Top 15 Quốc gia nguy hiểm nhất thế giới hiện nay

Châu Châu 757 0 Báo lỗi

Global Peace Index (GPI) xếp hạng 163 quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập (chiếm 99,7% dân số thế giới) theo mức độ hòa bình của chúng. Trong thập kỷ qua, GPI đã ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ukraine

    Trận chiến giữa các lực lượng vũ trang Ukraina và những nhóm ly khai có vũ trang được Nga hậu thuẫn diễn ra phổ biến ở cả vùng phía Đông và Đông Nam của Ukraina - cụ thể hơn là khu vực của Donetsk, Luhansk và Crimea. Dân thường tiếp tục bị cuốn vào các cuộc chiến này. Ukraine đã trải qua một loạt các cuộc xung đột trong những năm gần đây, kể từ tháng 2 năm 2014, đặc biệt là ở phía nam của đất nước . Các cuộc biểu tình ở Donetsk và Lugansk đã trở thành một cuộc nổi dậy vũ trang ly khai dẫn đầu chính phủ Ukraine tiến hành một cuộc phản công quân sự chống lại quân nổi dậy. Những xung đột này đã gây ra hàng ngàn nạn nhân.


    Với những bất ổn về chính trị đang gặp phải. Bốn năm trước, xung đột Nga – Ukraina leo thang xung quanh vấn đề kiểm soát Crưm và vùng lãnh thổ Đông Ukraina. Còn hiện tại, cuộc xung đột này đang chuyển sang một “chiến trường” mới: Biển Azov. Mặc dù vậy Ukraina là một đất nước xinh đẹp và vô cùng độc đáo đang nằm trong danh sách những quốc gia bị đánh giá thấp nhất ở châu Âu bởi rất ít người nói tiếng Anh, đi lại khó khăn.


    Chỉ số: 3.756 điểm

    Các nhân viên cảnh sát đang làm việc gần một nhà hoạt động chính trị phun chữ
    Các nhân viên cảnh sát đang làm việc gần một nhà hoạt động chính trị phun chữ "Russia - Nga" lên rào cản xung quanh kênh truyền hình Ucraina "Inter"
    Ukraina đang nằm trong danh sách những quốc gia bị đánh giá thấp nhất ở châu  u bởi rất ít người nói tiếng Anh, đi lại khó khăn
    Ukraina đang nằm trong danh sách những quốc gia bị đánh giá thấp nhất ở châu u bởi rất ít người nói tiếng Anh, đi lại khó khăn

  2. Top 2

    Afghanistan

    Các cuộc xung đột ở Afghanistan, bắt đầu từ năm 2001, được biết đến trên toàn cầu . NATO và các nước đồng minh đã tham gia vào cuộc nội chiến ở đất nước này, nổi lên sau vụ tấn công 11/9. Các nạn nhân có thể được tính trong hàng chục ngàn. Sau hơn một thập kỷ có sự can thiệp của quân đội các nước để tái thiết quốc gia, Afghanistan vẫn chưa khá hơn tí nào do sự đe dọa và phá rối liên tục xảy ra từ Taliban và các băng nhóm phiến quân khủng bố khác.


    Theo dự án Chi phí chiến tranh tại Đại học Brown, tính đến tháng 4 năm 2021, cuộc chiến này đã giết chết 171.000 đến 174.000 người ở Afghanistan; 47.245 thường dân Afghanistan, 66.000 đến 69.000 quân đội và cảnh sát Afghanistan và ít nhất 51.000 chiến binh đối lập. Tuy nhiên, số người chết có thể cao hơn do "bệnh tật, mất khả năng tiếp cận thực phẩm, nước, cơ sở hạ tầng và / hoặc các hậu quả gián tiếp khác của chiến tranh". Theo LHQ, kể từ Cuộc xâm lược năm 2001, hơn 5,7 hàng triệu người tị nạn cũ đã trở lại Afghanistan, tuy nhiên, tính đến năm 2021, 2,6 triệu người Afghanistan vẫn tị nạn hoặc đã chạy trốn, chủ yếu ở Pakistan và Iran, và 4 triệu người Afghanistan khác vẫn là những người phải di cư trong nước. Kể từ năm 2001, Afghanistan đã có những cải thiện về y tế, giáo dục và quyền của phụ nữ.


    Đến năm 2021, sau 20 năm Hoa Kỳ phát động chiến tranh xâm lược Afghanistan, sau một loạt các cuộc tấn công dồn dập, đến ngày 15 tháng 8 năm 2021, các lực lượng Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul từ mọi hướng, máy bay quân sự Mỹ đã đáp xuống Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kabul để sơ tán các nhân sự của Mỹ và những người cộng tác đang khẩn trương tiêu hủy tài liệu, cũng được một số nhà bình luận so sánh với khoảnh khắc Sự sụp đổ của Sài Gòn (Fall of Saigon) trong Chiến tranh Việt Nam.


    Chỉ số: 3.579 điểm

    Có thể nói, Afghanistan xứng đáng với thứ hạng 2 vì tình trạng khủng bố diện rộng xảy ra trên khắp đất nước
    Có thể nói, Afghanistan xứng đáng với thứ hạng 2 vì tình trạng khủng bố diện rộng xảy ra trên khắp đất nước
    Chiến tranh tại Afghanistan
    Chiến tranh tại Afghanistan
  3. Top 3

    Syria

    Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm tại đất nước này đã giết chết 150 nghìn người, và tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Hiện tại có khoảng 4,5 triệu công dân Syria đang chạy nạn trong nước và 3 triệu người khác đang tị nạn ở nước ngoài. Người đứng đầu Ủy ban Điều tra của LHQ về Syria, ông Paulo Pinheiro, ngày 14/9, cảnh báo tương lai người dân quốc gia Trung Đông này "ngày càng ảm đạm" do nền kinh tế sa sút cùng tình hình xung đột leo thang ở khắp các vùng Tây Bắc, Đông Bắc và miền Nam.


    "Các bên xung đột (ở Syria) tiếp tục gây ra tội ác chiến tranh và vi phạm các quyền con người. Cuộc chiến nhắm vào dân thường Syria vẫn xảy ra và họ rất khó tìm được nơi trú ẩn an toàn", quan chức LHQ nói. Ủy ban của LHQ cũng bày tỏ quan ngại về việc những người tị nạn Syria không có nơi nào để trở về. Khi giao tranh bùng nổ, lực lượng Chính phủ Syria đã tái áp dụng chiến thuật vây hãm nhằm cô lập các tay súng phiến quân, song đã khiến dân thường bị mắc kẹt.


    Tại vùng Afrin và Ras al-Ayn thuộc tỉnh Aleppo, chỉ trong vài tháng, 243 dân thường đã thiệt mạng trong các vụ đánh bom xe do các phần tử cực đoan tiến hành ở các khu chợ, đường phố; trong khi nhiều người khác chết vì những đợt pháo kích qua lại của phiến quân và quân đội chính phủ.

    Chỉ số: 3.564 điểm

    Chiến tranh tại Syria
    Chiến tranh tại Syria
    Chiến tranh tại Syria
    Chiến tranh tại Syria
  4. Top 4

    Nam Sudan

    Nam Sudan là một quốc gia khác với Sudan, năm 2011 trở nên độc lập . Khu vực này đã phải chịu những xung đột nội bộ trong nhiều thập kỷ và bạo lực sắc tộc là mô hình thông thường. Kết quả đã có rất nhiều nạn nhân. Nội chiến tại quốc gia châu Phi này bùng phát vào cuối năm 2013 khi quân đội trung thành với Phó tổng thống thời đó Riek Machar xung đột với lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir.


    Xung đột mau chóng leo thang. Vì cả hai nhà lãnh đạo trên đại diện cho các nhóm sắc tộc đối lập nhau, vốn đã tồn tại căng thẳng lâu dài và có lịch sử bạo lực, nên cuộc chiến chính trị nhanh chóng trở thành một cuộc xung đột sắc tộc toàn diện. Lực lượng trung thành với mỗi bên đều lấy vũ khí tàn sát lẫn nhau. Chỉ tính riêng trong tuần đầu mà hai bên giao chiến, hơn 1.000 người thiệt mạng và 100.000 người khác phải rời bỏ nhà cửa.


    Kể từ đó, hai bên đều gây ra nhiều hành động tàn bạo. Cuối tháng 11/2016, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã thực hiện chuyến đi 10 ngày tới quốc gia này. Những gì họ thấy đều khủng khiếp: thanh trừng sắc tộc rộng khắp, đốt phá làng mạc, tình trạng thiếu ăn, chết đói hiển hiện và các vụ cưỡng hiếp xảy ra phổ biến tới mức trở thành bình thường.


    Chỉ số: 3.529 điểm

    Quân lính Nam Sudan
    Quân lính Nam Sudan
    Quân lính Nam Sudan
    Quân lính Nam Sudan
  5. Top 5

    Yemen

    Là quốc gia nghèo nhất khu vực Trung Đông, theo ước tính có đến 45% dân số Yemen sống dưới mức nghèo khổ, bên cạnh đó, đất nước này còn là trụ sở chính của tổ chức khủng bố Al-Qaeda và hàng loạt băng nhóm buôn người tàn bạo. phóng 7 tên lửa vào lãnh thổ Saudi Arabia, 3 trong số này rơi trúng thủ đô Riyadh. Tuy nhiên, 2 ngày sau, trong khi Yemen sẵn sàng đáp trả bằng quân sự, Hoàng tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman có động thái cho thấy, Riyadh bắt đầu tập trung vào các nhu cầu nhân đạo trong chiến tranh. Hoàng tử đã trao 930 triệu USD cho Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ở New York - khoản tiền tương đương với 1/3 số tiền viện trợ của LHQ (2,96 tỷ USD) trong năm 2018.

    Khoản tiền này là một phần của gói viện trợ 1,5 tỷ USD mà Saudi Arabia cam kết cuối tháng 1, bao gồm cả việc mở lại các cảng và 17 hành lang nhân đạo, chủ yếu ở các khu vực Houthi không kiểm soát, phục vụ cho việc cung cấp viện trợ. Các nhà phân tích cho rằng, khoản viện trợ của Saudi Arabia nhằm mục đích sửa chữa danh tiếng của quốc gia này hơn là chấm dứt chiến tranh tại Yemen, nơi Riyadh đóng vai trò quyết định. Thật vậy, Saudi Arabia cũng đã thuê các Cty Mỹ và Anh thực hiện chiến dịch quan hệ công chúng.


    Chỉ số: 3.432 điểm

    Quân lính Yemen
    Quân lính Yemen
    Cậu bé đang đi bộ tại ngôi nhà bị hư hỏng do cuộc không kích Saudi dẫn đầu ở thủ đô Yemen, Sanaa
    Cậu bé đang đi bộ tại ngôi nhà bị hư hỏng do cuộc không kích Saudi dẫn đầu ở thủ đô Yemen, Sanaa
  6. Top 6

    Iraq

    Mười năm về trước, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu bất ngờ ném bom Iraq rồi cho lục quân vượt biên giới xâm lược nước này và lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến Iraq năm đó còn được gọi là Chiến tranh Vùng vịnh lần 2 (do Tổng thống Bush con phát động) để phân biệt với Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 diễn ra năm 1991 (dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush cha).


    Về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Iraq đối với Trung Đông, không cần phải nói nhiều. Ngày 20/3 là một quả bom phát nổ làm rung chuyển khu vực và nó sẽ còn tiếp tục gây ra sự hỗn loạn bao trùm lên toàn bộ khu vực. Bạo lực tràn lan. Các tổ chức khủng bố trước đây bị cấm, nay mọc lên như nấm. Các cuộc xung đột đẫm máu tại Libya, Syria, Yemen....làm hàng triệu người chết chưa biết bao giờ kết thúc.


    Vẫn chưa có cơ quan nào đưa ra được con số chính xác về tổn thất của Mỹ trong cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, theo nhiều con số thống kê của chính nước Mỹ, đến nay Washington đã chi khoảng 6 ngàn tỷ đô la, tương đương khoảng 1/3 tổng thu nhập quốc nội GDP của Mỹ cho cuộc chiến tại Iraq, 4.497 binh sỹ Mỹ bị chết và 32.223 bị thương. Theo một số chuyên gia thì số lính Mỹ bị chết và bị thương trên thực tế còn cao hơn nhiều. Đây là con số thương vong lớn nhất của Mỹ kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam.


