Cây bạc hà
Bạc hà hay còn gọi là bạc hà nam, tên khoa học là Mentha arvensis L, thuộc họ hoa môi (Labiatae). Đông y cho rằng: bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi. Ở Việt Nam, có nhiều loài bạc hà khác nhau. Toàn cây bạc hà đều có thể sử dụng được.
Trong bạc hà tinh chất phổ biến nhất là các tinh dầu, các hợp chất đắng và một số hoạt chất khác. Các hoạt chất trong cây bạc hà có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, làm giãn cơ, chống co giật, làm giãn mạch, sát trùng, làm tiết mồ hôi và hạ thân nhiệt… Vì vậy bạc hà là vị thuốc giải cảm, hạ sốt rất phổ biến theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, người ta còn điều chế tinh dầu bạc hà dùng trị nhiều bệnh chứng hoặc trong tân dược đã điều chế tinh dầu bạc hà dưới dạng tinh thể menthol để nạp vào các lọ nhựa làm ống hít xông họng mũi. Hoặc còn cho tinh thể menthol vào các nguyên liệu để làm thành bánh kẹo bạc hà...
Cách thực hiện:
- Dùng bạc hà 10 - 15g, sắn dây 10 - 15g.
- Đổ chừng 1/3 lít nước vào siêu, đậy nắp bịt kín vòi đun sôi một dạo thì bắc xuống để xông và rót 1 chén uống.
- Sau đó lại sắc và uống thêm từ 1 - 2 nước nữa. Nếu lúc này thấy xuất hiện mồ hôi thì thôi không xông nữa và uống thuốc nguội.
- Có thể lấy lá bạc hà tươi hay khô có lượng bằng nhau. Mỗi thang thuốc lấy 8 -15g, sắc lấy nước thuốc uống.
- Lưu ý: Không dùng cho trẻ sơ sinh.