoài ông già Noel và cây thông, những món ăn truyền thống cũng không thể thiếu trên bàn tiệc nơi gia đình, bạn bè quây quần vào dịp đón ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bánh gừng

    Nếu như trong ngày tết cổ truyền củaViệt Nam thì chúng ta luôn luôn có món bánh chưng trong bữa ăn thì đối với người phương Tây hay những người theo đạo thiên chúa nói chung, thì ngày lễ giáng sinh không thể thiếu món bánh gừng.


    Bánh gừng không chỉ ngon mà còn có hình dáng và cách trang trí vô cùng phong phú, thể hiện sự sáng tạo của người làm ra nó. Và các bạn cũng hoàn toàn có thể thực hiện điều này bằng công thức làm bánh gừng đơn giản mà mình đưa ra dưới đây. Hãy vào bếp với Toplist.vn học cách làm bánh gừng giòn thơm đẹp mắt cho ngày giáng sinh để dành tặng mọi người nhé.


    Nguyên liệu làm món bánh gừng cho 4 người ăn:

    • 320g bột mì đa dụng
    • 1/2 muỗng cà phê baking soda
    • 3/4 muỗng cà phê muối
    • 1 muỗng cà phê bột gừng
    • 1/2 muỗng cà phê bột quế
    • 1/4 muỗng cà phê bột đinh hương
    • 1/4 muỗng cà phê hạt nhục đậu khấu
    • 110g bơ
    • 100g đường
    • 125ml mật ong hoặc si-rô
    • 2 muỗng cà phê vani
    • Kem tươi, kẹo dẻo,…để trang trí

    Cách làm món bánh gừng cho 4 người ăn:

    • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm món bánh gừng. Bột bánh các bạn rây lại cho thật mịn. Bơ các bạn để trong nhiệt độ phòng cho mềm nhé.
    • Bước 2: Các bước thực hiện món bánh gừng cho 4-5 người ăn:
      Trước hết, các bạn chuẩn bị một cái bát rồi cho các nguyên liệu khô vào bao gồm: Bột mì, baking soda, bột quế, bột gừng, bột đinh hương, hạt nhục đậu khấu và muối, Các bạn dùng phới đánh trứng trộn thật đều các nguyên liệu với nhau nhé.Tiếp theo, các bạn lấy một cái thố trộn bột hoặc một cái bát lớn khác để chúng ta trộn tiếp các thành phần khác gồm: Mật ong, bơ, đường, vani và thêm một chút nước. Sau đó, các bạn dùng máy trộn bột, trộn thật đều các nguyên liệu lên sao cho chúng thật mịn là được.
    • Bước 3: Tiếp đến, các bạn sẽ cho hỗn hợp bột mì ở trên vào thố trộn và tiếp tục đánh đều. Sau khi hoàn thành bước trộn bột, các bạn cho bột ra mặt bàn và nhào bột qua vài lần cho bột thật mềm, mịn và thống nhất với nhau. Tiếp theo, các bạn chia khối bột thành hai phần rồi dùng màng bọc thực phẩm nilon bọc kín bột lại. Đồng thời các bạn sẽ cho hai phần bột này vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng hai giờ hoặc cho đến khi nào bột trở nên đông cứng lại. Khi bột chuẩn bị đạt yêu cầu thì các bạn tranh thủ làm nóng sẵn lò nướng nhé. Nhiệt độ chúng ta cần có là 375 độ F tương đương với 190 độ C.
    • Bước 4: Bước tiếp theo, các bạn lấy các khối bột trong tủ lạnh ra ngoài, bỏ vỏ bọc đi rồi dùng gậy cán bột cán phẳng miếng bột ra. Sau đó, các bạn dùng khuôn bánh hình người ấn mạnh lên miếng bánh để tạo thành một chiếc bánh gừng hình người truyền thống. Tiếp đến, các bạn xếp những chiếc bánh này vào khay và cho chúng vào lò nướng, chúng ta sẽ nướng bánh khoảng 9-12 phút hoặc cho đến khi bánh có màu vàng và có mùi thơm mạnh. Khi bánh chín, các bạn lấy bánh ra ngoài và để bánh nguội tự nhiên.
      Cuối cùng, các bạn cho kem tươi vào túi bắt kem và bắt đầu trang trí những chiếc bánh gừng theo ý thích của mình
      Các bạn có thể dùng thêm những chiếc kẹo socola, chip hay kẹo dẻo để trang trí bánh cho đẹp và nhiều màu sắc hơn. Hoặc sáng tạo thành những kiểu dáng khác nhau cho bánh gừng thêm phong phú.

    Lưu ý khi làm món bánh gừng:

    Nếu như các bạn thích có nhiều vị cay cũng như đậm mùi gừng hơn thì các bạn có thể cho thêm bột gừng. Khi nướng bánh xong, các bạn không lấy bánh ra ngoài ngay mà chỉ tắt lò nướng rồi để bánh yên trong lò khoảng vài phút rồi mới lấy bánh ra ngoài để tránh bị sốc nhiệt, dẫn đến phần chân, tay của chiếc bánh dễ bị vỡ vụn. Nhiệt độ của các lò nướng không phải hoàn toàn giống nhau vì vậy các bạn chú ý điều chỉnh nhiệt độ cũng như thời gian nướng bánh cho phù hợp với lò nướng của gia đình. Tránh nướng bánh quá lâu khiến bánh bị khô, dễ vỡ và ăn không ngon.


    Từ những câu chuyện cổ của người dân Đức về những bé trai hay bé gái bị lạc trong rừng rồi tìm thấy một căn nhà được làm từ bánh kẹo của mụ phù thủy, chiếc bánh gừng được ra đời và được sáng tạo hơn trong cách trang trí cũng như hương vị. Và không chỉ đối với người dân Đức, mà bất cứ nơi đâu có giáng sinh thì nơi đó đều phải có bánh gừng. Mùa giáng sinh năm nay, các bạn hãy tự tay làm những chiếc bánh gừng nóng hổi đẹp mắt để dành tặng cho người mà bạn yêu thương.


    Chúc các bạn thành công và có một đêm giáng sinh ấm áp cùng với những chiếc bánh gừng này nhé !

    Bánh gừng
    Bánh gừng
    Bánh gừng
    Bánh gừng

  2. Top 2

    Bánh khúc cây

    Bánh khúc cây là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày lễ Giáng sinh. Trong nhiều năm gần đây người Việt cũng ưa chuộng dịp Giáng sinh hơn. Giáng sinh tuy không được nghỉ lễ dài ngày như ở Phương Tây nhưng người Việt luôn coi đó là một dịp vui tươi, là dịp đặc biệt để tặng quà cho những người mình yêu quý hay là dịp cho các cặp đôi hẹn hò.


