Top 10 Nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng nhất thế giới
Âm nhạc là một trong 7 loại hình nghệ thuật và thuộc một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Âm nhạc đã từng phát triển rực rỡ và được xem như là ... xem thêm...một loại hình nghệ thuật cao cấp. Đây là thời kỳ sinh ra những thiên tài âm nhạc nổi tiếng trên thế giới như Mozart. Beethoven... đã để lại không biết bao nhiêu những tác phẩm tuyệt tác mê mẩn lòng người. Hãy theo chân Toplist tìm hiểu về cuộc đời và những tác phẩm của họ bạn nhé!
-
Johann Sebastian Bach
Johann Sebastian Bach sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685 tại ở Eisenach, Saxe-Eisenach trong một gia đình giàu truyền thống âm nhạc, cha ông phụ trách âm nhạc cho toàn bộ thị trấn, còn các chú của ông đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Người dạy ông những lý thuyết âm nhạc căn bản là cha và các chú của ông. Nhờ kỹ năng điêu luyện trong cấu tạo đối âm, hòa âm và tiết tấu, cũng như khả năng điều tiết nhịp điệu, hình thái, và bố cục âm nhạc, ông được cả thế giới biết đến là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ vĩ cầm, đại hồ trong thời kì Baroque. Những tác phẩm của ông vẫn còn sống mãi cho đến thời điểm hiện nay như Brandeburg Concertos, Mass cung Si thứ, The Well-Tempered Calvier...
Âm nhạc của Johann Sebastian Bach có nội dung rất sâu sắc về trí tuệ và cảm xúc sâu lắng, chứa đựng nhiều nét đẹp nghệ thuật và khẳng định được chuyên môn của ông. Với những điểm đặc biệt trong phong cách nghệ thuật từ đối âm, hòa âm và tiết tấu cùng với khả năng điều tiết nhịp điệu, bố cục nhạc nước ngoài như nhạc khiêu vũ Pháp, sự mềm mại duyên dáng của các ca khúc Ý cùng với sự tinh tế của kỹ thuật đối âm nhạc nước Đức, ông đã góp phần rất lớn đóng góp vào làm giàu nền âm nhạc Đức. Johann Sebastian Bach còn được biết đến là một người viết phúc âm thứ năm”, hay ông còn được miêu tả là “nhà thần học viết bằng những phím đàn” bởi vì với ông âm nhạc không đơn thuần là âm nhạc mà còn là tôn giáo. Năm 1750 ông qua đời nhưng ông vẫn luôn là một nhà soạn nhạc bất hủ còn sống mãi trong lòng người yêu âm nhạc thế giới.
-
Wolfgang Amadeus Mozart
Wolfgang Mozart (1756 - 1791) là nhà soạn nhạc người Áo. Âm nhạc trong con người ông được thừa hưởng từ người cha vốn là một nhạc sĩ nổi tiếng của thành Viên, thủ đô của Áo. Ông là một thần đồng âm nhạc: năm 3 tuổi đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ. Cậu bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc năm tuổi, viết những bản nhạc hòa tấu khi cậu lên sáu. Và cho tới ngày hôm nay ông vẫn là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển Châu Âu. Trong suốt cuộc đời mình ông sáng tác được hơn 200 tác phẩm và các tác phẩm của ông đều được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực âm nhạc như piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Ông đã được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và được Joseph Haydn nhận xét rằng: Trong 100 năm tới, hậu thế sẽ không thể tìm thấy một tài năng nào như Wolfgang Mozart nữa.
Có một số tranh cãi của học giả về việc Mozart lên 4 hay 5 tuổi khi ông tạo ra các tác phẩm âm nhạc đầu tiên của mình, dù có những chút nghi ngờ về việc Mozart đã sáng tác ra những quãng 3 nhạc đầu tiên trong một vài tuần ở các phần các nhau. Solomon lưu ý rằng dù ông Leopold là giáo viên tận tụy cho các con ông, có bằng chứng rằng cậu bé Mozart đã tỏ ra xuất sắc trong việc phát triển xa hơn những gì cậu được dạy. Những sáng tác đầu tiên đầy vết mực loang của ông và những kết quả đạt được cho thấy trí tuệ phát triển sớm với đàn vĩ cầm là nhờ óc sáng tạo của chính bản thân cậu bé và mang đến sự ngạc nhiên vô cùng lớn cho người cha. Ông Leopold cuối cùng đã từ bỏ sự nghiệp sáng tác để tập trung phát triển tài năng của con trai, mà tài năng đó đang ngày càng nở rộ. Trong những năm đầu đời, cha Mozart là giáo viên duy nhất của ông. Cùng với âm nhạc, cha ông đã dạy các con mình nhiều ngoại ngữ và các môn học thuật
-
Ludwig Van Beethoven
Ludwig Van Beethoven (1770 - 1827) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ. Cha của ông là ca sĩ tại cung của Hầu - Tuyến đế ở Bonn và cũng là thầy giáo dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven. Cha của ông muốn ông trở thành thần đồng âm nhạc như Mozart nên bắt ông luyện tập âm nhạc suốt ngày đêm khiến ông trở nên mệt mỏi và cũng không phát huy được khả năng âm nhạc và chỉ có anh em của Beethoven mới phát hiện ra khả năng thiên phú của ông và thuyết phục cha cho ông đi học thầy dạy nhạc. Một biến cố đã xảy đến với ông khiến ông bị điếc nhưng điều đó không làm giảm sự đam mê của ông với âm nhạc. Ông đã sáng tác được những tác phẩm bất hủ: Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh) và các sonata Bi tráng(Bathetique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)... các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring)...
Ông là một nhà soạn nhạc tài ba và ông đã viết những tác phẩm của mình gửi cho những nhà tài trợ để tổ chức những hoà nhạc cộng đồng, ông đã viết 9 bản giao hưởng, 32 bản sonata, một vở opera, năm bản hòa tấu piano và nhiều tác phẩm thính phòng. Ông có thể là một người đàn ông khó tính và khó có thể sống cùng được, ông cảm thấy cay đắng về cuộc đời và bị cô lập bởi căn bệnh điếc ở độ tuổi còn trẻ trong khi ông chưa từng kết hôn. Ông giao tiếp với mọi người bằng việc yêu cầu họ ghi ra để ông có thể trả lời những câu hỏi của họ. Ông đã tận hưởng thành công vĩ đại trong sự nghiệp cũng như sự công nhận tài năng trong xã hội trong sự im lặng từ khi còn trẻ. Người ta nói rằng tại buổi ra mắt lần thứ chín của ông, ông ấy không thể nghe thấy tiếng vỗ tay như sấm rền ở khắm khán phòng, và buộc phải quay lại để xem phản ứng để nhìn thấy sự thích thú và tung hô của khán giả. Và cho tới bây giờ ông vẫn được coi là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và gây ảnh hưởng lớn tới những nhà soạn nhạc sau này.
-
Peter Ilyitch Tchaikovky
Peter Ilyitch Tchaikovky là một nhà soạn nhạc người Nga thời kì âm nhạc lãng mạn. Ông sinh năm 1840 tại Votkinsk, một thị trấn nhỏ mà ngày nay thuộc Udmurtia, trong một gia đình quý tộc cỡ nhỏ. Cha mẹ của Tchaikovsky đều đã được đào tạo trong ngành nghệ thuật, bao gồm cả âm nhạc nên ông được tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ .Các nhạc phẩm của ông đậm chất Nga theo một lối rất riêng biệt: Ngân vang, sâu lắng, sự hòa hợp và phản ảnh tâm tư con người thời đại, tình cảm, khát vọng dưới chế độ Nga hoàng. Ông mất năm 1893 nhưng đã để lại cho nhận loại biết bao kiệt tác âm nhạc. Ông không những là nhạc sĩ Nga vĩ đại mà còn là nhạc sĩ lỗi lạc trên thế giới. Hoạt động âm nhạc chính là ở Moscow. Sáng tác nhiều thể loại thành công như giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, nhạc thính phòng, hoà tấu, romance. Tác phẩm phản ảnh tâm tư con người thời đại, tình cảm, khát vọng dưới chế độ Nga hoàng. Miêu tả cảnh thiên nhiên nước Nga rất độc đáo như giao hưởng số 1 Giấc mơ mùa đông, tổ khúc 4 mùa, trong tác phẩm còn đề cập đến những câu chuyện thần thoại, những trang sử quang vinh của nước Nga nhưng đặc điểm nổi bật là ông phản ánh thông qua tấn bi kịch như giao hưởng số 5, số 6, nhạc kịch Con đầm bích là những tác phẩm bi kịch đạt đến đỉnh cao. Ông nổi tiếng vì đã biết kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc Nga với âm nhạc châu Âu, âm nhạc thành thị, nông thôn.
Tchaikovsky sáng tác khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng gồm có: bảy bản giao hưởng (6 giao hưởng và giao hưởng có tiêu đề Mangfrét), ba bản vũ kịch, 11 vở nhạc kịch Opera, nhiều concertos cho piano, violon, nhiều khúc mở màn, giao hưởng thơ và tổ khúc giao hưởng. Tính chất giao hưởng của Tchaikovsky là trữ tình đầy tính kịch. Ðây là một dòng giao hưởng mới trong lịch sử giao hưởng Nga. Bên cạnh đó cũng có giao hưởng mang tính chất cảnh trí sinh hoạt như GH số 1 "Những ước mơ và con đường mùa đông (1866), Người thợ rèn Vacula, vũ kịch Hồ Thiên Nga, ba khúc mở màn: Romeo và Juliét (1869); Bão tố (1873); Franxétca đa Rêminhi (1876) - Giai đoạn 1877 do căng thẳng với cuộc sống riêng tư ông bỏ dạy, mải mê chinh chế và yêu đương ở Ý, Anh, Pháp và những tác phẩm trong thời kỳ này: Nhạc kịch Eugene Onegin, Cô gái Orliăng (1870) và Madéppa (1883), concerto số 2 cho piano, concerto cho violon... Thời kỳ trở về Moscow, ông viết GH có tiêu đề Mangfrét và bản GH số 5 (1888), nhạc kịch Con đầm bích, Người đẹp ngủ trong rừng (1889), Kẹp hạt dẻ, Iolanta (1891).
-
Richard Wagner
Richard Wagner (1813 - 1883) được sinh ra tại Leipzig. Cha của ông là một thư kí trong sở cảnh sát Leipzig và mẹ ông là con gái của một thợ làm bánh. Ông là nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, đạo diễn kịch và nhà lý luận âm nhạc người Đức nổi tiếng bởi các tác phẩm opera. Âm nhạc của ông phong phú chất nửa cung (chromatism) lẫn giai điệu và hòa âm, trau chuốt theo một mô-típ nền nhạc luôn thích hợp với từng nhân vật, từng phân cảnh trong nhạc phẩm. Tư tưởng âm nhạc của ông được cô đọng lại trong bốn vở trình diễn opera tiêu biểu tên Der Ring Des Nibelungen năm 1876. Cuộc đời sáng tác của ông không được yên ổn mà bị gián đoạn bởi chiến tranh khốc liệt. Sau chiến tranh nhờ sự giúp đỡ của vua Lugwid ông hoàn thành bộ tứ vở kịch opera Chiếc nhẫn của Libelung để khánh thành nhà hát của riêng mình.
Không như nhiều soạn gia lớn khác ông tự viết lời lẫn phân cảnh cho các tác phẩm của mình. Âm nhạc của ông nhất là thời kì sau này trứ danh bởi cấu trúc đối âm (contrapuntal), phong phú chất nửa cung (chromatism) lẫn giai điệu và hòa âm, trau chuốt theo một mô-típ nền nhạc luôn thích hợp vời từng nhân vật, từng phân cảnh trong nhạc phẩm. Ông là người tiên phong dùng những kĩ thuật rất khó trong âm nhạc như chất nửa cung nghiêm ngặt, chuyển đổi âm vực rất nhanh và do đó đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền âm nhạc cổ điển tại châu Âu. Ông diễn đạt tư tưởng âm nhạc của bản thân trong tác phẩm tổng hợp các thể loại âm nhạc, kịch nghệ, thi ca mang tên Gesamtkunstwerk (nghĩa là "hợp tuyển"), chúng được cô đọng lại trong bốn vở opera tiêu biểu được tóm lại thành tập Der Ring des Nibelungen năm 1876. Ông đã tự xây dựng nhà hát riêng Bayreuth Festspielhaus để trình diễn tác phẩm mình như ông vẫn hình dung.
-
Franz Joseph Haydn
Franz Joseph Haydn (1732 - 1809) là một nhà soạn nhạc người Áo và là một trong những nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc cổ điển, người cha của nhạc giao hưởng và cha là đẻ của tứ tấu dây. Ông sinh ở một làng thuộc Rohrau của Áo gần biên giới Hungary trong một gia đình không có truyền thống âm nhạc nhưng cha mẹ của ông đã sớm nhận ra tài năng về âm nhạc của con trai mình nên đã chấp nhận cho ông theo học Johann Matthias Frankh - hiệu trưởng và còn là nhạc trưởng của một nhạc viện tại Hainburg. Giọng ca của Joseph Haydn có thể cuốn hút mạnh mẽ nhiều người, và Georg von Reutter là một trong số đó. Ông là giám đốc âm nhạc của Nhà thờ Thánh Stephen tại Viên, trong chuyến đi về các vùng quê của nước Áo để tìm kiếm những nam "viên ngọc thô" trong đội hát kinh, giọng ca của Haydn đã khiến ông phải trầm trồ thán phục. Haydn cuối cùng cũng vượt qua được kỳ sát hạch của Reutter và sau đó nhanh chóng chuyển đến thành phố Wien, nơi ông hát ròng rã trong chín năm kế tiếp, và làm việc bốn năm nữa trong công ty của em trai ông, Michael Haydn.
Cũng giống như Frankh trước đó, Reutter không thường xuyên quan tâm đến tình trạng ăn uống của Haydn như thế nào. Cậu trẻ Haydn chỉ được quan tâm đến trước mỗi buổi diễn ở sân khấu âm nhạc, nơi các ca sĩ đôi khi có dịp được ăn một cách ngấu nghiến món ăn nhẹ của mình cho đỡ đói. Reutter cũng ít có những hoạt động để giúp phát triển tài năng của các học trò của mình. Tuy nhiên, Nhà thờ Thánh Stephen là một trong những học viện âm nhạc đứng đầu châu Âu lúc bấy giờ với vô số các màn trình diễn âm nhạc mới lạ, đặc sắc do những nhà soạn nhạc hàng đầu biên soạn. Haydn nhờ đó cũng được học hỏi rất nhiều bằng các hình thức quan sát, theo dõi hay đơn giản như xin được phục vụ các nhạc công, nhạc sĩ chuyên nghiệp nơi đây. Với sự thăng tiến của mình trong xã hội, Haydn được sự tài trợ từ các nhà quý tộc lúc bấy giờ, đây là một việc rất quan trọng trong sự nghiệp soạn giả của ông. Bà Bá tước Thun, sau khi thưởng thức một trong các tác phẩm của Haydn, đã cho gọi ông đến và bổ nhiệm ông làm thầy dạy hát và đàn cho bà. Năm 1756, Nam tước Carl Josef Fürnberg chọn Haydn phục vụ trong điền trang của mình - Weinzierl - nơi Haydn viết những bản tứ tấu của mình bằng đàn dây. Sau này Fürnberg giới thiệu Haydn đến với Bá tước Morzin, vào năm 1757, ông này trở thành ông chủ đầu tiên mà Haydn làm việc cho toàn thời gian. -
Johannes Brahms
Johannes Brahms (1833 -1987) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm và chỉ huy dàn nhạc người Đức. Ông sinh ra tại Humburg, miền Bắc nước Đức trong một gia đình nghèo theo đạo Luther. Cha của ông kiếm sống bằng nghề chơi nhạc và có thể chơi được nhiều nhạc cụ khác nhau như kèn Cor và Contrabass. Ông đã cho con trai mình đi học nhạc đầu tiên từ khi ông mới 7 tuổi. Ông là một nhà soạn nhạc theo chủ nghĩa hoàn hảo, các tác phẩm của ông bao hàm cả những chất liệu truyền thống lẫn sáng tạo, với cấu trúc và kỹ thuật bắt nguồn vững chắc từ các bậc thầy Broque và cổ điển với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung dị sâu sắc của tâm hồn. Trong suốt cuộc đời mình ông đã sáng tác được nhiều kiệt tác âm nhạc phải kể đến như Biến tấu theo chủ đề của Paganini, Quintet cho Piano, Sonata số 3, concerto số 2... Ông được mệnh danh là nhân vật lỗi lạc nhất của lịch sử âm nhạc viết về nhạc giao hưởng của thế kỉ 19.
Brahms sáng tác cho piano, nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, giọng hát và hợp xướng. Là một nghệ sĩ dương cầm điêu luyện, ông thực hiện các buổi diễn ra mắt nhiều tác phẩm của chính mình, ông cũng đã từng làm việc với một số nghệ sĩ hàng đầu vào thời bấy giờ, kể cả với nghệ sĩ dương cầm Clara Schumann và nghệ sĩ vĩ cầm Joseph Joachim. Nhiều tác phẩm của ông trở thành trụ cột trong vốn tiết mục biểu diễn. Brahms là một người kiên quyết theo chủ nghĩa cầu toàn, cho nên ông đã tự hủy và không công bố rất nhiều tác phẩm của mình. Các sáng tác của Brahms bao hàm cả những chất liệu truyền thống lẫn sáng tạo. Âm nhạc của ông có cấu trúc và kỹ thuật bắt nguồn vững chắc từ các bậc thầy Baroque và Cổ điển. Âm nhạc của Johannes Brahms với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung dị sâu sắc của tâm hồn. Ông là người tiếp nối các truyền thống hiện thực cổ điển và "làm giàu" chúng bằng những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Đức. Âm nhạc của Johannes Brahms vừa đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven, nhưng cũng đậm nỗi lo âu về số phận của con người hiện đại.
-
Franz Schubert
Franz Schubert sinh năm 1797 là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông sinh ra tại Himmelpfortgrund (nay là một phần của Alsergrund), Viên nước Áo Bố ông là thầy giáo nổi tiếng trong giáo khu còn mẹ ông là con của một người sửa khóa vùng Silesia. Cha của ông là người thầy dạy âm nhạc đầu tiên cho ông từ khi ông lên 6 tuổi và tài năng âm nhạc của ông dần dần được bộc lộ với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương. Năm 1828 ông qua đời vì bệnh thương hàn, một loại bệnh khó chữa vào thời đó. Chỉ với thời gian ngắn ngủi ông đã sáng tác 600 Lieder, 9 bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng như Unfinished Symphony cùng các loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Kể cả sau khi ông qua đời nhiều tác phẩm của ông mới được công nhận và được coi là tuyệt tác âm nhạc lưu giữ tới tận bây giờ.
Dù Schubert có khá nhiều người bạn ngưỡng mộ các nhạc phẩm của ông (như thầy giáo của ông Antonio Salieri, và ca sĩ nổi tiếng Johann Michael Vogl), tuy nhiên âm nhạc của Schubert thời đó không được thừa nhận rộng rãi nếu không muốn nói là rất hạn chế. Schubert chưa bao giờ đảm bảo được một công việc ổn định và thường xuyên phải nhờ đến sự ủng hộ của bạn bè và gia đình trong phần lớn sự nghiệp. Schubert mất sớm, năm 31 tuổi, do hậu quả của bệnh thương hàn là thứ bệnh không chữa được thời đó. Vài thập kỷ sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn. Ngày nay, Schubert được xếp hạng là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của những năm cuối thời kỳ cổ điển, đầu thời kỳ lãng mạn, và các tác phẩm của ông thường xuyên được trình diễn nhiều trong những năm đầu thế kỷ 19.
-
Robert Schumann
Robert Schumann (1810 - 1856) là một nhà soạn nhạc, nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng người Đức và được coi là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19. Robert Schumann được sinh ra trong một gia đình làm nghề xuất bản sách. Bố của ông một người có hiểu biết, ông khuyến khích những ham muốn nghệ thuật của con trai mình nên ông đã biết chơi đàn piano và sáng tác âm nhạc khi được 7 tuổi. Các tác phẩm thanh nhạc của ông tươi mới, tràn đầy sức sống, đặc biệt là các tổ khúc thanh nhạc được coi là niềm tự hào của ca khúc Đức. Ông là một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ. Các tác phẩm vĩ đại của ông: Genoveva (1847- 1849), Thiên đường và Peri (1843), Bản giao hưởng số 1 (1841), bản giao hưởng số 2 (1846), bản giao hưởng số 3 (1850), bản giao hưởng số 4 (1851).
Đầu đời, Schumann theo đuổi ước mơ trở thành một nghệ sĩ piano bậc thầy và mong muốn này bắt nguồn từ sự động viên của thầy giáo ông là Friedrich Wieck, người đã khuyên Schumann rằng ông có thể trở thành nghệ sĩ piano bậc nhất châu Âu. Tuy vậy thì một chấn thương tay đã cản trở ước muốn này của Schumann và ông đã quyết định dồn sức lực cho việc soạn nhạc. Các tác phẩm đầu tiên của ông là các bản piano và lieder; sau đó ông soạn nhạc cho piano và dàn nhạc, thêm vào đó các tác phẩm lieder (những bài hát cho giọng ca và piano), bốn bản giao hưởng, một bản opera và các bản concerto, thánh ca và nhạc thính phòng. Các bài viết của ông về âm nhạc xuất hiện chủ yếu trên Die neue Zeitschrift für Musik (Tạp chí mới cho âm nhạc), một tạp chí ở Leipzig mà Schumann đồng sáng lập. Năm 1840, sau một cuộc chiến pháp lý gay gắt với người cha của cô, Schumann kết hôn với nghệ sĩ piano Clara Wieck, một nhân vật có tiếng trong thời kỳ âm nhạc lãng mạn của dòng piano. Trong hai năm cuối cuộc đời, sau một vụ tự sát bất thành, Schumann bị đưa vào một viện tâm thần và qua đời ở đấy.
-
Geogre Frideric Handel
Geogre Frideric Handel (1685 - 1759) à nhà soạn nhạc người Anh gốc Đức thuộc thời kỳ Baroque, nổi tiếng với những dòng nhạc opera, oratorio, anthem, và concerto organ. Ông sinh ra tại Halle trong một gia đình không có truyền thống âm nhạc. Cha của ông là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng tại cung điện Saxe-Weissenfel. Dù cha ông mong muốn ông theo nghề Luật Sư nhưng thiên hướng âm nhạc của ông mạnh mẽ đến nỗi đã thuyết phục được cha mình cho ông đi theo con đường âm nhạc. Các tác phẩm âm nhạc điển hình của ông: bản Oratorio Messiah với phần hợp xướng "Hallelujah" là một trong những sáng tác hợp xướng được yêu thích nhất, đặc biệt trong mùa Giáng sinh, Organ concertos Opus 4, cùng với Opus 3 và Opus 6 concerti grossi, The Harmonious Blacksmith...
Sau khi thành công với Trường ca Messiah (1742), ông ngưng trình diễn nhạc opera Ý. Dù những bản oratorio theo chủ đề Kinh Thánh liên tục ra mắt công chúng, tài năng âm nhạc của Handel vẫn chưa được công nhận đầy đủ cho đến buổi trình diễn Trường ca Messiah gây quỹ cho Bênh viện Foundling (1750) và mọi chỉ trích nhắm vào Handel đều im tiếng. Cũng có nhận xét cho rằng cảm hứng chủ đạo thể hiện trong những bản oratorio của Handel thuộc phạm trù đạo đức, được thăng hoa không chỉ bởi sự uy nghiêm của nghi thức tôn giáo mà còn bởi những lý tưởng cao cả của nhân loại. Các sáng tác của ông như Water Music, Music for the Royal Fireworks, và Trường ca Messiah vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay. Trong hơn ba mươi năm, ông viết hơn bốn mươi vở opera. Kể từ cuối thập niên 1960, khi nền âm nhạc baroque và trào lưu trình diễn âm nhạc theo phong cách nguyên thủy được phục sinh, những vở opera của Handel ngày càng được ưa chuộng. Chúng đầy tính nhân bản, thể hiện được những đặc điểm nổi trội của bản chất con người; điều này là đặc biệt, nhất là đối với nhà soạn nhạc chưa bao giờ được biết đến như là một nghệ sĩ đa tình đa mang.