Top 12 Thực phẩm biến đổi gen bạn nên biết
Do thực tế dân số tăng lên mà lương thực thì có nguy cơ thiếu hụt do đó con người muốn tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi ưu việt giúp cung cấp đủ thực ... xem thêm...phẩm, lai tạo những giống cây có khả năng chịu hạn tốt, khả năng chống sâu bệnh cao hơn nhằm tăng năng suất mùa vụ. Tuy nhiên vẫn còn đó là sự tồn tại những ứng dụng chưa được kiểm nghiệm và có những tác động xấu tới sức khỏe con người. Một trong những vấn đề nóng gây tranh cãi nhiều năm trở lại đây đó là thực phẩm biến đổi gen (GMO). Bạn hãy chú ý ghi nhớ những loại thực phẩm biến đổi gen dưới đây để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của chính bản thân và cho những người thân yêu.
-
Ngô
Đó là các giống ngô BT11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON89034, NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam. Các giống ngô này đang được trồng phổ biến ở một số tỉnh miền Trung nước ta. Các thước phim tài liệu về thực phẩm đã chỉ ra rằng có đến hơn một nửa các nông trại ở Mỹ trồng ngô biến đổi gen do Monstanto cung cấp. Sản phẩm từ ngô của Công ty này được cho là có liên quan gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như tăng cân hoặc rối loạn nội tạng.
Một số sản phẩm tiêu biểu được chế biến từ ngô biến đổi gen mà bạn nên tránh:
- Bột bắp
- Dầu bắp
- Tinh bột bắp
- Siro bắp
- Bột ngọt (MSG)
-
Đậu nành
Đậu nành có rất nhiều trong đậu phụ, thực phẩm chế biến từ rau, các loại bánh ngọt, sữa công thức cho trẻ sơ sinh, thực phẩm bổ sung, bột protein, ngũ cốc... Tập đoàn Monstanto vẫn đang nắm giữ phần lớn thị trường đậu, xấp xỉ 90% đậu nành biến đổi gen, tiêu biểu là đậu nành Round Ready có sức đề kháng với thuốc diệt cỏ.
Năm 2013 Việt Nam bắt đầu nhập 1,3 triệu tấn đậu nành từ Brazil, Mỹ, Argentina, Ấn Độ - nơi có diện tích cây ngô, cây đậu nành GMO lớn nhất thế giới. Hiện nay, đậu nành biến đổi gen đang chiếm đến 90% thị trường đậu nành Việt Nam.
-
Đường và củ cải đường
Củ cải đường bắt đầu xuất hiện năm 2009 tại thị trường Mỹ với "mác" kháng thuốc trừ sâu. Đến năm 2010 hành động này bị cấm do một số báo cáo tác động đến môi trường. Củ cải đường thường phát triển rất chậm do đó người ta nhân giống loại củ cải biến đổi gen này nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của chúng. Nếu trong thành phần sản phẩm ghi rõ "đường làm từ mía" thì đó là loại đường không sử dụng củ cải đường biến đổi gen. -
Aspartame
Đây là một loại đường hóa học thường được dùng như một chất phụ gia trong hầu hết các loại bánh kẹo, nước trái cây, sữa chua, kẹo cao su, đường cho người ăn kiêng và một số thuốc cũng như một số sản phẩm bổ sung vitamin... Đây là một chất có thể gây ung thư cho dù ở liều 20 mg/kg trọng lượng cơ thể, ít hơn nhiều so với liều cho phép hiện nay. -
Dầu Canola, hạt cải dầu
Dầu ăn là một trong những loại thực phẩm bị biến đổi gen thường gặp, chúng được sử dụng nhiều trong nấu ăn và làm hương liệu. Tính đến năm 2009 hơn 90% số cây trồng ở Canada đã chịu được thuốc diệt cỏ. Các loại hạt tạo ra dầu nhất là hạt cải dầu biến đổi gen sẽ không còn hương vị cay hay đắng vốn có mà sẽ có khả năng kháng thuốc diệt cỏ cao hơn. -
Sữa
Ở Mỹ người ta thường tiêm hormone tăng trưởng để tăng sản lượng sữa ở bò. Theo thống kê gần đây nhất ở Mỹ có khoảng 20% những con bò sữa đều đã biến đổi gen và sử dụng thức ăn từ ngô, đậu nành biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa. Để hạn chế tốt nhất bạn nên tìm mua loại sữa tươi để đảm bảo an toàn. -
Cá hồi
Cá hồi biến đổi gen nhằm phục vụ mục đích kinh doanh. Giống cá này chỉ được nuôi trong các trang trại, phát triển nhanh hơn về số lượng và chất lượng cá, chúng có kích cỡ gấp đôi giống cá tự nhiê, góp phần giúp bảo vệ môi trường sống và bảo vệ cá hồi hoang dã. Tuy nhiên cá hồi biến đổi gen có thực sự an toàn với sức khỏe người tiêu dùng thì đó còn là một câu hỏi khó có lời giải đáp. -
Bí đao
Bí đao biến đổi gen được tạo ra nhằm kháng thể lại một số loại virus gây bệnh do chúng đặc biệt nhạy cảm với một số loại virus gây bệnh. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là sự phát triển mạnh mẽ của bí đao biến đổi gen ở ngoài khu vực kiểm soát sẽ gây ra những vấn đề môi trường và sức khỏe con người.