    Chỉ số: 3.351 điểm

    Đất nước Iraq bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh
    Đất nước Iraq bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh
    Kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011, tình hình an ninh của quốc gia này trở nên cực kỳ nghiêm trọng, các vụ cướp bóc, xả súng, nổi dậy xảy ra liên tục
    Kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011, tình hình an ninh của quốc gia này trở nên cực kỳ nghiêm trọng, các vụ cướp bóc, xả súng, nổi dậy xảy ra liên tục
  7. Top 7

    Somalia

    Từ năm 1991 đến 2013, đất nước Somalia hoạt động mà không có chính phủ, cuộc sống tại đây giống hệt như trong các bộ phim về hậu tận thế, các băng nhóm thoải mái giết chóc, cuộc sống của người dân ngập trong bạo lực và cướp bóc, hiếp dâm. Sau độc lập, tình hình không khá hơn bao nhiêu như người ta vẫn tin. Bất chấp đã giành được tự do từ tay các nước thực dân châu Âu, đa số người Somalia vẫn thiếu một bản sắc dân tộc rõ ràng khi coi mình là một bộ phận của một thị tộc hay một nhóm sắc tộc thay vì là một đất nước. Sáu thị tộc chính ở nước này là Isaaq, Dir, Darood, Ogaden và Rahanwayn. Họ lại được chia thành các nhóm thị tộc nhỏ hơn và vì thế, xung đột lợi ích giữa các nhóm thường xuyên dẫn đến bạo động. Cảm giác về nguồn cội của họ quan trọng hơn là vấn đề lãnh thổ.


    Người đã làm thay đổi tình trạng đó là Siad Barre. Ông lên nắm quyền tổng thống sau một cuộc đảo chính gần như không đổ máu năm 1969. Từng là tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Somalia, Barre tạo dựng sự sùng bái cá nhân cũng như có cách cai trị chuyên quyền. Nhưng có lẽ “điểm nhấn” của Barre là việc ông đã đặt các thị tộc ra ngoài vòng pháp luật, khiến phần đông dân cư tức giận. Giai đoạn lãnh đạo của ông cũng đáng chú ý với cuộc xâm lược thảm họa khu vực của người Ogaden ở Ethiopia, làm xấu đi quan hệ hai nước và đặt gánh nặng khổng lồ lên nền kinh tế Somalia.


    Chỉ số: 3.324 điểm

    Binh sĩ thuộc phái bộ Liên minh châu Phi tại Somalia huấn luyện cho binh sỹ Somalia tại Ceeljaale, miền nam Somalia
    Binh sĩ thuộc phái bộ Liên minh châu Phi tại Somalia huấn luyện cho binh sỹ Somalia tại Ceeljaale, miền nam Somalia
    Somalia đang trải qua một cuộc xung đột nội bộ bắt đầu từ năm 1991 và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay
    Somalia đang trải qua một cuộc xung đột nội bộ bắt đầu từ năm 1991 và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay
  8. Top 8

    Nga

    Nga hiện nay cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, thách thức như phát triển chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng (không còn duy trì được sức phát triển cùng vị thế siêu cường thế giới như thời Liên Xô, nước Nga hiện đại dù cho là một cường quốc cũng như siêu cường tiềm năng tuy nhiên vẫn là một nước đang phát triển), tỷ lệ tội phạm cao, tỷ lệ tự sát cao, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, sụt giảm dân số do chênh lệch giới tính cùng tỉ lệ sinh giảm, tình trạng nghiện rượu của nam giới, nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo cũng như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2014 và các lệnh trừng phạt, cấm vận, cô lập kinh tế, quân sự, ngoại giao từ phía Hoa Kỳ, NATO, đồng minh cùng Liên minh châu Âu.


    Làm sống lại những nỗi lo lắng đã bị chôn vùi lâu nay từ Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Vladimir Putin ngày 27/2 ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân của Nga vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ông nói rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa ra "những tuyên bố gây hấn" đối với Nga và phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn lên nước này, khiến Moskva phải phản ứng. Ý nghĩa thực tế của mệnh lệnh mà Tổng thống Putin đưa ra hiện chưa rõ ràng. Nga và Mỹ thường duy trì các lực lượng hạt nhân trên bộ và trên tàu ngầm luôn trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu, nhưng các máy bay ném bom hạt nhân và các máy bay khác thì không.


    Chỉ số: 3.313 điểm

    Tổng thống Nga Vladimir Putin
    Tổng thống Nga Vladimir Putin
    Cuộc chiến giữa Nga - Ukraine vẫn đang tiếp diễn
    Cuộc chiến giữa Nga - Ukraine vẫn đang tiếp diễn
  9. Top 9

    Cộng Hòa Trung Phi

    Nước cộng hòa Trung Phi xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng vì hàng loạt các cuộc đảo chính và xung đột sắc tộc trên phạm vi cả nước, thậm chí LHQ còn lo ngại rằng bạo lực sẽ dẫn quốc gia này đến bờ vực diệt chủng hoàn toàn. Chiến tranh Cộng hòa Trung Phi Bush bắt đầu với cuộc nổi dậy của Liên minh các lực lượng dân chủ thống nhất (UFDR) do Michel Djotodia lãnh đạo ở đông bắc CAR, sau khi tổng thống hiện nay của Cộng hòa Trung Phi, François Bozizé lên nắm quyền năm 2003 Cuộc nổi loạn nhanh chóng leo thang thành một cuộc nội chiến lớn vào năm 2004 Phiến quân UFDR đã chiến đấu với quân chính phủ CAR và các nhóm phiến quân khác như Nhóm hành động yêu nước giải phóng Trung Phi (GAPLC), Công ước của những người yêu nước về công lý và hòa bình (CPJP), Quân đội nhân dân vì sự phục hồi dân chủ (APRD). Hàng chục ngàn người đã được di tản do tình trạng bất ổn, vẫn tiếp tục kéo dài cho đến năm 2007, và các lực lượng nổi dậy đã chiếm giữ một số thành phố trong cuộc xung đột.


    Thực tế, trong quá trình thực thi thỏa thuận, không ít mâu thuẫn xảy ra giữa các nhóm dân quân và Chính phủ Cộng hòa Trung Phi. Trong một phát biểu mới đây, Liên minh vì hòa bình tại CH Trung Phi (UPC), một trong những nhóm vũ trang do ông A.Đa-rát-xa lãnh đạo cho biết, thỏa thuận đang bị “đe dọa” nếu Chính phủ không thay đổi lập trường một cách rõ ràng. Trong khi đó, nhóm Mặt trận dân chủ nhân dân CH Trung Phi (FPDC) tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận để phản đối, với lý do Chính phủ không thực thi các điều khoản đã ký kết. Một số nhóm vũ trang cũng tuyên bố rút khỏi thỏa thuận vì bất bình với danh sách các Bộ trưởng trong Chính phủ mới.


    Chỉ số: 3.296 điểm

    Một góc thủ đô Bangui của CH Trung Phi
    Một góc thủ đô Bangui của CH Trung Phi
    Nội chiến ở Cộng hòa Trung Phi
    Nội chiến ở Cộng hòa Trung Phi
  10. Top 10

    Libya

    Đứng ở vị trí thứ 10 là Libya, một quốc gia được coi là bất ổn bậc nhất Trung Đông. Hiện tại, do Mỹ không có Đại sứ quán ở quốc gia này và nguy cơ bị bắt cóc tống tiền với người Mỹ là rất cao nên gần như không một công dân Mỹ nào có khả năng đến được đây. Gần 10 năm sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Muamar Gaddafi, Libya vẫn trong tình trạng chia rẽ chính trị sâu sắc và bạo lực leo thang. Hiện nước này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, một được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và một ở miền Đông do tướng Khalifa Haftar dẫn đầu.


    Chính phủ ở Tripoli được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi chính quyền ở miền Đông được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hỗ trợ và nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp. Phần còn lại của đất nước thì bị xâu xé giữa nhóm nổi dậy người Touareg, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay các nhóm phiến quân đến từ Cộng hòa Chad hay Sudan, các nhóm buôn lậu và buôn người. Với một đất nước bị phân mảng, song lại có vị trí địa chiến lược quan trọng và những nguồn tài nguyên dồi dào như Libya, thì một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng, cuộc chiến tại Libya đang bước vào giai đoạn nguy hiểm.


    Chỉ số: 3.275 điểm

    Libya
    Cuộc sống tại Libya
    Cuộc sống tại Libya
  11. Top 11

    Cộng hòa Dân chủ Congo

    Sau làn sóng người tị nạn khổng lồ đến từ Rwanda và Burundi tràn vào Congo năm 1994, hàng loạt cuộc xung đột, bạo động và các trận nội chiến khủng khiếp đã xảy ra. Mỗi năm Congo có hàng chục nghìn người chết do bạo lực, 71% dân số sống dưới mức nghèo khổ với GDP bình quân là 400 usd (8,6 triệu đồng). Một quốc gia bất ổn về chính trị, nhưng như ở nhiều quốc gia châu Phi, nó rất giàu tài nguyên thiên nhiên . Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, tham nhũng và bóc lột và khai thác và khai thác tài nguyên chiếm ưu thế. Xung đột chiến tranh đã xảy ra thường xuyên trong hai thập kỷ qua, giết chết hơn 5,4 triệu cá nhân và gây ra các bệnh như sốt rét.


    Phiến quân M23 đã sử dụng căn cứ Rumangabo làm "tổng hành dinh" trong cuộc nổi dậy năm 2012-2013. Việc chiếm được căn cứ này sẽ đánh dấu hành động táo bạo nhất của nhóm kể từ khi quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo và Liên hợp quốc triển khai chiến dịch truy đuổi tới các nước láng giềng Rwanda và Uganda vào cuối năm 2013.

    Thời gian qua, các máy bay chiến đấu của phiến quân M23 đã thường xuyên từ Rwanda và Uganda quay trở lại và thực hiện các cuộc tấn công bên trong Cộng hòa Dân chủ Congo. Theo các cơ quan nhân đạo của Liên hợp quốc, giao tranh kể từ ngày 22/5 đã khiến khoảng 26.000 người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó có một số người đến Uganda.

    Chỉ số: 3.218 điểm
    Phiến quân M23
    Phiến quân M23
    Cộng hòa Dân chủ Congo
    Cộng hòa Dân chủ Congo
  12. Top 12

    Pakistan

    Trong gần hai thập kỷ trôi qua sau cuộc xung đột Kargil, Ấn Độ và Pakistan đã có những đụng độ, cuộc giao tranh, cũng như những chiến dịch đặc nhiệm. Tuy nhiên, những đụng độ đó không sánh được với các sự kiện hiện tại về quy mô và mức độ nguy hiểm.


    Các cường quốc hạt nhân quá dễ dàng chạm tới ngưỡng cửa xung đột quân sự, và cuộc xung đột này leo thang rất nhanh. Đây là một bài học quan trọng chỉ ra rằng, quan điểm cho rằng, sử dụng vũ khí hạt nhân như một phương tiện để ngăn chặn các cuộc xung đột quân sự, cũng có những hạn chế của nó. Về số lượng đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ và Pakistan xấp xỉ bằng nhau, nói đúng hơn Pakistan có một ưu thế nhất định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực vũ khí thông thường, sự vượt trội của Ấn Độ là rất đáng kể.


    Mâu thuẫn tôn giáo đã gây cản trở Pakistan trong nhiều năm, tình trạng bạo lực đối với một số nhóm tôn giáo nhất định vẫn còn xảy ra phổ biến trong cả nước. Chính phủ Pakistan cũng hạn chế nhiều quyền tự do ngôn luận và cấm người nước ngoài đi vào nhiều địa điểm trong cả nước. Pakistan hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đen tối, trong đó là việc bỏ đi của công dân, hiện tại có 3 triệu người Pakistan đang tị nạn ở Afghanistan, chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan, quân đội ngang bướng và các vụ tranh chấp vũ trang ở biên giới với Ấn Độ.


    Chỉ số: 3.070 điểm

    Đánh bom tự sát gần Viện Khổng Tử ở Pakistan
    Đánh bom tự sát gần Viện Khổng Tử ở Pakistan
    Pakistan vẫn tiếp tục diễn ra những cuộc xung đột tôn giáo
    Pakistan vẫn tiếp tục diễn ra những cuộc xung đột tôn giáo
  13. Top 13

    Thổ Nhĩ Kỳ

    Sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ với Nga - Thổ Nhĩ Kỳ le lói chút ánh sáng và cải thiện liên tục. Hai bên ký một loạt thỏa thuận về lĩnh vực sản xuất và năng lượng. Thương mại song phương hàng năm ở mức 40 tỉ USD khiến Nga trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. 60% nhu cầu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ được Nga cung ứng thông qua các hợp đồng bán khí đốt. Du khách Nga ồ ạt tới du lịch ở biển Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ, công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đầu tư lớn trong xây cơ sở hạ tầng ở Nga.


    Thế nhưng, năm 2014, sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea và tham gia vào xung đột ở Đông Ukraine một lần nữa khiến quan hệ hai nước căng thẳng. Và một lần nữa, cái tên Crimea lại xuất hiện trong lịch sử xung đột Nga - Thổ. Đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ở Syria cũng là đối đầu giữa NATO và Nga trong khi NATO-Nga vốn chưa bao giờ có quan hệ tốt đẹp. Thế nên, khi bắn xong chiến đấu cơ của Nga ngày 23-11, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức quay sang Mỹ và NATO tìm tiếng nói bênh vực, khôn khéo đẩy một phần tình huống cho NATO và Nga tự giải quyết. Tuyên bố về việc tiêu diệt khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ đã được Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đưa ra hôm 27-8 tại một buổi lễ khánh thành cây cầu thứ 3 của Istanbul nối giữa châu Á và châu Âu qua eo biển Bosphorus.

    Chỉ số: 3.013 điểm
    Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
    Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
    Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
    Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
  14. Top 14

    Triều Tiên

    Triều Tiên xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông để sống một tình huống độc tài trong tay Kim Jong-un. Tổ chức Ân xá Quốc tế thường tố cáo những hạn chế đối với tự do và quyền con người mà người dân nước này phải chịu. Việc giam giữ tùy tiện, tra tấn và đối xử tệ bạc khác dẫn đến cái chết và hành quyết không phải là lạ ở đất nước châu Á này.


    Theo bộ ngoại giao Hoa Kỳ, những căng thẳng cao trên bán đảo Triều Tiên sau một loạt các cuộc tên lửa hạt nhân của Triều Tiên trong những năm gần đây vẫn có một mối đe dọa đến sự mất ổn định và tình hình an ninh bất ổn tại khu vực. Điều này là một nguy cơ đáng kể cho các du khách nước ngoài. Tuyên bố cũng cảnh báo bất cứ hành động quân sự khiêu khích nào gần biên giới trên bộ hoặc trên biển của hai miền Triều Tiên đều có thể dẫn đến "một cuộc xung đột toàn diện và một cuộc chiến tranh hạt nhân". Đây là đe dọa mới nhất từ Bình Nhưỡng nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ trong những ngày qua, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng tình hình đang vượt khỏi tầm kiểm soát.

    Chỉ số: 2.985 điểm
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
    Triều Tiên tuyên bố mình là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân
    Triều Tiên tuyên bố mình là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân
  15. Top 15

    Sudan

    Từ năm 2007, hàng ngàn thành viên gìn giữ hòa bình LHQ đã tới đây để giải quyết những vấn đề về bạo lực ở Sudan nhưng hầu như không đem lại kết quả gì, trong năm 2013, 16 thành viên giữ gìn hòa bình bị giết tại quốc gia này. Sudan đang chứa chấp 3 triệu người tị nạn trái phép, chính phủ độc đoán và hiếu chiến làm ngơ cho các băng đảng mafia thỏa sức buôn người.


    Các cuộc chiến đã đánh dấu lịch sử của Sudan, đặc biệt là các cuộc nội chiến và chiến tranh ở khu vực Darfur . Nhân quyền bị bỏ qua ở đất nước này, và cả việc thanh lọc sắc tộc và nô lệ xảy ra. Hệ thống pháp luật Sudan của nó được điều chỉnh bởi luật Hồi giáo. Cuộc xung đột ở Darfur nổ ra vào năm 2003 khi phiến quân thuộc tộc người da màu chống lại chính phủ Arab của Tổng thống vừa bị phế truất Omar al-Bashir, cáo buộc chính phủ đã không quan tâm đến sự phát triển chính trị và kinh tế của khu vực. Chính phủ Sudan đã thực hiện chiến dịch lập lại ổn định tại đây, trấn áp các lực lượng phiến quân, giúp khu vực có được một giai đoạn yên ổn. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy kể từ năm 2003, khoảng 300.000 người đã thiệt mạng và khoảng 2,5 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn vì tình trạng bạo lực tại Darfur, trong khi hàng chục nghìn người khác đang phải sống trong các trại tị nạn như Kalma.


    Chỉ số: 2.921 điểm

    Cuộc nội chiến tại Sudan
    Cuộc nội chiến tại Sudan
    Hệ lụy của những cuộc chiến không hồi kết
    Hệ lụy của những cuộc chiến không hồi kết



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy