Top 10 Bí quyết dạy con vâng lời cho bố mẹ trẻ

Ngoc Blue 132 0 Báo lỗi

Với một đứa trẻ đang ở độ tuổi chập chững biết đi, chúng tha hồ khám phá thế giới để phát triển toàn diện cả về thể chất và tính cách. Không ít các bậc phụ đã ... xem thêm...

  1. Top 1

    Giao tiếp đơn giản

    Kỹ năng giao tiếp kém phát triển kéo theo một số hệ quả sâu sắc về mặt tâm lý. Ngược lại, phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn dẫn đến chất lượng cuộc sống cao hơn. Giao tiếp tốt giúp mọi người biết và hỏi những gì họ cần, từ đó khiến họ tự tin hơn. Khi sự tự tin với năng lực bản thân cao hơn thì những trường hợp bạo lực, bắt nạt và hành vi tự hủy hoại bản thân cũng sẽ thấp hơn. Ví dụ, khi một đứa trẻ mới biết đi không thể truyền đạt nhu cầu của mình thì một cơn cáu giận, ăn vạ (tantrum) có thể xảy đến. Khi một đứa trẻ trước tuổi thiếu niên không thể giao tiếp hiệu quả, sự bực bội có thể xảy ra. Khi một thiếu niên không thể giao tiếp hiệu quả, một cơn thịnh nộ có thể xuất hiện. Và khi người lớn không thể hiểu và nói rõ nhu cầu của mình, cuộc sống có thể sụp đổ.


    Bạn hãy thường xuyên nói chuyện với các bé từ đó hiểu được ngôn ngữ của các bé, khi giao tiếp nên dùng những câu đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu để bé có thể hiểu nhanh ý của bạn. Nên nói với âm điều vừa phải, tránh hét to bé có thể giật mình hoặc sợ hãi.Ngoài ra, việc sử dụng các cử chỉ, hành động cũng là cách tốt để có thể trò chuyện với trẻ. Đây là điều cần thiết cha mẹ nên phát huy tối đa để phát huy khả năng ngôn ngữ của bé.

    Giao tiếp ngắn gọn dễ hiểu
    Giao tiếp ngắn gọn dễ hiểu
    Trò chuyện với trẻ
    Trò chuyện với trẻ
  2. Top 2

    Khen ngợi con

    Khen ngợi con là một trong những điều cha mẹ cần chú ý. Bạn hãy tận dụng những lời khen một cách triệt để, nó đáng giá hơn vô vàn những phần thưởng khác. Những lời khen chân thành đúng đắn giúp trẻ có thêm động lực để phát huy những ưu điểm và bù đắp những khuyết điểm của bản thân.Trẻ em thích được nói rằng chúng tuyệt vời như thế nào và bố mẹ tự hào về chúng như thế nào. Trẻ coi lời khen ngợi là một phần thưởng. Ý thức tích cực về bản thân là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bố mẹ có thể tặng cho con mình. Trẻ em có lòng tự trọng cao, cảm thấy được yêu thương, có năng lực và hạnh phúc.


    Chính vì thế, lời khen ngợi cũng góp phần phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Khen ngợi cũng là một cách giúp các con học được những loại hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận. Hơn nữa, lời khen cũng là một biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, vừa đơn giản cho các vị phụ huynh, vừa khiến con em mình có được cảm giác khích lệ để tiếp tục trau dồi bản thân. Khen ngợi giúp tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa. Vì trẻ con cũng như người lớn, đều mong muốn nhận được những phản hồi tốt từ người khác. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, chúng ta cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau.


    Tận dụng lời khen một cách triệt để
    Tận dụng lời khen một cách triệt để
    Khen ngợi con
    Khen ngợi con
  3. Top 3

    Hãy đứng vừa tầm mắt trẻ

    Giao tiếp bằng mắt tốt là kỹ năng mà mỗi người nên trau dồi, bởi nó mang lại những lợi ích to lớn. Thường xuyên giao tiếp bằng mắt không chỉ khiến bạn trông có vẻ hấp dẫn hơn rất nhiều trong mắt đối phương mà còn cải thiện chất lượng của sự tương tác đó. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự thân mật trong cuộc nói chuyện và khiến đối phương có cái nhìn tích cực hơn về sự tương tác cũng như cảm thấy kết nối hơn với bạn. Các nhà xã hội học nói rằng con người ngày nay khao khát sự chú ý. Mặc cho thực tế là đang “được kết nối”, hơn bao giờ hết con người vẫn khao khát những tương tác mặt đối mặt và muốn có một người thật sự lắng nghe họ. Ngoài việc sử dụng “những phản ứng ủng hộ”, chẳng hạn như gật đầu và đưa ra “sự công nhận thông tin” như “ừm” và “ờ” để thể hiện sự chú ý của bạn đến người mà bạn đang nói chuyện, giao tiếp bằng mắt cũng là một hình thức công nhận thông tin – một yếu tố rất quan trọng, cho đối phương thấy bạn nhận thức được điều họ nói.


    Giao tiếp bằng mắt là điều vô cùng quan trọng và cực kỳ hiệu quả khi nói chuyện với trẻ. Bạn nên ngồi thấp xuống hoặc bế con lên để bé có thể nhìn thấy mắt bạn, khiến bé chú ý đến lời nói của bạn hơn. Bé sẽ rất vâng lời và nghe theo khi bạn muốn nói với trẻ điều gi đó như tắt tivi khi đến giờ đi ngủ, cất đồ chơi vào đúng vị trí hay nhắc bé phải tắt đèn đi ngủ sớm. Trước sau gì các ông bố bà mẹ cũng sẽ nhận ra một điều rằng quát mắng từ trên cao hay thậm chí từ một không gian khác sẽ không mang lại kết quả gì, hãy đứng vừa tầm mắt và nói chuyện với trẻ một cách chân thành nhất.

    Giao tiếp bằng mắt là điều vô cùng quan trọng
    Giao tiếp bằng mắt là điều vô cùng quan trọng
    Hãy đứng vừa tầm mắt trẻ
    Hãy đứng vừa tầm mắt trẻ
  4. Top 4

    Hướng dẫn thật cụ thể

    Chúng ta thừa biết rằng, cha mẹ là tấm gương sáng, là thước đo chuẩn mực để con cái noi theo. Vì vậy khi cha mẹ thường xuyên nói dối với mọi người, thậm chí là với chính con mình thì trước sau chúng sẽ bắt chước. Chính vì vậy mà nền tảng giáo dục trong gia đình là cực kỳ quan trọng trong việc hình thành bản tính cũng như nhân cách sống của con trẻ khi bước vào tuổi trưởng thành. Trẻ em sẽ học cách cư xử với ông bà, học cách nói, học cách lấy đồ vật,... bằng việc quan sát hành động của bố mẹ. Vì vậy, khi muốn con làm một việc gì đó bố mẹ nên hướng dẫn con thật cụ thể.


    Ở cái lứa tuổi mà ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh thì bé sẽ chẳng hiểu được những câu chung nghĩa như "con nhặt lên nào", "cất đồ chơi đi"... Đồ chơi là một khái niệm khá rộng bạn cần hướng dẫn cho bé một cách cụ thể, ví dụ khi bạn nói "con nhặt cái thìa lên nào", "Con hãy cất đồ chơi đi" bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy, khi bé chưa làm được hãy cầm tay và làm giúp bé. Bé sẽ nhớ và làm theo bạn khi có yêu cầu lặp lại.


    Hướng dẫn trẻ cách chơi và cách làm cụ thể
    Hướng dẫn trẻ cách chơi và cách làm cụ thể
    Hướng dẫn trẻ thật cụ thể
    Hướng dẫn trẻ thật cụ thể
  5. Top 5

    Không mềm lòng trước dòng nước mắt của trẻ

    Trong khoa học tâm lý, trẻ nhỏ là đối tượng dễ thay đổi và không chấp nhận sự giáo dục bằng giáo điều. Các bé chỉ chấp nhận sự lặp lại và chỉ có thể khắc sâu ghi nhớ bằng hình thức lặp lại. Nếu bé làm điều gì đó sai, bố mẹ răn đe, quát mắng hay thậm chí đánh con thì chỉ khiến trẻ vâng lời vào thời điểm đó rồi quên ngay, hoặc nhiều trường hợp bé sẽ phản kháng lại bằng cách khóc lóc và tỏ ra bướng bỉnh hơn. Tiến sĩ Martin J. Drell khuyên các mẹ sau khi răn dạy con xong, bạn hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới nựng nịu bé, giải thích lại cho con về việc làm sai của mình và điều đó là không nên. Kiên trì thực hiện và lặp đi lặp lại phương pháp này thì dần dần con sẽ ghi nhớ trong đầu.


    Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đã không thể kiềm chế được lòng mình khi nhìn vào đôi mắt ngân ngấn nước của con, nên đã vội vã ôm con vào lòng khi vừa mắng bé xong. Hành động đó của bạn đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi. Việc không kiên nhẫn mà chấp nhận thoả hiệp với bé vì thương khi thấy con khóc hoặc nghĩ rằng thôi cho đỡ “đau đầu” thì bé sẽ "nhờn", lần sau bé sẽ tiếp tục làm sai và không sợ khi bị mẹ mắng.


    Đừng mềm lòng trước đôi mắt của trẻ
    Đừng mềm lòng trước đôi mắt của trẻ
    Hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới nựng nịu bé
    Hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới nựng nịu bé
  6. Top 6

    Hãy kiên trì, không nên đốt cháy giai đoạn

    Dạy con là cả một hành trình dài, mà trong đó ba mẹ là người dẫn dắt con đến những chân trời mới và mọi điều trong cuộc sống. Tính cách của con phụ thuộc nhiều vào cách giáo dục từ ba mẹ. Trong quá trình dạy con, chắc hẳn các ông bố bà mẹ nào cũng từng trải qua trạng thái nóng giận vì con quá nghịch phá, không vâng lời bố mẹ, hay khóc nhè, đòi hỏi quá đáng,… Có nhiều phụ huynh vì không kiềm chế được cảm xúc, cơn giận của mình mà đã có những hành động “không thể nhẹ nhàng với con” như la mắng, quát tháo, thậm chí là đánh đập. Tuy nhiên những hành động này có thể mang đến những hậu quả khôn lường. Do đó, cha mẹ nên rèn luyện tính nhẫn nại khi dạy con để tránh gây tổn thương đến trẻ, đồng thời học cách làm bạn cùng con để hiểu hơn về tâm sinh lý của trẻ.


    Tùy vào từng độ tuổi mà chúng ta có những phương pháp dạy khác nhau. Với một đứa trẻ đang tuổi chập chững biết đi thi không thể yêu cầu quá cao. Ngược lại, với các bạn lớn ngoài hành động cần giảng giải nhiều hơn về đúng - sai, tốt - xấu hay nên làm - không nên làm. Trải qua thời gian bé sẽ dần dần hình thành tính cách và thói quen, nếu bé chưa làm được cha mẹ cần kiên trì lặp đi lặp lại cả về lời nói lẫn hành động từ đó bé sẽ dần thấm nhuần và trưởng thành hơn.

    Dạy bé dần dần không nên vội vàng
    Dạy bé dần dần không nên vội vàng
    Hãy kiên trì, không nên đốt cháy giai đoạn
    Hãy kiên trì, không nên đốt cháy giai đoạn
  7. Top 7

    Bố mẹ làm gương cho con

    Hành vi của cha mẹ là biểu hiện trực tiếp nhất về sự tín nhiệm của họ. Bởi những gì khiến người khác thực sự tin tưởng đều được thể hiện thông qua hành vi. Ví dụ như ngoài miệng thì nói với con rằng đọc sách rất quan trọng, vậy mà cha mẹ lại suốt ngày mải lướt điện thoại hoặc xem phim, như thế là không thể nào khiến con trẻ tin phục. Cũng có nhiều bậc cha mẹ tận tình khuyên bảo con đọc sách, nhưng thực tế là họ chưa bao giờ cầm cuốn sách để đọc ở nhà.


    Khi một đứa trẻ chơi điện thoại di động, cha mẹ mất bình tĩnh và mắng con, nhưng chính mình lại suốt ngày không ngừng lướt điện thoại. Nói trẻ con phải giúp mọi người làm điều tốt, không được nói những điều không hay sau lưng người khác, nhưng chính cha mẹ lại luôn thích đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về những vấn đề của người khác. Nếu cha mẹ không làm gương, thì hiệu quả của việc giáo dục sẽ giảm đi rất nhiều, thậm chí trở nên hoàn toàn vô hiệu lực.


    Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ là người như thế nào, có hành vi ra sao, đối với con trẻ là vô cùng trọng yếu. Một chuyên gia giáo dục đã từng nói rằng: “Đôi mắt của trẻ em là máy ảnh, bộ não là một máy ghi âm, những lời nói và hành động của cha mẹ được khắc sâu vào trái tim chúng”. Trẻ bắt chước rất nhanh, nếu thấy bố mẹ văng tục chửi bậy bé sẽ học theo. Ngược lại, nếu bạn ngăn nắp gọn gàng bé cũng sẽ ghi lại những hình ảnh đó và thực hiện theo. Vậy hãy hành động thật văn mình, trả lời bé lịch sự, dịu dàng và tất nhiên phải tôn trọng bé như bất kỳ người lớn nào. Điều này nghe có vẻ khó khăn nhưng đừng bỏ qua bất cứ điều gì bé yêu cầu hoặc cố gắng nói chuyện với bạn. Câu nói "Làm theo lời mẹ, chứ đừng làm theo mẹ" nên loại bỏ khi bạn đang dạy con.

    Hành động văn minh trước mặt trẻ
    Hành động văn minh trước mặt trẻ
    Bố mẹ làm gương cho con
    Bố mẹ làm gương cho con
  8. Top 8

    Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận

    Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Các bạn thường nghĩ rằng, để có thể giao tiếp tốt, chỉ cần học cách ăn nói khéo léo là đủ. Nhưng trên thực tế, ngoài việc ăn nói khéo léo ra, để giao tiếp tốt bạn cần có kỹ năng lắng nghe người khác nói. Nếu người biết cách ăn nói có thể tạo được ấn tượng trước người khác thì người biết lắng nghe sẽ cho người khác cảm giác gần gũi, thân thiết. Nhưng lắng nghe như thế nào cho đúng, đó là cả một nghệ thuật. Kiên nhẫn lắng nghe chính là biểu lộ sự đồng cảm của bạn, tăng cường sự cảm thông và là cách tạo ấn tượng tốt nhất đối với hầu hết mọi người. Đối với trẻ cũng vậy, trước khi đưa ra bất kỳ nhận định gì khi trẻ không chịu nghe lời, bạn cần phải cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận và lắng nghe ý kiến của con.


    Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Khi ấy bí quyết dạy con nghe lời tốt nhất là bố mẹ hãy lắng nghe và nói chuyện nhẹ nhàng với con. Trong quá trình nói chuyện, hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ hành động như vậy. Nên nhớ, kiên nhẫn là chìa khóa để kiểm soát tình hình.

    Kiên nhẫn lắng nghe
    Kiên nhẫn lắng nghe
    Lắng nghe ý kiến của con
    Lắng nghe ý kiến của con
  9. Top 9

    Đừng bao bọc trẻ quá mức

    Bậc làm cha làm mẹ nào cũng có xu hướng lo lắng cho sự an toàn của con mình. Nhưng khi sự lo lắng này trở nên cực đoan, nó sẽ can thiệp rất nhiều vào sự phát triển tự nhiên của trẻ. Bạn không cho phép con được tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể gây hại. Bạn cho rằng các hoạt động như bơi lội, cưỡi ngựa, leo núi đều quá nguy hiểm cho con. Bạn thậm chí còn quy định về khoảng cách con có thể đi xe trong một công viên. Nếu bạn luôn không cho phép con tham gia bất kỳ một hoạt động nào phải xa nhà, bạn đang quá bao bọc trẻ. Những hội trại qua đêm của trường làm bạn sợ hãi. Nói cách khác, bạn chỉ cảm thấy trẻ được an toàn khi ở bên mình. Cảm giác như vậy của bạn sẽ khiến trẻ không thể đi chơi bên ngoài ngay cả khi ở trong các khu vực an toàn.


    Tự lập là một cách sống độc lập, trẻ sẽ tự chịu tránh nhiệm với công việc của mình. Dạy con tự lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ là điều rất cần thiết. Trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Do đó, bố mẹ nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt. Dù còn nhỏ nhưng bố mẹ cũng nên dạy con biết tự lập, đừng vì xót xa trẻ mà bao bọc quá mức. Hãy dạy chúng phải đương đầu với những khó khăn như thế nào, đó mới là dạy con đúng cách.

    Dạy trẻ tự lập
    Dạy trẻ tự lập
    Đừng bao bọc trẻ quá mức
    Đừng bao bọc trẻ quá mức
  10. Top 10

    Không phá vỡ lời hứa

    Giữ lời hứa là một điều rất đáng quý trong cuộc sống. Vì một khi đã hứa thì phải giữ lời, nếu thất hứa thì chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả không đáng có. Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy, mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nhiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn.


    Con trẻ như tờ giấy trắng, bởi vậy mà chúng có trí nhớ tuyệt vời về những gì cha mẹ hứa hẹn. Có thể, lời hứa kiểu cửa miệng như “chiều mẹ đón sớm” mỗi sáng đưa con đi học, hay “học ngoan, cuối tuần ba cho đi sở thú”… nhiều phụ huynh sẽ quên ngay sau đó. Song, với con trẻ, nó như động lực để chúng hoàn thành giao hẹn với cha mẹ và háo hức chờ đợi lời hứa được thực hiện. Bởi vậy, khi cha mẹ thất hứa vì một lý do nào đó, nó không chỉ dừng lại ở những nhõng nhẽo, phụng phịu của con mà lâu dần, nó sẽ hình thành tính cách không tin tưởng vào người khác và bản thân chúng cũng không chân trọng lời hứa. Nếu bạn hứa làm cho bé việc gì hãy cố gắng thu xếp mọi công việc để thực hiện lời hứa. Nếu có những việc quan trọng đột xuất, không thể dời lại thì hãy xin lỗi trẻ và cam kết thực hiện vào một lần khác.

    Thực hiện lời hứa với trẻ
    Thực hiện lời hứa với trẻ
    Giữ lời hứa
    Giữ lời hứa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy