Top 10 Việc cần làm trước khi sinh em bé bà bầu nên biết
Sau nhiều tháng mang thai và cẩn thận đủ điều, giai đoạn sắp sinh có thể khiến bạn càng thêm lo lắng liệu bản thân đã chuẩn bị tốt để chào đón bé yêu chưa? Đây ... xem thêm...là nỗi lo thường gặp của những bà bầu khi bước vào những tuần cuối thai kỳ, đặc biệt là khi đây là lần mang thai đầu tiên của bạn. Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh? Hãy để Toplist cùng bạn tìm hiểu những việc cần làm trước khi sinh em bé nhé!
-
Chuẩn bị đồ đi sinh
Quá trình chuẩn bị trước khi sinh chắc hẳn không thể thiếu việc mua sắm vật dụng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn có thể bối rối khi có nhiều thứ phải mua, hoặc băn khoăn không biết chuẩn bị đồ đi sinh cần những vật dụng gì. Để tránh thiếu sót những đồ dùng thiết yếu khi đi sinh, bạn nên sớm lên danh sách những gì cần mua và hoàn tất việc chuẩn bị này khoảng 1 tháng trước ngày dự sinh. Đây là việc nên được ưu tiên hàng đầu trong số những việc cần làm trước khi sinh.
Bạn cần kiểm tra các giấy tờ liên quan đến y tế như giấy chuyển viện, sổ khám thai kèm các kết quả siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ, bảo hiểm y tế và cả bản sao chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu đã công chứng. Không thể thiếu quần áo cho mẹ và bé, khăn quấn, khăn giấy ướt, miếng lót sơ sinh, băng vệ sinh cho mẹ, miếng lót thấm sữa... trong túi đồ sinh để. Đây là những vật dụng dùng cho những ngày đầu tiên của bé cùng quần áo và băng vệ sinh cho mẹ, miếng lót thấm sữa… Bạn cũng đừng quên bỏ ít thức ăn như trái cây, bánh kẹo, nước uống… vào túi đồ để bổ sung năng lượng trong thời gian chuyển dạ. Những vật dụng nhỏ nhặt như đồ sạc điện thoại cũng đừng bỏ qua nhé!
-
Hát và trò chuyện với con
Bạn nên cùng ông xã hát và trò chuyện với con khi bé còn đang trong bụng mẹ. Đây là cách tốt nhất để kết nối với con trước khi sinh. Nếu ông xã của bạn ngại, bạn có thể yêu anh ấy đọc một cuốn sách hay chơi một vài bản nhạc vui nhộn. Bạn có thể bắt đầu nói chuyện với thai nhi vào bất kỳ lúc nào, nhưng tốt nhất là vào tuần thứ 18 khi mang thai. Lúc này bộ phận tai bước vào giai đoạn hoàn thiện, bé sẽ nghe được nhịp đập từ trái tim mẹ hay âm thanh máu chảy qua dây rốn.
Đến khoảng tuần thai thứ 25 của thai kỳ, thai nhi sẽ nghe rõ được tiếng của mẹ, của bố và những người xung quanh. Vào tuần thứ 27, một số thai nhi còn nhận biết được đâu là giọng mẹ, đâu là giọng bố và đâu là giọng người lạ. Mọi âm thanh sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim cũng như sự chuyển động của thai nhi. Đồng thời bé cũng cảm nhận được tình cảm của bố mẹ dành cho mình. Trẻ sẽ chú ý, ghi nhớ và học hỏi về mọi thứ xung quanh ngay từ trong bụng mẹ. -
Chuẩn bị phòng ngủ cho bé
Đừng quên chuẩn bị một chiếc nôi nếu 2 bạn muốn cho con ngủ riêng từ nhỏ và nghĩ xem sẽ đặt ở đâu trong phòng ngủ. Nếu nếu bạn muốn ngủ cùng con, hãy kiểm tra giường, nệm đã đủ lớn chưa, có cần miếng chông thấm không và cần chuẩn bị bao nhiêu bao nhiêu đồ cho bé. Phòng cho bé - dù là trong phòng ngủ của bạn hay một phòng riêng cũng cần yên tĩnh, có ánh sáng dịu nhẹ và ít người ra vào. Lưu ý, bé sẽ dành phần lớn thời gian ở đây để nhìn lên trên, vì vậy cần đảm bảo không có ánh sáng chói ở trên đầu.
Phòng cho bé phải là nơi yên tĩnh, được thiết kế dễ sử dụng và thoải mái cho bạn và bé. Sắp xếp đồ đạc và các vật dụng theo cách bạn cho là lôgic nhất, tuy nhiên nếu thấy phải thay đổi, bạn có thể phải sắp xếp lại một chút sau khi quyết định phương án nào là tốt nhất cho hai mẹ con. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng bạn chọn màu sơn và đồ trang trí khiến bạn vui vẻ và thư giãn, vì bạn cũng sẽ tận hưởng căn phòng nhiều như bé. -
Tham gia một lớp học tiền sản
Lớp học tiền sản được chia ra thành một số lớp như lớp học dành cho người chuẩn bị có thai, lớp học dành cho người mang thai nhưng còn nhỏ (thông thường là mang thai từ tháng 1 đến tháng thứ 6) và lớp học dành cho người chuẩn bị sinh (tháng thứ 7 đến tháng thứ 9). Những lớp học tiền sản thường kết hợp phương pháp như giảng, trao đổi giữa học viên với các chuyên gia giảng dạy, thực hành những kỹ năng cần thiết… Hiện nay có rất nhiều trung tâm, tổ chức mở các lớp học tiền sản như các công ty chuyên về đào tạo, các bệnh viện phụ sản…
Các chuyên gia y khoa khuyên các mẹ nên tham gia một lớp học tiền sản. Vì lớp học này sẽ trang bị đầy đủ kiến thức mà một thai phụ cần như kiến thức cơ bản về chuyển dạ, phương pháp đẻ thường với đẻ mổ. Họ sẽ cho mẹ về những chuẩn bị về mặt thể chất, tinh thần cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc chào đón một em bé sơ sinh trong cuộc sống của các cặp đôi. Một số hướng dẫn về cách thở, cách rặn để giúp các mẹ có thể vượt cạn dễ dàng. Cách làm quen với bé sơ sinh, chăm sóc bé lúc mới sinh (dinh dưỡng, các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, cách vệ sinh cho bé..). Kiến thức về chăm sóc sản phụ sau khi sinh (vệ sinh, dinh dưỡng, tâm lý…).
-
Tìm người chăm sóc cho mẹ và bé sau khi sinh
Trong 2 tuần đầu sau sinh, bạn còn khá mệt mỏi, cơ thể chưa được phục hồi. Trong thời gian này bé lại cần được chăm sóc và bú mẹ rất nhiều. Nếu không có người đỡ đần, bạn sẽ rất vất vả và căng thẳng, sẽ dẫn đến stress. Việc tìm người giúp đỡ là một trong những bước chuẩn bị trước khi sinh quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua. Nếu không có ông bà nội ngoại gần bên, mẹ bầu nên tìm người giúp việc và nên bắt đầu tìm từ vài tháng trước khi vượt cạn. Tìm người giúp trông trẻ càng sớm, bạn sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều. Bạn có thể nhờ bạn bè, người quen giới thiệu để tìm được người giúp việc đáng tin cậy nhé!
Bạn cần chuẩn bị trước khi sinh là tìm người giúp bạn chăm lo cho những đứa con khác nếu đây không phải là lần tiên bạn sinh con. Đừng ngại nhờ sự giúp đỡ từ người thân, gia đình hay bạn bè mà bạn tin tưởng. Nếu bạn quyết định tìm người trông trẻ hay thuê bảo mẫu, hãy xem xét kỹ thân nhân và liệu bạn có đủ an tâm khi giao con cho người mà bạn định thuê hay không. Trên hết, điều bạn cần chính là một tâm lý sẵn sàng và thoải mái. Đừng quá áp lực, căng thẳng, mẹ bầu nhé!
-
Tạo một danh sách liên lạc
Tất nhiên chồng bạn sẽ luôn bên cạnh khi bạn sắp sinh, nhưng lúc đó nhất định bạn cũng sẽ cần sự giúp đỡ của người có kinh nghiệm trong những việc chồng bạn không thể làm được. Do đó, khi chuẩn bị kế hoạch sinh con, bạn nên ghi chú lại từng người thân, bạn bè có thể hỗ trợ và công việc cụ thể mà họ có thể giúp bạn là gì. Đừng quên sớm liên lạc với họ để đảm bảo mọi thứ có thể diễn ra theo đúng kế hoạch của bạn.
Việc tạo một danh sách liên lạc để gọi khi khẩn cấp và luôn mang theo bên mình phòng trường hợp mẹ chuyển dạ mà không có chồng hay người thân bên cạnh. Bạn nên cho họ biết đầy đủ các thông tin về bảo hiểm, y tế của bạn trong trường hợp họ cần phải kê khai chi tiết những điều này khi đưa bạn đi sinh. Do đó, để thuận lợi nhất trong quá trình sinh bé, bạn hãy chủ động về điều này nhé.
-
Ngủ đủ giấc, ăn nhẹ trước khi sinh
Khi mang thai, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề ngủ nghỉ. Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe trước và sau sinh sản. Đây là một trong những việc quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện trước khi bước vào “cuộc chiến”. Ngoài việc cân nhắc về thời gian ngủ, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các tư thế ngủ phù hợp khi mang thai để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Ăn nhẹ trước khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ duy trì năng lượng cho cơ thể ở những giai đoạn đầu sắp sinh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tránh thực phẩm béo hoặc quá cứng, khó tiêu hóa vì dạ dày đầy sẽ tạo ra cảm giác buồn nôn và gây nôn khi sắp sinh. Co thắt cơ và thở nhanh khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, do vậy mẹ bầu cần uống đủ nước khi mang thai và nếu có vào viện đợi sinh, mỗi khi cảm thấy mất nước, mẹ bầu nên nhờ người thân mang nước uống vào.
-
Thư giãn tinh thần, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Với các bà mẹ sinh con đầu lòng, giai đoạn từ khi những dấu hiệu sắp sinh xuất hiện cho đến khi bạn thật sự chuyển dạ có thể kéo dài trung bình từ 12 - 24 giờ. Đối với những lần sinh sau, thời gian này có thể rút ngắn còn khoảng 8 - 10 giờ. Khi những cơn co thắt tử cung bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn co thắt xuất hiện ở bụng dưới hoặc bạn sẽ thấy tê tại vị trí này, lúc đó chính bản thân bạn phải thật bình tĩnh. Việc lo lắng sẽ vô tình khiến bạn sẽ chú ý hơn đến những cơn đau, hơi thở của bạn sẽ trở nên vô cùng nặng nhọc. Thay vì lo lắng, bạn nên cho cơ thể thư giãn bằng cách đi bộ hay đi tắm.
Tâm lí của mẹ bầu khi ngày sinh đang đến gần thường hồi hộp, lo lắng. Những điều này đều không tốt cho mẹ và bé. Thay vào đó, hãy tạo cho mình cảm giác thoải mái, cố gắng tận hưởng những ngày tự do cuối cùng trước khi có sự xuất hiện của em bé. Mẹ có thể đọc sách, xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc mà bạn yêu thích. Đi massage hay đơn giản là ngủ để tinh thần và thể chất được thoải mái trước khi sinh. Nếu cảm thấy lo lắng bạn hãy nói chuyện với chồng. Để anh ấy hiểu và chia sẻ với bạn. Tập thể dục nhẹ, đi dạo cùng người thân không những giúp rèn luyện sức khỏe mà còn giúp tâm trạng thoải mái trước khi lâm bồn. Cuối cùng là chiều chuộng bản thân hết mức có thể nhé vì không biết đến khi nào bạn mới có được khoảng thời gian tự do như thế nữa đâu.
-
Tìm hiểu cách phục hồi sức khỏe sau sinh
Chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh con có thể khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc tình trạng trầm cảm sau sinh. Bạn chắc chắn sẽ rất bận rộn chăm sóc bé yêu mới ra đời, nên hãy dành thời gian trong những tháng cuối thai kỳ để tìm hiểu về cuộc sống sau sinh, những điều kiêng cữ sau sinh cũng như cách phục hồi sức khỏe sau sinh. Điều này sẽ giúp bạn sớm thích ứng với cuộc sống mới của gia đình khi có thêm một thiên thần nhỏ.
Trong thời kỳ phục hồi sau sinh, bạn có thể bị đau bụng do tử cung co bóp để dần thu nhỏ kích cỡ như trước khi có thai. Thậm chí, việc cho con bú cũng có thể kích thích tử cung co bóp nên bạn thường bị đau bụng khi đang cho con bú. Nếu sinh mổ, bạn còn có thể bị đau bụng do đau vết mổ. Đau bụng sau sinh kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, phụ nữ sinh mổ thường bị đau bụng lâu hơn phụ nữ sinh thường. Để giảm đau, bạn có thể chườm ấm bằng chai nước ấm hoặc bằng miếng đệm ấm.
-
Cần có quyết định đúng đắn giữa sinh thường và sinh mổ
Khi mang thai rất nhiều chị em phân vân, không biết nên sinh thường hay sinh mổ để tốt nhất cho mẹ và con. Sau đây là một số kiến thức xoay quanh vấn đề này để mẹ bầu có quyết định đúng đắn trước khi sinh. Sinh thường hay còn gọi là sinh đường dưới, là cách sinh tự nhiên của con người. Các chuyên gia nhận định rằng nếu phụ nữ sinh thường được sẽ rất tốt cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, để sản phụ có thể sinh thường được cần phải có những điều kiện nhất định: Thứ nhất, người sản phụ đó phải theo dõi quản lý thai tốt, sức khỏe của cả mẹ và con đều đảm bảo, mẹ không mắc bệnh lý mãn tính. Thứ hai, trọng lượng thai phù hợp trung bình từ 2,8 - 3,2kg. Trẻ quá nhẹ cân không chỉ định sinh thường vì có thể tử vong do suy hô hấp khi chui đường dưới. Thứ ba, ngôi thai thuận, khung xương chậu của người mẹ tốt.
Chuyên gia cho biết: “Sản phụ sẽ sinh mổ khi không đủ những điều kiện sinh thường, để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé. Mổ lấy thai thường có chỉ định rất nghiêm ngặt, tuy nhiên vẫn sẽ có những chỉ định tương đối với những trường hợp rất khó khăn khi có con, phụ nữ nhiều tuổi, lâu ngày không sinh”. Một số trường hợp bắt buộc phải mổ đẻ như ngôi vai, rau tiền đạo, thai quá to, đầu thai quá to… Đây là phương pháp rất cần thiết đối với các ca sinh khó bắt buộc chỉ định mổ. Lợi ích hàng đầu của sinh mổ là đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong những trường hợp không thể sinh được đường dưới được.