Hầm mộ Paris, Pháp

Ban đầu, hầm mộ Paris xây dựng chỉ đơn thuần là mạng lưới đường hầm để củng cố các mỏ đá vôi ở Paris. Sau đó, nơi đây trở thành kho chứa 6 triệu xác chết vào cuối thế kỷ XVIII. Một phần rất nhỏ đường hầm mở cửa cho công chúng tham quan, nơi bạn có thể thấy hàng ngàn xương và hộp sọ xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, 99% nghĩa địa ngầm dài 321 km này là cấm vào.Trải qua hàng trăm năm tồn tại, tới thập niên 1980, Hầm mộ Paris lại một lần nữa thu hút được sự chú ý của công chúng và không khỏi sởn gai ốc khi nhìn các cột trụ, cổng vào, những bức tường... hầu hết đều được phủ kín bởi xương người. Hầm mộ Paris còn có tên gọi khác là Ossuaire municipal - Nghĩa trang thành phố. Hàng trăm năm trước, căn hầm mộ dài hơn 300km, sâu khoảng 60m nằm dưới lòng Paris này là một mỏ đá được khai thác nhằm mục đích xây dựng thành phố.

Cuối thế kỷ XVIII, các nghĩa trang tại Paris rơi vào tình trạng chật chội, gặp nhiều vấn đề về vệ sinh sau khi phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch hạch thế kỷ XIV. Riêng tại Pháp, trong thập niên 1340, 7 triệu người đã thiệt mạng bởi căn bệnh được mệnh danh là “Cái chết đen”. Chính đại dịch này đã góp phần đẩy các nghĩa trang ở Paris lúc đó vào tình trạng quá tải. Đây cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự ra đời của Hầm mộ Paris. Được người Do Thái xây dựng từ cuối thế kỉ 18, các nghĩa trang thành phố đã chật kín chỗ và các ngôi mộ phải chuyển ra ngoại ô thành phố, nên hệ thống đường hầm khổng lồ đã được tận dụng trở thành một nghĩa địa chứa hàng triệu hài cốt của người dân Paris. Xác người chỉ được vận chuyển vào ban đêm trong một đám rước tới buổi lễ an táng, trong khi các linh mục hát các bài thánh ca suốt dọc đường đến Hầm mộ.


Hầm mộ Paris đã thu hút sự chú ý và tò mò của rất nhiều người, thậm chí cả hoàng gia. Vào năm 1787, Lord of d’Artois – người mà sau này trở thành vua Charles X, đã xuống thăm hầm mộ cùng với những người của Tòa án thành phố. Năm 1814, François Đệ nhất – Hoàng đế của Áo đã ghé thăm nơi này khi ông cùng con trai có chuyến thăm thủ đô Paris. Các bức tường của hầm mộ được phủ kín những hình vẽ bởi mọi người cứ tới đây và để lại các dấu ấn của mình. Đến cuối thế kỉ 18, hầm mộ trở thành một điểm thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch và mở cửa công khai cho tất cả mọi người tham quan vào năm 1867. Bên trong các phòng trưng bày tối tăm và lối đi nhỏ hẹp của hầm mộ Paris, bạn sẽ lần lượt được chiêm ngưỡng những chiếc xương được sắp xếp dày đặc bên trong những bức tường loang lổ trông thật rùng rợn. Cảm giác lạnh gáy khiến cho hầu hết những khách tham quan đều bị ấn tượng sâu sắc, nhất là khi ở ngay trong một không gian chật chội, tối tăm, ẩm ướt và kì bí. Xương được đặt ở khắp mọi nơi, và tất cả cứ xếp chồng lên nhau đan xen hàng đống. Bạn chẳng thể biết được ai là ai trong số những chiếc xương đủ hình hài, kích thước này – có thể hộp sọ mà bạn đang nhìn thấy là của một quý tộc giàu có, mà cũng có thể chỉ là một người chết vì bệnh dịch hạch. Bạn chẳng thể nào đoán được điều gì. Họ thiết kế những đường hầm bí mật dẫn từ nghĩa trang tới tầng hầm của các nhà thờ, bệnh viện ở Paris, tạo thành một mê cung chằng chịt ngay dưới chân "kinh đô ánh sáng". Với cấu trúc địa hình phức tạp, không khó hiểu nếu như những người tới Catacombes de Paris sẽ bỡ ngỡ và đi lạc vài ba lần. Thậm chí, tại hầm mộ này đã từng xảy ra những sự kiện vô cùng bi đát. Nổi tiếng nhất chính là câu chuyện về hồn ma ai oán của Philibert Aspairt.

Hầm mộ Paris
Hầm mộ Paris
Hầm mộ Paris, Pháp
Hầm mộ Paris, Pháp

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy