Top 10 Điều kiêng kỵ khi đi chùa mà mọi người cần lưu ý

Nhuận Hạnh 6879 2 Báo lỗi

Đi chùa lễ Phật đầu năm hoặc những ngày lễ, rằm, mồng một đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Ở chốn thiền môn thanh tịnh, con người ta tìm lại ... xem thêm...

  1. Top 1

    Trang phục thiếu trang nghiêm

    Hiện nay, xu hướng ăn mặc khá đa dạng và không ít người thích kiểu đồ “thiếu vải”. Tuy rằng phong cách diện đồ là quyền tự do của mỗi người nhưng chốn linh thiêng như chùa, đền, miếu thì tuyệt đối không được mặc các bộ trang phục như vậy. Không riêng chùa, khi đến nhà thờ hay các cơ sở tôn giáo khác, bạn cần mặc trang phục kín đáo vì đây là những nơi tôn nghiêm, thanh tịnh. Mặc đồ quá hở hang ở chốn thiền môn sẽ gây phản cảm. Một số người, đặc biệt là các cặp tình nhân trẻ khi đến chùa thường ăn mặc rất “thiếu vải”. Điều này không cấm nhưng trang phục như vậy không phù hợp với hoàn cảnh, sẽ khiến bạn trông trở nên thiếu trang nghiêm, thành kính. Hơn nữa lại tạo tội làm ô uế Phật đường, phạm giới bất kính, phước đức tiêu tán rất nhiều.


    Cố gắng mặc những bộ đồ kín đáo một chút khi đến chùa cũng thể hiện văn hóa lịch sự, tế nhị của khách tham quan. Khi đi chùa không nên mặc váy ngắn, áo hai dây, quần cộc, áo xuyên thấu, hay các kiểu hở hang khác. Đây là điều cấm kỵ gây ra sự bất kính với bề trên và không phù hợp trong không khí trang nghiên nơi chùa chiền. Bởi vậy nếu muốn đi chùa thì hãy loại bỏ ngay thói quen ăn mặc như vậy. Bộ trang phục bó sát tuy không hở hang nhưng nó lại gây “nóng mắt” người nhìn và chắc chắc nơi linh thiêng như chùa, đền sẽ không phù hợp. Theo quan niệm riêng của Phật giáo thì ở một nơi mang tính chất trang nghiêm, tâm linh thì sự giản dị, nhẹ nhàng được đặt lên hàng đầu. Thay vào đó là những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.

    Trang phục thiếu trang nghiêm
    Trang phục thiếu trang nghiêm
    Trang phục thiếu trang nghiêm
    Trang phục thiếu trang nghiêm

  2. Top 2

    Không để ý lối vào cổng tam quan

    Mỗi ngôi chùa đều có cổng tam quan (gồm 3 cổng) rất đặc trưng, nhưng chỉ mở rộng cửa chính ở giữa vào những ngày lễ lớn, còn lại những ngày thường chỉ mở cổng phụ hai bên. Các bạn có biết vì sao không? Nhà Phật quan niệm cổng lớn là lối đi dành cho chư Phật, chư Thiện, những bậc tôn túc có giới hạnh đủ đầy, do đó chỉ mở cửa vào những dịp lễ lớn để cung nghinh, tiếp đón. Tuy nhiên, nhiều người đi chùa lễ Phật không đến điều này nên cứ tùy tiện đi vào cửa lớn, lại không thèm nhìn trước ngó sau. Như vậy, có dịp đến chùa bạn nên đi vào cửa hai bên, không nên đi cửa chính giữa, đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

    Cổng tam quan
    mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm: “hữu quan”, “trung quan” và “không quan”; thể hiện cái có, cái không và trung dung của cả hai. Có một thuyết khác cho rằng tam quan là “tam giải thoát môn” của Thiền tông gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện). Vì vậy, các nước không thuộc Phật giáo Thiền tông không xây cổng tam quan làm lối vào chùa. Có nơi, như Vĩnh Minh Tự Viện ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, chỉ xây cổng nhất quan.


    Sự phản kháng “êm dịu” này là điều tế nhị, sâu sắc, dựa vào phong tục tập quán với kiêng kỵ trong tín ngưỡng dân gian “không trổ cửa chính vào thẳng nhà” (vì cho rằng quỷ thần thường đi theo đường thẳng) và bình phong lá chắn đó để trừ khử tà ma. Bởi vậy mà khi đến chùa bạn không đi lối vào cổng Tam Quan.

    Không để ý lối vào cổng tam quan
    Không để ý lối vào cổng tam quan
    Không để ý lối vào cổng tam quan
    Không để ý lối vào cổng tam quan
  3. Top 3

    Tự ý sử dụng hoặc mang đồ ở chùa về nhà

    Các món đồ Pháp bảo, vật dụng ở chùa đa phần do thập phương bá tánh phát tâm cúng dường, cầu mong mang lại lợi lạc cho chúng sanh. Tự ý lấy đồ ở chùa đem về làm của riêng cũng giống như việc bạn đang bòn rút của cải của thập phương bá tánh, do đó tội lỗi càng thêm nặng nề. Vì lấy đồ của một người đã là tội lỗi rồi, huống hồ mắc tội giam than của Tam Bảo. Trước khi sử dụng đồ gì đó ở đây, bạn hãy lễ phép xin hỏi sư Thầy hoặc những người có trách nhiệm liên quan nếu không muốn bị tổn phước nhé!Tốt nhất mọi người không nên mang các thứ đồ ở chùa về nhà mình, ngay cả những thứ được coi là lộc lá. Vì ở những nơi đó có thể có vong rồi đủ thứ bám vào... Nếu đến các di tích mua những cành vàng lá ngọc dâng lên, công đức sẽ được bề trên chứng giám thì nên hóa đi, không nên mang về nhà.


    Trước khi đặt bất cứ thứ gì lên bàn thờ, mọi người cần suy xét kỹ. Trước đây mọi người thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hay đầu xuân là các chồi non nhưng giờ người ta lại thay thế bằng hình thức mua những cành vàng lá ngọc, hoa... để cầu sự phú quý. Đó có thể là lấy may đầu xuân chứ không phải vật để thờ cúng. Theo Đại đức Thích Thanh Hải – Trụ trì chùa Nghi Khê (Hải Dương), bày cành vàng lá ngọc lên bàn thờ cúng là theo triết lý dân gian, còn theo nhà Phật thì không có điều này. Mọi người có thể bày lên bàn thờ nhưng rới Rằm tháng Giêng thì phải hóa luôn. Với hoa giả cũng chỉ là phần trang trí chứ không thể xếp vào nghi lễ thờ cúng. Việc cắm cành vàng, lá ngọc nhằm mang phú quý vè nhà thuộc về âm tà, mê tín; trong khi chính tín là đồ thờ trên bàn thờ phải là đồ thật, thanh tịnh.

    Tự ý sử dụng hoặc mang đồ ở chùa về nhà
    Tự ý sử dụng hoặc mang đồ ở chùa về nhà
    Tự ý sử dụng hoặc mang đồ ở chùa về nhà
    Tự ý sử dụng hoặc mang đồ ở chùa về nhà
  4. Top 4

    Nói chuyện thị phi, đùa giỡn trong cảnh thiền môn

    Chùa vốn là nơi có không gian yên tĩnh, thanh tịnh, nơi dừng chân tu học cho cả những người xuất sĩ và tu sĩ. Có dịp tham quan quanh khu chánh Điện, giảng đường, phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không được khạc nhổ bừa bãi. Đi đến chùa, tuyệt đối không đùa giỡn, nói chuyện thị phi gây mất đoàn kết, làm ảnh hưởng không khí trang nghiêm nơi thanh tịnh. Nếu phạm phải điều này sẽ gặt quả không tốt, có tu hành mấy cũng không thành vì tâm vốn động loạn. Kể cả khi dắt theo trẻ con, bạn cũng nên hạn chế để chúng gây ồn ào, đùa giỡn quá trớn nhé! Chúng ta phải nhớ đến chùa là để học pháp chứ không phải hủy báng pháp. Có nhiều người đến chùa không những nói xấu người này, người kia, gây chia rẽ, mất đoàn kết mà còn nói pháp này hay, pháp kia dở, pháp này cao, pháp kia thấp,...

    Một điều cần phải nhớ nữa là chúng ta đến chùa để làm công quả, tu tập, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, làm cho ba nghiệp trong sạch bằng cách tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền,… chứ không phải đến để vui chơi, đùa giỡn, thị phi,... Chúng ta đã bỏ hết việc làm ăn, việc gia đình, việc xã hội để đến chùa tu tập. Thời giờ hết sức quý báu, do vậy, phải tranh thủ tinh tấn tu tập để thân tâm được thanh tịnh, đừng lãng phí thời gian, ngồi tụm năm tụm ba nói những chuyện gia đình, vợ chồng, con cái, thầy này thầy kia,… Nói chuyện thị phi như vậy không có công đức gì mà còn tạo nghiệp. Đền chùa được biết đến là nơi trang nghiêm, yên tĩnh để giúp con người thư thái, thể hiện lòng thành kính với những điều thiêng liêng. Chính vì vậy bạn tuyệt đối không được gây mất trật tự ở nơi đây. Bạn có thể thoải mái vui đùa, ồn ào ở những nơi vui chơi, ở những nơi dành riêng cho sự náo nhiệt, để ồn ào. Còn khi ở nơi cảnh chùa thì bạn tuyệt đối phải giữ yên lặng, không nên có những hành động gây thiếu văn hóa.

    Nói chuyện thị phi, đùa giỡn trong cảnh thiền môn
    Nói chuyện thị phi, đùa giỡn trong cảnh thiền môn
    Nói chuyện thị phi, đùa giỡn trong cảnh thiền môn
    Nói chuyện thị phi, đùa giỡn trong cảnh thiền môn
  5. Top 5

    Không quỳ giữa điện Phật

    Đây là sai lầm đa số người Việt mắc phải. Khi thắp nhang lễ Phật, bạn hãy đứng lệch sang một bên để hành lễ, vì vị trí giữa chánh điện thường là nơi dành cho các bậc trụ trì hoặc chư tăng trong chùa. Phật giáo có câu “Đi chùa đúng pháp, được phúc” để nói lên rằng đi lễ chùa rất cần đúng phép tắc của Phật giáo, có như vậy thì mới mong được phúc, được an lành. Nhưng có lẽ, không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt được đầy đủ những quy định, nguyên tắc của nhà Phật khi đi lễ chùa. Vì vậy nên trước khi bước chân vào chùa hành lễ, khách thập phương xin hãy dừng chân đôi chút trước cửa chùa. Ai chưa biết thì học hỏi, ai biết rồi thì tĩnh tâm rũ bỏ bụi trần hay giản đơn thôi là vuốt cho sống áo chỉnh tề trước khi bước vào cõi Phật. Chùa chiền là nơi tôn nghiêm cần những biểu hiện vừa văn hóa, vừa lịch sự. Người dân đi lễ chùa cần ý thức được điều này để không làm mất đi nét thanh tịnh của chốn thiền môn và nét thanh lịch của chính bản thân mình”.


    Theo các tài liệu hướng dẫn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, đến chùa phải đặt lễ, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông đầu tiên (vì Đức Ông là vị cai quản các công việc chùa chiền, phải lễ Đức ông để xin phép được vào lễ tại chính điện). Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, mới đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, Bồ Tát. Hoàn thành lễ ở chính điện đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên lễ đều có 3 lễ hay 5 lễ. Cuối cùng mới hành lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu). Sau khi hạ lễ nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư tăng trụ trì và lúc này mới tiến hành việc tùy tâm công đức... bạn có thể xem các bài giảng trên băng đĩa để học cách thực hành lễ lạy trang nghiêm và thẩm mĩ nhất nhé!

    Không quỳ giữa điện Phật
    Không quỳ giữa điện Phật
    Không quỳ giữa điện Phật
    Không quỳ giữa điện Phật
  6. Top 6

    Mang thức ăn mặn vào chùa

    Từ xưa đến nay, đi lễ chùa đầu năm là tập tục đẹp trong cộng đồng, tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng đều hiểu được ý nghĩa của hoạt động tâm linh này, hoặc là không biết cách thức thực hành nghi lễ ở chùa ra sao. Vậy đi chùa để làm gì và bước vào cửa Phật thì thực hành nghi lễ thế nào cho đúng? Một số khách hành hương khi đi tham quan vãng cảnh chùa thường hay không để ý, mang thức ăn mặn vào chùa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của nhà chùa (người ngoài nhìn thấy sẽ hiểu nhầm các sư dùng đồ ăn mặn) mà còn gián tiếp tạo tội cho bạn. Trước khi bước vào cổng tam quan, hãy nán lại kiểm tra tác phong, các đồ dùng mang theo một cách cẩn thận rồi hãy bước vào trong. Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là: Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,…vv. Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…

    Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa. Phật không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần tâm thành của người đến lễ. Vì thế nên mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ là đủ. Vào chùa mọi người thấy sự lắng đọng và sự bình an. Nhưng với những người quan niệm rằng mình cứ mang nhiều lễ vật đi cầu cúng đức Phật thì mọi thứ sẽ đến là hoang đường.

    Mang thức ăn mặn vào chùa
    Mang thức ăn mặn vào chùa
    Mang thức ăn mặn vào chùa
    Mang thức ăn mặn vào chùa
  7. Top 7

    Tự ý quay phim, chụp hình

    Thường một số chùa không khuyến khích tham quan chụp hình trong chánh định, tháp linh, nhà tổ... Bạn có biết vì sao không? Ngoài lí do mĩ quan, còn có một số nguyên nhân thuộc về tâm linh rất đáng sợ. Theo dân gian, chùa là nơi ẩn náu của nhiều linh hồn sau khi mất đi, việc chụp hình ở những nơi này vô tình sẽ lưu giữ hình ảnh những linh hồn, họ sẽ lặng lẽ theo về với bạn cùng với những tấm ảnh đó. Điều này cho đến nay chưa ai khẳng định có thật nhưng ông bà ta vẫn rất kiêng kị việc họa vẽ, chụp hình ở những nơi này. Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm. Theo quan niệm Phật giáo của người Việt Nam, chùa được biết đến là nơi linh thiêng, là nơi đại từ đại bi, cứu độ chúng sinh, kể cả là những linh hồn cơ nhỡ. Đây cũng chính là lý do nhiều người giải thích tại sao không nên chụp ảnh khi vào đền chùa?


    Việc chụp ảnh trong đền chùa theo nhiều người quan niệm cũng nên hạn chế để tránh tình trạng phong thủy. Hoặc việc này có thể làm phiền đến các nhà sư với những bức ảnh không hay, không nghiêm túc chút nào. Khi đến thăm chùa đương nhiên bạn sẽ mong muốn có những bức ảnh kỷ niệm, nhưng hãy nhớ là bạn chụp ảnh một cách nghiêm túc và tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến người khác. Trong những đền thờ các tướng thời xưa, họ là những vị tướng xông pha trận mạc nhiều. Và khi chết linh hồn họ hiển linh, sẽ triệu tập linh hồn những binh sĩ của họ đã tử trận để bảo vệ ngôi đền họ đang được thờ. Tuy nhiên, linh tráng thì có thể bảo vệ khỏi ma chứ nếu quỷ quấy phá làm phiền thì binh lính cũng không thể làm gì được. Chính vì vậy mà trong đền thường có nhiều âm hồn dữ tợn và một khi ma quỷ theo chân bạn thì có thể không lâu sau đó bạn cũng sẽ về nhà của nó.

    Tự ý quay phim, chụp hình
    Tự ý quay phim, chụp hình
    Tự ý quay phim, chụp hình
    Tự ý quay phim, chụp hình
  8. Top 8

    Đặt tiền công đức lên tượng Phật

    Xuất phát từ ý nghĩa ban đầu là góp công, góp tấm lòng thành làm công quả, "dựng chùa, tô tượng, đúc chuông, trong ba điều ấy thập phương nên làm", giờ đây, tiền công đức đã trở thành một hiện tượng gây phản cảm tại nhiều di tích, nơi thờ tự. Tiền lẻ được rải, rắc, gài... khắp nơi, từ miệng lân, gốc cây ngoài cổng chùa cho đến tay tượng Phật, tượng Thánh, miệng lân trong điện thờ, thậm chí rải cả trên mái chùa... Trong mắt các nhà nghiên cứu, và cả các nhà tu hành, điều đó không thuận với ý nghĩa tốt đẹp của việc đi lễ đền, chùa. Mỗi lần đi lễ chùa, người đi chùa thường quyên góp một khoản công đức. Đây là việc rất tốt, nên làm để nhà chùa có thể sử dụng khoản tiền đó tu sửa chùa hay phục vụ đèn, nhang cho du khách thập phương.


    Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc công đức đang dần trở nên biến tướng. Không khó để bắt gặp cảnh người dân rải tiền lẻ ở khắp nơi trong chùa hay vô tư đặt tiền lên tượng Phật. Người ta có thể để tiền lên nhiều chỗ: để lên bàn thờ, nhét vào tay phật, vạt áo Phật, tất cả những chỗ nào trên tượng Phật có thể giữ được tiền. Rất nhiều hình ảnh xấu đã được phản ánh trên các phương tiện truyền thông. “Hành động để tiền lên Phật vừa làm mất thẩm mỹ, vừa làm mất đi giá trị về mặt tâm linh. Đức Phật không cần đến tiền của người trần tục. Vì vậy, hành động rải tiền lẻ khắp chùa là 1 việc hoàn toàn sai lầm, làm ô uế cửa Phật”, T.S Đinh Đức Tiến nhấn mạnh.

    Đặt tiền công đức lên tượng Phật
    Đặt tiền công đức lên tượng Phật
    Đặt tiền công đức lên tượng Phật
    Đặt tiền công đức lên tượng Phật
  9. Top 9

    Sắm sửa vàng mã đem cúng Phật

    Khi đến dâng hương tại chùa chiền, tịnh xá, chỉ nên sắm lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chính, bánh trái, xôi chè... tuyệt đối không đặt thức ăn mặn và vàng mã đem dâng lên bàn thờ Phật. Các sư thầy giải thích rằng, việc sắm sửa vàng mã không chỉ gây tốn kém tiền bạc mà còn ô nhiễm môi trường, góp phần gia tăng tệ nạn mê tín dị đoan. Người đốt vàng mã thường cầu Trời, Phật, gia tiên, cha mẹ... phù hộ cho gia đình, bản thân được may mắn, hanh thông trong cuộc sống. Thông thường, cứ khi “có việc" là gia chủ sắm đồ cúng lễ, trong đồ lễ, ít nhất là có 1 lễ tiền vàng mã (tiền âm phủ). Còn nhiều gia đình ở thành phố, thị xã, thị trấn, số vàng mã nhiều hơn, phong phú hơn, nghĩa là ngoài tiền mã, gia chủ còn sắm nhiều thứ vàng mã khác.


    Đồ vàng mã đã phát triển không giới hạn, đủ loại hình có cả nhà lầu, xe hơi, ngựa, ti vi, điện thoại đời mới nhất, rồi áo quần, đồ trang sức, cả osin phục vụ… cùng một lượng lớn tiền âm phủ. Người mua ít thì bỏ ra vài chục ngàn đồng, mua nhiều thì hàng trăm ngàn đồng, thậm chí cả triệu đồng…Triết lý sâu sắc mà gần gũi của Phật giáo qua những bộ kinh để lại không nhắc đến chuyện phải đốt vàng mã, cũng không nói đến chuyện phải cúng sao giải hạn đầu năm. Ngay như chuyện thắp hương trong chốn thiền môn, Đức Phật cũng nói đến tâm hương, nhắc nhở mỗi Phật tử chỉ nên thắp 1 nén hương và tuyệt đối không nên đốt vàng mã. Mặc dù tập tục đã ăn sâu vào đời sống, nhưng với những lý do như trên, chúng ta cũng cần cân nhắc đến việc đốt vàng mã như thế nào để hạn chế dần dần đến loại bỏ tập tục này?.

    Sắm sửa vàng mã đem cúng Phật
    Sắm sửa vàng mã đem cúng Phật
    Sắm sửa vàng mã đem cúng Phật
    Sắm sửa vàng mã đem cúng Phật
  10. Top 10

    Cư xử thiếu bất kính với Tăng, Ni

    Chư Tăng, Ni là tầng lớp cao quý đại diện cho Đức Phật giáo hóa chúng sanh, vì vậy, khi đến chùa lễ Phật, bạn nên có thái độ cung kính trước những vị tu hành. Điều này vừa thể hiện sự lễ phép của bạn, vừa là cơ hội để bạn thực hành đức tính khiêm cung, vô ngã. Khi đến chào hay ra về, hãy niệm hồng danh “A Di Đà Phật!” trước khi nói chuyện để thể hiện sự tôn kính, tự nhắc nhở bản thân phải chánh niệm như đang có Phật bên cạnh mình, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Trong mối quan hệ khăng khít ấy, người theo đạo và người xuất gia tu đạo luôn giữ một mối quan hệ gắn bó, nhưng cũng chính từ đó, việc xưng hô như thế nào trong các quan hệ mang tính xã hội đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải đáp, tránh những cách xưng hô không phù hợp, gây tâm lý e ngại, lúng túng cho người giao tiếp, thậm chí là xúc phạm không đáng có cho những người tham gia giao tiếp.


    Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quý vị cư sĩ phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng thầy hay cô nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni và thường xưng là con. Trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới tôn kính người thụ nhiều giới hơn chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật, trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, mong đạt trạng thái niết bàn vô ngã theo lời Phật dạy. Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo, thụ ngũ giới (tam quy, ngũ giới), mỗi vị cư sĩ phật tử tại gia có một vị thầy truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là thầy Bản sư...

    Cư xử thiếu bất kính với Tăng, Ni
    Cư xử thiếu bất kính với Tăng, Ni
    Cư xử thiếu bất kính với Tăng, Ni
    Cư xử thiếu bất kính với Tăng, Ni



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy