Mang thức ăn mặn vào chùa
Từ xưa đến nay, đi lễ chùa đầu năm là tập tục đẹp trong cộng đồng, tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng đều hiểu được ý nghĩa của hoạt động tâm linh này, hoặc là không biết cách thức thực hành nghi lễ ở chùa ra sao. Vậy đi chùa để làm gì và bước vào cửa Phật thì thực hành nghi lễ thế nào cho đúng? Một số khách hành hương khi đi
tham quan vãng cảnh chùa thường hay không để ý, mang thức ăn mặn vào chùa. Điều
này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của nhà chùa (người ngoài nhìn thấy sẽ hiểu
nhầm các sư dùng đồ ăn mặn) mà còn gián tiếp tạo tội cho bạn. Trước khi bước vào cổng tam quan,
hãy nán lại kiểm tra tác phong, các đồ dùng mang theo một cách cẩn thận rồi hãy
bước vào trong. Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là: Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,…vv. Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa. Phật không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần tâm thành của người đến lễ. Vì thế nên mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ là đủ. Vào chùa mọi người thấy sự lắng đọng và sự bình an. Nhưng với những người quan niệm rằng mình cứ mang nhiều lễ vật đi cầu cúng đức Phật thì mọi thứ sẽ đến là hoang đường.