    Là món bánh được chế biến chủ yếu từ kem tươi, bánh mì và socola hoặc dâu. Đây là món bánh cũng gần như bánh gato chỉ khác là hình một khúc cây. Tên của loại bánh này được đặt dựa theo truyền thuyết sự trở lại của thần mặt trời. Vì vậy mà, mỗi dịp Noel những gia đình theo đạo công giáo thường chuẩn bị cho mình món bánh khúc cây để tưởng nhớ một nghi lễ đốt cháy khúc cây trong truyền thuyết.


    Hòa chung với không khí Giáng sinh đang rộn rã khắp nơi nơi, Toplist cũng xin góp thêm cách làm bánh khúc cây Giáng sinh truyền thống để những bạn nào đảm đang có thể tự làm nhé!


    Nguyên liệu:

    • 4 lòng trắng trứng
    • 1 nhúm nhỏ muối
    • ½ thìa cafe tartar
    • 50gram đường
    • 5gram bơ nhạt
    • 25gram dầu ăn
    • 35gram sữa tươi không đường
    • 4 lòng đỏ trứng gà (20 gram/lòng đỏ)
    • 20gram bột mỳ đa dụng
    • 20gram bột ngô
    • ½ thìa cafe vanilla
    • 200ml kem tươi sô cô la
    • 100ml kem tươi


    Cách làm:

    • Bước 1: Làm tan chảy bơ bằng lò vi sóng hoặc đun cách thủy rồi cho đường, sữa, dầu ăn vào quấy tan.
    • Bước 2: Cho một chút muối vào lòng trắng trứng đánh tan trong vòng 8 giây rồi cho bột tarta đánh đến khi thành hỗn hợp mịn như bọt xà phòng thì cho đường xay vào khuấy đều. Đánh thêm 10 phút ở tốc độ trung bình đến khi lòng trắng trứng tạo thành chóp là được.
    • Bước 3: Cho hỗn hợp lòng đỏ và bơ vào tô lòng trắng trứng khuấy đều. Sau đó từ từ rây bột vào khuấy đều xung quanh thành tô theo một chiều.
    • Bước 4: Khởi động lò nướng nhiệt độ 175 độ C trong vòng 10 phút. Cho giấy nến vào khuôn đổ bột vào khuôn vỗ nhẹ vào thành khuôn cho bọt khí tan, bánh sẽ nở đều. Nướng bánh trong vòng 25 phút ở nhiệt độ 170 độ C.
    • Bước 5: Sau khi bánh chín lấy bánh ra khỏi lò, để nguội bánh trong 5 phút rồi cuộn bánh lại trong một chiếc khăn để định hình bánh trong khoảng 30 phút.
    • Bước 6: Đánh kem tươi lên. Phủ kem lên bánh rồi cuộn lại. Tiếp theo bạn đánh kem tươi sô cô la rồi phủ lên bánh. Bạn dùng một chiếc dĩa để tạo thành các vân trên khúc cây nhé. Giờ thì bạn có thể trang trí tuỳ thích cho chiếc bánh khúc cây rồi đấy.


    Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm bánh khúc cây!

    Bánh khúc cây
    Bánh khúc cây
    Bánh khúc cây
    Bánh khúc cây
  3. Top 3

    Kẹo

    Kẹo là một món ăn ưa thích của các bạn nhỏ. Trong dịp noel này bạn cũng có thể chuẩn bị những món kẹo như: Kẹo bạc hà, kẹo socola, kẹo dâu..... để dành tặng cho những em nhỏ hoặc gia đình mình sử dụng.


    Chú ý là khi chế biến các món kẹo thì hãy tạo hình thù thật ngộ nghĩnh nhé bạn. Ví dụ như: Hình ông già noel, hình chiếc gậy, hình cây thông..... nó sẽ mang đậm màu sắc giáng sinh hơn đấy. Hôm nay Toplist sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm kẹo gậy đơn giản và nhiều ý nghĩa chắc chắn các bé sẽ rất thích thú đấy.


    Nguyên liệu:

    • 1 cốc (khoảng 200gr) đường hạt 1,5 thìa cà phê chiết xuất bạc hà1 thìa cà phê chiết xuất vani1 thìa cà phê bột nở 1/2 thìa cà phê muối kosher (dạng muối thô)
    • 1 cốc (khoảng 230gr) bơ nhạt, để ở nhiệt độ phòng;
    • 1 quả trứng to
    • 2,7 cốc (385gr) bột mì đang dụng 1 thìa cà phê phẩm màu thực phẩm màu đỏ.


    Cách làm:

    • Bước 1: Nặn bột: Cho bơ, đường, chiết xuất bạc hà, vani, bột nở và muối vào bát. Trộn cho đến khi hòa quyện với nhau. Cho thêm trứng vào bát hỗn hợp, đánh cho đến khi hòa quyện. Cho thêm bột mì, trộn đều tay, đến khi tất cả các hỗn hợp hòa quyện, không còn bột khô.
    • Bước 2: Tạo màu cho bột: Chia khối bột thành 2 phần bằng nhau. Cho phẩm màu đỏ vào một nửa khối bột, trộn đều. Khối bột còn lại giữ nguyên màu trắng.
    • Bước 3: Ủ bột: Cho từng khối bột vào bát, bọc màng bọc thực phẩm kín bát, cho vào ngăn mát tủ lạnh trong ít nhất 3 tiếng hoặc để qua đêm.
    • Bước 4: Tạo hình: Làm nóng lò nướng đến 350 độ F (176 độ C). Đặt một tấm giấy nướng (có thể dùng giấy nến) lên khay. Bột sau khi làm lạnh phải chắc nhưng vẫn dễ tạo hình. Nếu không, bạn cần làm ấm bột trong vài phút cho đến khi dễ uốn. Chia khối bột thành những miếng bột tròn khoảng 2,5cm, viên và kéo dài khoảng 13cm. Hãy nhớ kéo sao cho các sợi bột có cùng chiều dài. Đặt sợi bột trắng cạnh sợi bột đỏ, xoắn lại với nhau. Sau đó, chuyển phần bột vừa xoắn đến khay nướng và uống cong phần trên của bột thành hình cây gậy. Xếp các cây gậy kẹo cách nhau khoảng 5cm.
    • Bước 5: Trang trí và nướng: Đánh lòng trắng trứng với 1 thìa canh nước cho đến khi nổi bọt. Dùng chổi quét thực phẩm phết lòng trắng trứng lên mỗi chiếc kẹo, sau đó rắc đường hạt lên trên.
    • Bước 6: Nướng kẹo: Nướng kẹo gậy Giáng sinh trong lò từ 8 - 10 phút. Lấy khay kẹo ra, để nguội trên khay trong 10 phút trước khi mang kẹo ra. Kẹo gậy Giáng sinh có thể trang trí trên bàn tiệc, ăn trong buổi tối Noel hoặc mang đi biếu, tặng đều hợp. Có thể cất trữ kẹo gậy trong hộp kín ở nhiệt độ phòng từ 1 - 2 tuần.

    Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm kẹo gậy Giáng sinh, vui Noel.

        Kẹo gậy
        Kẹo gậy
        Kẹo
        Kẹo
      1. Top 4

        Bánh nhân thịt

        Bánh nhân thịt cũng là mọt món ăn yêu thích của nhiều đối tượng. Nó thể hiện sự đầy đủ, ấm cúng vì một số vùng quan niệm rằng vỏ bánh bên ngoài ôm trọn nhân bánh thể hiện sự sum vầy, ấm cúng và tràn đầy hạnh phúc.


        Vì vậy trong dịp giáng sinh, món bánh nhân thịt lại là một món ăn không thể thiếu. Có nhiều cách, nhiều loại bánh làm từ nhân thịt và tùy theo sở thích của mỗi người mà mỗi người sẽ chọn cho mình một cách làm bánh khác nhau. Dưới đây Toplist sẽ hướng dẫn các bạn làm món bánh bao nhân thịt.


        Nguyên liệu:

        • Làm vỏ bánh: 1 thìa cà phê men khô (dry instant yeast) - ½ thìa canh đường - 250g bột mỳ đa dụng - 1 thìa cà phê bột nở (baking powder) - 130 ml nước ấm - 1 thìa canh (tablespoon) dầu ăn - 50g đường - 1 chút muối
        • Làm nhân: 200g thịt nạc vai băm nhỏ - 10g mộc nhĩ khô - 10g nấm hương - 8 quả trứng chim cút - 1 nắm nhỏ miến - Vài tép hành khô - ½ thìa cà phê bột cà ri - Hạt nêm, nước mắm, muối, đường.
        • Lưu ý: Để nhân bánh bao quyện, không bị khô, chỉ nên chọn thịt nạc vai băm nhỏ có dắt mỡ.


        Dụng cụ hấp bánh bao: Nồi hấp, xửng hấp


        Cách làm:

        • Bước 1: Chuẩn bị phần men nở. Trước khi nhào và trộn bột, bạn chuẩn bị phần men nở trước. Hòa tan ½ thìa canh đường với nước ấm, rắc men vào khuấy nhẹ, để nghỉ trong 20 phút.
        • Bước 2: Trộn bột và nhào bột trong âu trộn đều bột mỳ với bột nở, muối, đường với nhau. Sau đó, tạo một hố ở giữa âu bột, sau đó đổ nước đã hòa men ở bên trên cùng dầu ăn vào. Nhào bột thành khối dẻo mịn (nhào bằng tay), cho thêm một vài giọt nước chanh, bánh sẽ trắng hơn.
        • Bước 3: Ủ bột. Sau khi bột nhào xong, đem ủ bột trong 1 tiếng rưỡi ở nơi kín, ấm, có phủ khăn ướt lên mặt để bột đỡ khô. Ủ bột trong 40-50 phút là bột sẽ nở gấp đôi. Ấn thử ngón tay vào thấy bột nở lên là được
        • Bước 4: Làm nhân bánh: Thịt băm đem ướp thịt với cà ri, hạt nêm, nước mắm, muối, đường, hành khô băm nhỏ.Trứng chim cút luộc chín, sau đó bóc vỏ, để ra bát. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch lại rồi đem thái nhỏ, để nguyên ra bát. Miến ngâm nước lạnh cho mềm rồi cắt thành sợi ngắn. Cho mộc nhĩ, nấm hương, miến vào trộn đều. Sau đó, nặn từng viên nhân cho bọc đều 1 quả trứng chim cút, chia làm 8 phần.
        • Bước 5: Trộn bột lần 2: Sau thời gian ủ bột, bột sẽ nở gấp đôi. Cho bột ra nhồi sơ lại rồi chia ra thành 8 phần nhỏ.
        • Bước 6: Làm vỏ bánh bao: Viên tròn các phần vỏ bánh lại rồi dùng cán bột cán dẹt xuống, cho nhân vào để nhồi. Gấp mép theo vòng tròn và túm nhọn chính giữa. Làm lần lượt cho đến hết. Bánh đã nặn để nghỉ trong 30 phút.
        • Bước 7: Hấp bánh: Chuẩn bị nồi nước sôi để hấp. Cho bánh lên khuôn giấy bánh cup cake rồi xếp bánh lên khay. Nấu 1 nồi nước cùng 1 muỗng canh giấm. Khi nước sôi thì cho xửng bánh lên hấp 25 phút là bánh chín.

        Lưu ý: Muốn cho bánh bao được trắng, bạn cho chút xíu dấm gạo vào trong nồi nước hấp.

        Bánh bao nhân thịt không những có lớp vỏ mềm xốp, nóng hổi, thơm ngon. Vỏ bánh căng, không xẹp hay nát hỏng.

        Phần nhân rất đậm đà thơm mùi thịt, hành tây, lại có vị bùi bùi của trứng, cay cay của hạt tiêu vô cùng hấp dẫn nhé!

        Ảnh minh hoạ
        Ảnh minh hoạ
        Ảnh minh hoạ
        Ảnh minh hoạ
      2. Top 5

        Món canh rau

        Ngoài những món ăn vặt thì để ngày giáng sinh đầm ấm hơn các gia đình cũng chuẩn bị cho mình một bữa ăn mặn sum vầy. Món canh là một món ăn truyền thống không thể thiếu của người Việt.


        Có nhiều món canh cho bạn lựa chọn tùy vào sở thích của mỗi người nhưng món canh rau mồng tơi vẫn là món canh được nhiều người yêu thích. Toplist xin hướng dẫn các bạn nấu món canh mồng tơi ngon, mát các bạn cùng tham khảo nhé.

        Nguyên liệu:

        • 1 bó mồng tơi
        • 100g tôm tươi hoặc 1 thìa canh tôm khô hay 200g cua đồng
        • Hành tím
        • Gia vị: muối, nước mắm, bột nêm.

        Cách làm:

        • Bước 1: Nếu bạn dùng tôm tươi hãy bóc vỏ, lấy chỉ đen rửa sạch rồi giã tôm để qua một bên. Nếu bạn dùng tôm khô, hãy ngâm tôm khô với nước lạnh khoảng 5-7 phút rồi rửa sạch, giã tôm khô. Nếu bạn dùng cua đồng, hãy rửa sạch, bóc mai, lấy gạch cua, còn lại thân và chân cua bỏ vào máy xay sinh tố xay cùng ít nước. Trường hợp bạn không dùng máy xay thì có thể giã nát. Sau đó lọc cua sao cho hết cặn.
        • Bước 2: Rau mồng tơi nhặt sạch, rửa sạch, có thể ngắt lá ra làm 2 làm 3 cho vừa ăn hoặc thái nhỏ đều được. Hành tím bóc vỏ rửa sạch, bào mỏng phi thơm.
        • Bước 3: Với tôm tươi hoặc tôm khô, bạn bắc nồi nước lên bếp, với lượng nước gấp rưỡi lượng nước canh cho gia đình dùng, cho thêm chút muối nấu sôi. Nước sôi, bạn tán tôm tươi với chút nước lạnh rồi cho vào nồi nấu chín, nếu là tôm khô thì chỉ cần bỏ vào nồi nấu. Nếu dùng cua đồng, bạn cho nước cua đã lọc vào nồi nấu sôi, cho gạch cua vào, nấu cho đến khi thịt cua chín quyện gạch cua nổi lên là được.
        • Bước 4: Cho rau mồng tơi vào nồi nấu chín, nêm gia vị vừa ăn. Rau chín, bạn thử canh vừa miệng thì tắt bếp, cho hành phi vào. Múc canh ra tô, thưởng thức nóng cùng cơm.
        Món canh rau
        Món canh rau
        Món canh rau
        Món canh rau
      3. Top 6

        Đùi lợn rang muối

        Đây là món ăn bắt nguồn từ Thụy Điển. Món ăn này còn có tên gọi là đùi lợn muối giáng sinh. Nó chủ yếu được chế biến bằng đùi lợn rừng và dành riêng cho ngày giáng sinh trong các bữa ăn gia đình.


        Khi chế biến món ăn này, người chế biến sẽ ướp gia vị theo sở thích của mình để món ăn trở nên ngon hơn. Tùy từng quốc gia, từng người sẽ có cách ăn và cách ướp hoàn toàn khác nhau. Bạn cũng có thể tham khảo món ăn này và chế biến theo cách riêng của mình nhé.


        Nguyên liệu:

        • 1 chân giò trước rút xương, bỏ hai đoạn xương ống, để đoạn xương móng lại (Cứ mỗi kg thịt cần 2 muỗng cà phê muối)

        Cách làm:

        • Bước 1: Chà xát muối trong ngoài chân giò cho kỹ, dùng chỉ ràng chắc chân giò lại, để qua ít nhất 2h cho thấm.
        • Bước 2: Luộc chân giò, khi nước sôi, tắt bếp, đậy nắp nồi, ngâm chân giò trong nước sôi khoảng 1 giờ rồi mở lửa nấu lại cho chân giò chín hẳn, phần da phải vừa mềm nhưng không nát.
        • Bước 3: Vớt ra để cho nguội hẳn và phần da khô ráo hoàn toàn.
        • Bước 4: Bắc chảo nhiều dầu, cho chân giò vào chiên. Canh vừa lửa để chiên nhanh, không chiên lâu, thấy da vừa trở màu vàng nâu, giòn là được.
        • Bước 5: Vớt ra để ráo dầu. Cắt giờ heo thành từng lát mỏng rồi mới tháo chỉ. Ăn kèm dưa leo bào ngang lát mỏng trộn dầu giấm, nêm nước mắm chua ngọt. Ăn với cơm hoặc xôi trắng. Giò heo rang muối thường có trong bữa ăn đại gia đình, các buổi tiệc gia đình tổ chức tại nhà.
            Đùi lợn rang muối
            Đùi lợn rang muối
            Đùi lợn rang muối
            Đùi lợn rang muối
          • Top 7

            Gà tây quay

            Là món ăn chính trong tiệc Noel của người nước ngoài. Vào các dịp lễ tết, họ luôn có một món ăn chính có thể là gà tây quay hoặc một món ăn nào đó thay thế. Tuy nhiên trong dịp lễ Noel cũng không ngoại lệ. Món gà tây quay được chế biến với rất nhiều nguyên liệu như gà tây, quế bột, đinh hương, nước, rượu rum, muối, ngũ vị hương, đường vàng, tỏi, khoai tây, cà rốt... và cách chế biến cũng cực kì kĩ lưỡng.


            Không chỉ thế, để có món gà tây quay ngon, đẹp mắt thì khâu trang trí cũng vô cùng hấp dẫn. Ở Việt Nam thì món ăn này không phổ biến lắm trong các dịp lễ tết. Hơn nữa, cũng còn tùy vào khẩu vị và sự ưa thích của mỗi người. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về món gà tây quay này để gia đình mình có một món mới, độc đáo và hấp dẫn trong dịp Noel sắp tới nhé.


            Có nhiều công thức làm gà Tây quay nhưng bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây nhé!


            Nguyên liệu:

            • 1 con gà tây (bạn cần phải mua gà Tây trước khi chế biến khoảng 3 ngày)
            • Hạt tiêu và muối đủ để có thể chà xát xung quanh gà
            • 2 củ hành tây lớn
            • 1 chén mayonnaise
            • 2 muỗng canh gia vị tỏi, muối, rau mùi
            • 4 chén cơm
            • 3 củ cà rốt nướng


            Cách làm:

            • Bước 1: Gà tây làm sạch, bỏ nội tạng, đầu, cổ ra khỏi gà.
            • Bước 2: Hành tây xắt miếng nhỏ. Muối và hạt tiêu chà xát xung quanh gà, thậm chí cả vào trong bụng gà.
            • Bước 3: Nhồi hành tây vào bụng gà.
            • Bước 4: Trộn mayonnaise với hỗn hợp gia vị muối, tỏi, rau mùi... sau đó quết hỗn hợp này lên gà rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc gà lại. Ướp gà ít nhất trong 48 tiếng trong tủ lạnh (quá trình ướp này sẽ làm cho mayonnaise tạo ra độ ẩm nhất định để thịt gà không bị khô khi nướng).
            • Bước 6: Sau đó cho gà ra, loại bỏ hành và các thành phần bám vào. Cà rốt rửa sạch, cắt miếng rồi nhồi cơm với cà rốt vào trong bụng gà. Sau đó, cho gà vào bếp quay ở nhiệt độ 400F trong 90 phút sau đó giảm nhiệt xuống 350F và nướng gà thêm 3 giờ nữa (đây là điều lưu ý đặc biệt trong quá trình quay gà).

            Chúc các bạn thành công và ngon miệng này với món gà Tây quay này nhé!

            Gà tây quay
            Gà tây quay
            Gà tây quay
            Gà tây quay
          • Top 8

            Ức vịt sốt mứt lựu

            Đây là một món ăn không quá cầu kì hay phức tạp trong khâu chế biến. Tuy nhiên món ăn này lại đem đến một sự trang trọng và hấp dẫn đến bất ngờ bởi cách trang trí và mùi vị của món ăn.


            Nguyên liệu chính chủ yếu là ức vịt bạn nhé. Bạn hãy tìm hiểu thêm món ăn Ức vịt sốt mứt lựu hấp dẫn này nhé. Nó sẽ không làm bạn thất vọng khi chế biến và thưởng thức trong đêm Noel này.


            Nguyên liệu:

            • 1 muỗng cà phê thì là
            • 3 muỗng canh muối hột
            • 1/2 muỗng cà phê rau mùi
            • 1/2 muỗng cà phê hoa oải hương
            • 1/3 miếng ức vịt (cắt bỏ mỡ thừa và chà xát với gừng để khử mùi)
            • Vỏ cam (2 quả)
            • 1/4 chén rượu Brandy
            • 6 nhánh cần tây
            • 1 muỗng cà phê tiêu đen
            • Mứt lựu.

            Cách làm:

            • Bước 1: Trộn thì là, muối, hoa oải hương và rau mùi trong một cái bát nhỏ. Sau đó rắc đều hỗn hợp gia vị này lên toàn bộ miếng ức vịt. Khi tất cả đã thoa đều, tiếp tục cho thêm rượu Brandy và cỏ xạ hương xát đều miếng thịt và ướp trong 30 phút.
            • Bước 2. Làm nóng lò nướng đến 350 độ C. Đặt miếng ức vịt vào một cái chảo, sao cho phần da nằm sát đáy chảo và cứ thế nướng trên lửa vừa cho đến khi chất béo từ da vịt tiết ra làm cho nó trở nên mỏng và giòn. Khâu này mất của bạn khoảng 15 phút.3.
            • Bước 3: Chuyển ức vịt vào lò nướng và nướng cho đến khi phần thịt ở giữa chuyển sang màu hồng (khoảng 4 phút). Sau khi lấy ức vịt ra khỏi lò, để nguội khoảng 2 phút trước khi cắt. Khi dọn món, bạn tưới nước mứt lựu lên trên miếng thịt và có thể dùng chung với các món rau trộn khác.
                  Ức vịt sốt mứt lựu
                  Ức vịt sốt mứt lựu
                  Ức vịt sốt mứt lựu
                  Ức vịt sốt mứt lựu
                • Top 9

                  Lẩu nướng

                  Noel là những ngày đầu đông. Trời lành lạnh được ngồi quây quần bên bếp nướng ấm áp, tự tay gắp thức ăn đặt lên bếp, lật qua lật lại vài ba lần là đã được thưởng thức những miếng nướng vừa đậm đà vừa thơm ngon. Vì vậy bạn cũng có thể chọn những món lẩu, hay món ăn nướng ưa thích của mình để khuấy động đêm Noel vui vẻ hơn. Món ăn lẩu nướng với đủ các món nướng từ sườn, thịt hay các món nướng từ hải sản tôm, ghẹ, mực,...


                  Để lung linh hơn trong những món ăn, bạn hãy chú ý cách bày biện và trang trí món ăn nhé. Đó sẽ là một bữa tiệc tràn đầy tiếng cười, niềm vui hạnh phúc cùng những bản nhạc vui nhộn trong ngày Noel. Cách làm lẩu nướng không khó, các bạn hãy cùng toplist tham khảo cách làm dưới đây nhé.


                  Thực đơn cho món nướng khá đa dạng, tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình. Thông thường lẩu nướng sẽ gồm có những thứ sau:

                  Nguyên liệu:

                  • Thịt ba chỉ, sườn thăn non- Lòng non, dạ dày - Thịt bò.
                  • Các loại hải sản như tôm, mực trứng, ngao, sò.
                  • Nấm sò, nấm kim châm…
                  • Các loại củ quả nướng kèm: Bí đỏ, hành tây, cà chua, đậu bắp, ngô…
                  • Gia vị: Xì dầu (nước tương), gia vị chanh ớt.
                  • Rau thơm, dưa chuột để ăn kèm.
                  • Đồ nướng có thể ăn cùng với bánh mỳ.
                  • Chảo gang, bếp cồn hoặc bếp ga. Bạn có thể dùng vỉ nướng, nướng trên bếp than hoa.


                  Cách làm:

                  • Bước 1: Thịt ba chỉ làm sạch, cho vào ngăn đá khoảng 20 phút lấy ra thái lát mỏng vừa phải chừng 3x5cm đem ướp với sốt BBQ, Ketchup (sốt cà chua), hành, tỏi khô và sả băm nhỏ cùng với một chút đường. Đơn giản hơn có thể thay sốt cà chua và BBQ bằng nước hàng và mật ong.
                  • Bước 2: Sườn thăn chặt miếng ngắn từng rẻ một, ướp tương tự như sườn. Có thể hấp sườn cho chín rồi mới ướp để khi nướng nhanh chín hơn.
                  • Bước 3: Thịt bò mua phần thịt vai hoặc mông mềm, thái to bản, dần qua cho mềm rồi ướp với dầu hào, chút đường, mật ong cùng với tỏi, sả băm nhỏ.
                  • Bước 4: Các nguyên liệu trên nên ướp tối thiểu 1 giờ trước khi ăn, lâu hơn có thể ướp và bảo quản trong ngăm mát tủ lạnh từ 4-8 tiếng, như vậy các nguyên liệu sẽ ngấm gia vị và mềm hơn.
                  • Bước 5: Hải sản rửa sạch để ráo nước. Các loại củ quả gọt vỏ, rửa sạch thái miếng mỏng. Nấm cắt bỏ gốc, rửa bằng nướng muối loãng vớt ra để ráo.
                  • Bước 6: Bày tất cả các nguyên liệu trên ra đĩa.
                  • Bước 7: Đặt chảo gang lên bếp cồn đun thật nóng, cho vào một thìa dầu ăn, một muỗng bơ nhỏ đun cho nóng chảy. Lần lượt cho các nguyên liệu vào phủ kín mặt chảo để nướng.

                  Lật qua lật lại khoảng vài ba phút là đã có mẻ nướng thơm nức ăn kèm với dưa chuột chẻ và bánh mỳ nướng giòn.

                  Gia vị để chấm lẩu nướng có thể là nước tương, gia vị chanh ớt hoặc sốt mayonnaise, ketchup...


                  Chúc các bạn thành công và ngon miệng với lẩu nướng hấp dẫn cho cả gia đình!

                  Lẩu nướng
                  Lẩu nướng
                  Lẩu nướng
                  Lẩu nướng
                • Top 10

                  Kẹo que bạc hà

                  Thật buồn nếu Noel không có món kẹo này đấy bạn ạ! Đó là những chiếc kẹo hình gậy với những đường xoắn hồng, hay xanh lá cây rất hấp dẫn đấy. Cách đây rất lâu, kẹo cây thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã thử làm một chiếc kẹo hình gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình. Vào thế kỷ thứ XIX, người ta thêm những vằn đỏ và vị bạc hà vào kẹo.


                  Thực ra cũng còn nhiều câu chuyện xung quanh hình dáng cây kẹo lắm. Có vẻ thật nhất là màu trắng thể hiện cho sự trong trắng và thánh thiện của Chúa Jesus. Và có một sọc đậm tượng trưng cho máu của Chúa.


                  Bạn sẽ thấy rằng khi lật ngược cây gậy theo bản chữ cái tiếng Anh, cây kẹo bạc hà sẽ có hình chữ J, chữ cái đầu tên của Chúa Jesus.


                  Giờ đây mỗi dịp Giáng sinh, chiếc kẹo hình cây ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt này trở thành thức quà hấp dẫn đối với trẻ em từ đó.


                  Nguyên liệu:

                  • Đường trắng: 1 kg
                  • Si rô ngô: 300 ml
                  • Nước: 70 ml
                  • Chiết xuật bạc hà: 1/2 thìa
                  • Màu thực phẩm đỏ
                  • Màu thực phẩm trắng

                  Cách làm:

                  • Bước 1: Trộn đều si rô ngô, nước trong một chiếc nồi sâu lòng có dung tích khoảng 2 - 3 lít. Cho đường vào khuấy, tới khi đường tan hết, tiếp tục đun mà không khuấy cho đến khi hỗn hợp đạt nhiệt độ đạt 141 độ C thì nhấc chảo ra khỏi bếp (để đo nhiệt độ của đường các bạn sử dụng nhiệt kế thực phẩm).
                  • Bước 2: Đợi một chút cho tới khi bọt tan hết thì ừ từ cho chiết xuất bạc hà vào, khuấy đều. Các loại tinh dầu bạc hà khác nhau có thể cho ra mùi vị bánh khác nhau. Vì không thể nếm đường ở nhiệt độ cao như thế nên chúng ta sẽ dần điều chỉnh lượng bạc hà ở các mẻ kẹo sau và chọn cho mình loại phù hợp nhất.
                  • Bước 3: Chia hỗn hợp thành 2 phần, 1 phần đổ lên khay nướng và cất vào lò nóng để giữ cho kẹo luôn ở trạng thái lỏng đặc. 1/2 còn lại các bạn cho một chút màu thực phẩm đỏ vào, khuấy đều, có thể cho thêm, tùy theo bạn thích đỏ hồng hay đỏ rực.
                  • Bước 4: Đổ hỗn hợp lên một mặt phẳng sạch, đợi chút cho nguội bớt rồi các bạn sử dụng găng tay cao su sạch kéo hỗn hợp thành sợi dài, vừa kéo vừa cuộn nhiều lần, sau đó cho kẹo vào lò nóng để giữ nóng.
                  • Bước 5: Cho màu thực phẩm trắng vào phần kẹo còn lại, làm các bước như với kẹo đỏ cho đến khi được một thanh kẹo trắng tương tự.
                  • Bước 6: Lấy một ít kẹo đỏ và kẹo trắng, xoắn vào nhau, lăn tròn để tạo thành một cây gậy có hai màu đỏ - trắng đan xen. Uốn cong phần đầu kẹo để tạo hình giống như cây gậy ba toong, lặp lại với các phần còn lại cho tới khi hết. Việc cuối cùng là đợi kẹo nguội hẳn, bọc vào túi nilong và cho vào hũ thủy tinh.
                  Kẹo que bạc hà
                  Kẹo que bạc hà
                  Kẹo que bạc hà
                  Kẹo que bạc hà
                • Top 11

                  Món Súp

                  Súp là món ăn quen thuộc hàng ngày, và tất nhiên không thể vắng mặt trong bữa tiệc Noel. Tùy vào khẩu vị mỗi gia đình, người nấu sẽ lựa chọn và chế biến món súp thích hợp nhất.


                  Còn tại sao món súp lại được dùng trong bữa tiệc Giáng sinh? Thì câu trả lời là đó là một món khai vị hấp dẫn, và nó mang ý nghĩa mong muốn sức khỏe dồi dào cũng như thành công sẽ đến với mọi người.


                  Có nhiều cách chế biến món súp khác nhau tùy theo khẩu vị của mỗi người. Nhân dịp giáng sinh này Toplist xin giới thiệu đến các bạn món súp thập cẩm các bạn cùng tham khảo nhé.


                  Nguyên liệu:

                  • Xương sườn heo: 200g
                  • Tôm tươi: 100g
                  • Đậu hũ non: 50g
                  • Đậu hà lan: 50g
                  • Cà rốt: 50g
                  • Khoai tây: 50g
                  • Trứng gà, hành lá, ngò rí, ớt sừng....
                  • Dầu mè, dầu ăn, bột năng, tiêu, nước tương.....


                  Cách làm:

                  • Bước 1: Xương sườn rửa sạch, cho vào nồi nước lạnh với 1ml muối, hầm lọc lấy 1,5 lít nước dùng.
                  • Bước 2: Đậu hà lan rửa sạch. cà rốt, khoai tây cắt hạt lựu. Ngò rí thái nhỏ. Ớt sừng thái lát. Trứng gà đánh tan đều. Hòa tan 50g bột năng với 1/2 chén nước lọc.
                  • Bước 3: Tôm bóc vỏ, rửa sạch rút chỉ lưng, băm nhỏ ướp với 1/2ml bột tiêu, 1/2m muối, 1m hạt nêm và 2 đầu hành lá băm nhuyễn. ướp khoảng 10- 15 phút cho ngấm gia vị.
                  • Bước 4: Trộn đều hỗn hợp gồm: Tôm, đậu hũ nghiền nát, lòng trắng trứng gà, 1m bột năng, 1m dầu mè. Thoa một ít dầu ăn lên tay nặn thành những viên tròn, nhỏ vừa ăn.
                  • Bước 5: Đun sôi nước dùng, cho cà rốt, khoai tây và viên tôm vào nấu cho đến khi nước sôi lại thì cho tiếp đậu hà lan vào nấu chín. Nêm một chút hạt nêm vào.
                  • Bước 6: Cho bột năng vào từ từ khuấy đều cho súp có độ sánh. Sau đó cho trứng vào, khuấy nhẹ tay để tạo sợi.
                  • Bước 7: Tắt bếp và thêm 1ml dầu mè vào để tạo sức hấp dẫn cho món ăn.
                  Món Súp
                  Món Súp
                  Ảnh minh hoạ
                  Ảnh minh hoạ
                • Top 12

                  Bánh pate

                  Đây lại là một món bánh đặc biệt nữa. Nhân bánh không phải là pate bình thường làm từ lợn hay gan ngỗng đâu bạn nhé. Mà thành phần chính là tim, gan, óc…. đại loại là tất tần tật mọi thứ của hươu, nai đó.


                  Món ăn này từng là sự lựa chọn hàng đầu của tầng lớp quý tộc thời xưa đấy. Loại bánh này chỉ thực sự được nhiều người biết đến từ thế kỉ 17 thôi.


                  Nguyên liệu:

                  Phần nhân bánh:

                  • Thịt gà hoặc thịt heo băm nhuyễn: 200 gram
                  • Pate: 30 gram.
                  • Nấm hương: 10 cái (ngâm cho nở rồi thái hạt lựu)
                  • Hành tây: ½ của (thái hạt lựu)
                  • Dầu hào: 15ml
                  • Dầu mè: 5ml
                  • Nước mắm: 15ml
                  • Một chút muối tiêu.


                  Phần vỏ bánh:

                  • Bột mì: 400 gram
                  • Bơ: 300 gram
                  • Nước cốt chanh: 5ml
                  • Nước lạnh: 220ml
                  • Muối: 5 gram


                  Cách làm:

                  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc âu lớn, cho bột mì, nước cốt chanh cùng với 50 gram bơ lạt vào, trộn lên cho thật đều. Sau đó, cho thêm một ít nước vào và nhào cho tới bột mịn hoàn toàn và không còn cảm giác dính tay nữa.
                  • Bước 2: Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần bột đã nhào lại và để bột nghỉ trong vòng 20 phút.
                  • Bước 3: Sau khi bột đã nghỉ đủ 20 phút, bạn lấy bột ra, rắc một ít bột mì khô lên trên phần bột rồi dùng cây cán bột cán dẹt miếng bột ra. Cho bơ vào giữa, dùng tay gói 4 mép bột lại cho kín phần bơ.
                  • Bước 4: Cán dài phần bột ra thành hình chữ nhật, sau đó gấp 2 mép bột vào với nhau, rồi tiếp tục gấp đôi miếng bột một lần nữa. Dùng màng bọc thực phẩm bọc miếng bột lại rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút.
                  • Bước 5: Lấy bột ra khỏi tủ lạnh, tiếp tục dùng bột khô rắc lên trên khối bột rồi cán và gấp bột với thao tác tương tự như trên bước 4. Lặp lại các bước này khoảng 4 – 5 lần, việc này sẽ khá tốn thời gian nhưng lớp vỏ bánh của chúng ta sẽ rất thơm ngon đấy!
                  • Bước 6: Dùng cây cán bột cán mỏng phần bột ra rồi dùng dao hoặc khuôn cắt bột chuẩn bị sẵn để cắt bột thành những hình thù tùy theo ý thích của bạn.
                  • Bước 7: Làm phần nhân bánh: Chuẩn bị một chiếc tô lớn, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị cho phần nhân bánh vào, nêm thêm gia vị sao cho vừa ăn rồi trộn cho hòa quyện. Để hỗn hợp trong vòng 30 phút cho phần nhân được ngấm gia vị và đậm đà hơn.
                  • Bước 8: Cho phần nhân vào giữa miếng bột vỏ bánh đã cắt, sau đó dùng một miếng bột khác phủ lên trên, kẹp phần mép bột lại cho dính.
                  • Bước 9: Xếp bánh vào khay, sau đó tách lấy một lòng đỏ trứng và dùng cọ quết lên mặt bánh để khi thành phẩm bánh có màu sắc bắt mắt.
                  • Bước 10: Bật lò trước ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 10 phút, sau đó cho bánh vào nướng với nhiệt độ này trong 25 – 30 phút để bánh chín. Bánh khi thành phẩm sẽ có phần vỏ màu vàng rụm, bóng đẹp. Bạn cũng nên canh thời gian nướng bánh tùy thuộc vào kích thước to nhỏ của bánh nhé
                  Bánh pate
                  Bánh pate
                  Bánh pate
                  Bánh pate
                • Top 13

                  Bánh cua truyền thống Châu Á

                  Những chiếc bánh cua truyền thống của châu Á thường có kích thước nhỏ nhưng hương vị lại vô cùng sống động với đủ mọi loại gia vị. Mỗi chiếc bánh đều được lăn qua mè để mang đến vị bùi ngậy, đồng thời tạo sự bùng nổ vị giác từ nước tương, sốt mayonnaise và wasabi.


                  Mặt trên của bánh được trang trí với dưa chuột, gừng ngâm và một ít nước sốt xếp tầng nên chỉ riêng về hình thức đây cũng sẽ là món bánh rất hấp dẫn.


                  Nguyên liệu:

                  • 350g thịt nạc cua
                  • 2 phần sốt mayonnaise 1/4 chén
                  • 2 cây hành lá (cắt nhỏ và băm nhỏ)
                  • 2 muỗng canh nước tương
                  • 2 muỗng cà phê wasabi
                  • 1 muỗng cà phê vỏ chanh bào mịn
                  • 2 phần vụn bánh mì: 1/2 chén (dùng để) + 2 muỗng canh
                  • 1/2 chén bột mì đa dụng
                  • 2 quả trứng
                  • 1/4 chén mè trắng
                  • 2/3 chén dầu thực vật
                  • 1/2 thìa cà phê muối hột
                  • 1/2 thìa cà phê tiêu xay
                  • 1 trái dưa chuột
                  • 1/2 chén gừng ngâm
                  • 2 muỗng canh sốt mayonnaise

                  Cách làm:

                  • Bước 1: Xé nhỏ thịt cua và để trong một cái bát nhỏ. Trộn đều các gia vị mayonnaise, hành lá, nước tương, 1/2 thìa cà phê wasabi và vỏ chanh. Sau đó, trộn đều tất cả thịt cua cùng hỗn hợp gia vị với 2 muỗng canh vụn bánh mì và bọc nylon, để lạnh khoảng 1 giờ.
                  • Bước 2. Trộn bột mì, muối, tiêu trong một cái bát nhỏ và để qua một bên. Dùng một cái bát khác, đánh trứng với 1 muỗng canh nước cho thật đều và tiếp tục để qua một bên. Dùng cái khay cạn trộn đều mè trắng và 1/2 chén vụn bánh mì còn lại.
                  • Bước 3: Dùng một cái muỗng nhỏ, hơi sâu để múc thịt cua và lăn cho tròn. Sau đó áo qua lớp bột mì và lần lượt nhúng qua các bát trứng; hỗn hợp vụn bánh mì và mè.
                  • Bước 4: Làm nóng dầu trên lửa vừa cho đến khi dầu không còn khói thì cho các viên bánh cua vào chiên. Sau khi bánh vàng đều, vớt bánh ra đĩa lót giấy thấm dầu và thực hiện tương tự với số bánh còn lại. Nếu bạn không muốn chiên ngay, có thể bọc kín viên thịt cua và để tủ lạnh đông dùng trong khoảng 6 tuần. Khi lấy ra dùng, bạn làm nóng lò nướng đến 180 độ C và nướng trong khoảng 10-14 phút.
                  • Bước 5: Để trang trí, bạn cần pha nước sốt trước tiên. Rất đơn giản, chỉ cần trộn 3 muỗng canh sốt mayonnaise và 1 muỗng cà phê wasabi. Với phần rau củ ăn kèm, bạn lấy dưa leo thái lát dài và mỏng, sau đó gấp cuộn. Làm tương tự với gừng ngâm. Cứ mỗi chiếc bánh cua, bạn sắp lần lượt lớp dưa chuột, lớp gừng ngâm và sếp thành tầng lên trên cùng chiếc bánh. Vậy là bạn đã hoàn thành chiếc bánh cua tuyệt hảo để cho các khách mời rồi đấy!
                  Bánh cua truyền thống của châu Á
                  Bánh cua truyền thống của châu Á
                  Bánh cua truyền thống Châu Á
                  Bánh cua truyền thống Châu Á
                • Top 14

                  Gà viên chiên mè chấm sốt mù tạt

                  Cắn một miếng gà và chấm với sốt mù tạt sẽ cho bạn cảm giác bùng nổ vị giác ngay trên đầu lưỡi và chắc chắn các vị khách sẽ "chiến" đến cùng với món ngon này đấy!

                  Nguyên liệu:

                  • 1/2 chén bột mì đa dụng
                  • Muối tinh và tiêu xay
                  • 2 quả trứng lớn
                  • 1/2 chén vụn bánh mì Panko (vụn bánh mì Nhật)
                  • 2 muỗng canh dầu ô liu
                  • 1/2 chén phô mai Parmesan
                  • Ít trái ớt Cayenne (nếu không có thể thay bằng ớt hiểm)
                  • 4 ức gà không da, không xương (cắt miếng vừa ăn)
                  • 1 chén mứt mơ
                  • 1/4 chén mù tạt Dijon
                  • 1 muỗng cà phê cỏ xạ hương

                  Cách làm:

                  • Bước 1: Làm nóng lò nướng đến 220 độ C. Chọn khay nướng với giấy nướng và chiếc khò thực phẩm để sẵn.
                  • Bước 2: Trộn bột, muối và tiêu trong một cái tô lớn. Đánh trứng thật đều với 2 muỗng canh nước trong một tô lớn. Cho vụn bánh mì vào một cái tô khác và thêm dầu ô liu. Trộn đều pho mát và ớt cayenne.
                  • Bước 3: Cho miếng thịt gà lăn qua bột tạo thành lớp bột áo đủ dày. Sau đó, rũ bỏ bột dư và lần lượt nhúng vào tô trứng, hỗn hợp vụn bánh mì cho đến khi hết phần nguyên liệu. Đặt miếng thịt gà tẩm bột vào một khay nướng lướt với khoảng cách đều nhau và nướng cho đến khi miếng thịt gà có màu vàng nâu (khoảng 18-20 phút). Sau khi gà chín vàng, để nguội khoảng 10 phút trước khi dùng với nước sốt.
                  • Bước 4: Trộn đều mứt mơ, mù tạt, và cỏ xạ hương với nhau cho thật đều để làm thành nước sốt ăn kèm.
                  Gà viên chiên mè chấm sốt mù tạt
                  Gà viên chiên mè chấm sốt mù tạt
                  Gà viên chiên mè chấm sốt mù tạt
                  Gà viên chiên mè chấm sốt mù tạt
                • Top 15

                  Hàu nướng phô mai

                  Hàu nướng phô mai là một trong những món khai vị tuyệt hảo để bạn bắt đầu bữa tiệc.

                  Nguyên liệu:

                  • 2 muỗng canh bơ lạt
                  • 1/4 chén hẹ băm nhỏ
                  • 30g nấm Chanterelle: rửa sạch, vỗ nhẹ để ráo nước và cắt thành miếng nhỏ
                  • 2 muỗng canh nước cốt chanh tươi
                  • 1 muỗng canh lá cần tây băm nhỏ
                  • 2 muỗng canh kem Fraiche (dạng kem tươi được lên men, dùng nhiều trong ẩm thực Pháp)
                  • Tiêu đen
                  • 10 con hàu biển
                  • 30g phô mai tươi Parmesan

                  Cách làm:

                  • Bước 1: Làm tan bơ trong một cái chảo nhỏ trên lửa vừa. Thêm hẹ và nấu trong 1 phút. Sau đó, cho nấm chanterelles và nước cốt chanh vào chảo. Sau khoảng 1 phút, nấm chín, cho thêm cần tây và kem Fraiche vào. Chỉ cần nêm thêm ít tiêu và muối là bạn đã có nước sốt.
                  • Bước 2: Cạy hàu, bỏ một nắp và để nguyên con trong nắp còn lại. Sau đó, cho 1/2 muỗng cà phê hỗn hợp nấm vừa xào lên mỗi con hàu. Cuối cùng, rải pho mát lên trên cùng.
                  • Bước 3: Cho hàu nguyên vỏ vào lò, nướng khoảng 2 phút và dùng ngay.
                  Hàu nướng phô mai
                  Hàu nướng phô mai
                  Hàu nướng phô mai
                  Hàu nướng phô mai
                • Top 16

                  Món sườn nướng

                  Sườn là nguyên liệu được nhiều chị em lựa chọn để chế biến các món ăn trong gia đình. Các món như sườn xào chua ngọt, canh sườn, sườn hầm, rim, rang muối... đều rất hấp dẫn. Tuy nhiên sườn nướng còn lôi cuốn hơn nữa bởi hương vị đậm đà, lại còn thơm nức mũi.


                  Để có món sườn nướng ngon thì gia vị tẩm ướp vô cùng quan trọng. Với người Việt, những gia vị như hành, tỏi, sả... ướp với sườn cũng đủ tạo vị ngon đặc biệt rồi. Cách làm sườn nướng không khó, chị em hãy tham khảo công thức dưới đây rồi chế biến biến món ăn ngon cho gia đình nhân dipj giáng sinh này nhé!


                  Nguyên liệu:

                  • 2 dài xương sườn heo (chặt gọn)
                  • 2 tép tỏi băm nhỏ
                  • 1 muỗng canh gừng tươi
                  • 2 muỗng cà phê ớt bột
                  • 3 muỗng canh đường nâu
                  • 1/4 tách mật đường
                  • 1/2 chén nước sốt hoisin
                  • 1/2 chén đậu tương
                  • 1/2 chén thạch nho đỏ


                  Cách làm:

                  • Bước 1: Sắp sườn trong một khay nướng cạn và để qua một bên.
                  • Bước 2: Trộn tỏi, gừng, ớt bột, đường, mật đường, tương hoisin và đậu tương trong một cái tô. Đổ hỗn hợp này lên sườn và bóp đều để gia vị được thấm. Sau đó, bọc thịt trong bọc nhựa và để tủ lạnh ít nhất 8 tiếng (qua đêm).
                  • Bước 3: Làm nóng lò nướng đến 220 độ C. Lấy sườn ra ngoài, để ráo và sắp lên vỉ. Khi nướng cứ mỗi 5 phút, bạn lại phết ít nước sốt lên sườn để không bị khô.
                  Món sườn nướng
                  Món sườn nướng
                  Món sườn nướng
                  Món sườn nướng



                Công Ty cổ Phần Toplist
                Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
                Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
                Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
                Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
                Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy