Rụng tóc vành khăn
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng xảy ra ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, khi tóc rụng nhiều ở phần sau gáy và tạo thành hình vành khăn xung quanh đầu. Đi kèm với triệu chứng bé sơ sinh rụng tóc hình vành khăn, một số trường hợp xuất hiện tình trạng khó ngủ, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm và vận động kém. Vậy nên khả năng rất cao bé đang có tình trạng thiếu canxi. Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là dấu hiệu sớm của còi xương mà nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Vitamin D có vai trò khá quan trọng đối với việc hình thành lông và tóc. Vitamin D được cung cấp từ chế độ ăn uống hoặc tổng hợp ở da dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Khi sinh ra, lượng vitamin D có sẵn trong cơ thể trẻ khá ít, trong khi đó hàm lượng vitamin D từ sữa mẹ hầu như không đủ cho nhu cầu của trẻ.
Trẻ sơ sinh cũng thường bị hạn chế không tiếp xúc ánh nắng thường xuyên được. Vì vậy trẻ rất dễ bị thiếu hụt dưỡng chất này. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà những trẻ mập mạp cũng rất dễ mắc. Do đó, con bị rụng tóc vành khăn cha mẹ không nên chủ quan để tránh những tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là những tình trạng rụng tóc ở độ tuổi trên 6 tháng như rụng tóc vành khăn ở trẻ 1 tuổi, bé 15 tháng rụng tóc hình vành khăn, bé 2 tuổi rụng tóc vành khăn. Việc tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân đó là điều mấu chốt giúp trẻ khỏi bệnh. Vì vậy phụ huynh nên đưa trẻ đến các chuyên khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sỹ về cách điều trị trẻ bị rụng tóc vành khăn.