Top 15 Thực phẩm mẹ bầu nên sử dụng thường xuyên trong quá trình mang thai
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể bạn cần được bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Trong tam cá nguyệt thứ hai và ba, mỗi thai phụ cần thêm khoảng ... xem thêm...350 - 500 calories/ngày. Nếu chế độ ăn của bạn không đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi như mắc các vấn đề về ống thần kinh, sinh ra bị nhẹ cân…Thói quen ăn uống kém, ăn kiêng khem nghiêm ngặt hoặc ăn quá nhiều làm tăng cân quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, dễ gặp các biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở. Nói một cách đơn giản, ăn những thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của bạn và bé trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn dễ dàng giảm cân sau khi sinh. Hãy cùng Toplist điểm qua danh sách những thực phẩm mẹ bầu nên sử dụng thường xuyên trong thai kỳ nhé!
-
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành rất giàu axit folic nên có thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết khi mang thai. Bổ sung axit folic đều đặn giúp hỗ trợ phát triển tế bào thần kinh và sự phát triển tối ưu của thai nhi. Vitamin B1, A và E là một vài trong những vi chất mẹ bầu rất cần trong giai đoạn này. Vitamin E cung cấp đủ năng lượng để bạn luôn có sức khỏe tốt. Sữa đậu nành giàu vitamin nên có thể đáp ứng được nhu cầu về vitamin cho cơ thể mẹ bầu khi mang thai. Sữa đậu nành rất giàu đạm, giúp các cơ quan trong cơ thể làm việc hiệu quả. Đạm còn đảm bảo cho cấu trúc cơ thể thai nhi phát triển ổn định. Sữa đậu nành giàu chất béo thực vật rất tốt cho cả mẹ và bé. Sữa đậu nành còn chứa carbohydrate giúp tăng cường năng lượng trong khi mang thai.
Trong sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu dồi dào. Nếu cơ thể mẹ bầu không bị dị ứng và uống sữa điều độ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ không gây hại gì mà còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể và giúp thai nhi phát triển bình thường. Mẹ bầu có thể uống tối đa 4 ly sữa đậu nành mỗi ngày. Đậu nành tốt cho thai phụ là điều không thể chối, cãi miễn là mẹ bầu tiêu thụ điều độ. Vì hệ miễn dịch của thai phụ trong giai đoạn này thường yếu hơn nên nếu thích hương vị của đậu nành thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên uống sữa từ đậu nành hay không để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Uống sữa phản khoa học có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm cho cả mẹ và con.
-
Các loại hạt
Ăn hạt dinh dưỡng trong khi mang thai có thể bảo vệ em bé khỏi bị dị ứng sau này. Nói cách khác, trẻ em có thể ít bị dị ứng hạt nếu thêm hạt vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Hơn nữa, một số chuyên gia đã nhận định việc ăn các loại hạt trong khi mang thai có thể cải thiện khả năng nhận thức ở trẻ em. Những đứa con của người mẹ ăn 56 - 85g hạt/tuần khi mang thai có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về trí nhớ, khả năng chú ý và chỉ số IQ. Phụ nữ được khuyên nên ăn các loại hạt ít nhất 3 lần/tuần, đặc biệt là hạnh nhân, óc chó và hạt dẻ. Tất cả những loại hạt trên đều cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cả người bình thường và bà mẹ mang bầu. Ngay cả đậu phộng - thực chất là một cây họ đậu chứ không phải hạt nhưng chúng cũng được xem như một lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, lúa mạch, bột mì, gạo, yến mạch, gạo lứt… trong ngũ cốc chứa nhiều chất xơ và các vitamin nhóm B, ngoài ra trong ngũ cốc còn chứa hàm lượng sắt nhất định. Chất xơ giúp hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa của phụ nữ mang thai hạn chế tối đa nỗi ám ảnh về táo bón. Ngũ cốc ở đây là ngũ cốc nguyên chất như gạo lứt, bánh mì đen chứ không phải các loại đã qua tinh chế có đường. Trong ngũ cốc nguyên chất, hàm lượng chất béo và muối (hai thành phần nếu dùng quá nhiều sẽ nguy hiểm đến thai nhi và tim mạch) rất ít, nên các bà bầu có thể yên tâm dùng. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ cần cho cơ thể mỗi ngày khi mang thai khoảng 28gr, tốt nhất nên dùng nhiều vào buổi sáng, các bà bầu nên sử dụng một cách hợp lý.
-
Các loại rau xanh
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể bạn cần được bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Lý do phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ là để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu có trong nhóm thực phẩm này cho cơ thể. Chế độ ăn đa dạng các loại rau có nhiều màu sắc là rất lý tưởng cho thai phụ. Lưu ý là lượng trái cây, rau củ thai phụ nên ăn là khoảng 400g/ngày. Điều này không chỉ hỗ trợ mẹ bầu tránh bị táo bón khi mang thai mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim, đái tháo đường thai kỳ, béo phì, đột quỵ… Muốn biết những loại rau tốt cho bà bầu, bạn hãy tìm hiểu sơ qua những dưỡng chất thiết yếu mà mẹ bầu cần.
Với các loại rau xanh, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những loại rau có màu xanh đậm hoặc có màu sắc sặc sỡ như bông cải xanh, bông atisô, tần ô, xà lách xoong, rau chân vịt (cải bó xôi), rau má, rau muống, rau cải ngọt, cải cầu vồng, rau cần, mồng tơi, rau đay, rau dền, rau lang… chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai. Các loại rau này là nguồn cung cấp đầy đủ canxi, sắt, kali, folate, chất xơ cùng các vitamin A, C, K… Do hàm lượng chất xơ cao nên chúng có tác dụng phòng ngừa táo bón khi mang thai rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các loai rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, xà lách xoong, cải bó xôi, hoa atisô… rất giàu chất chống oxy hóa, chứa các hợp chất thực vật có lợi cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.
-
Thịt bò
Thịt bò chứa lượng chất sắt khổng lồ, một thành phần quan trọng của việc hình thành nên những tế bào hồng cầu. Bạn nên biết rằng chất sắt không chỉ giúp thai nhi phát triển mà nó còn giúp mẹ bầu tránh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi trong thai kỳ. Thiếu máu thiếu sắt là kết quả của việc cơ thể bạn không được cung cấp đầy đủ chất sắt trong một thời gian dài. Thiếu sắt gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt, rụng tóc, đau họng, khó nuốt và mất cảm giác ngon miệng, đau thắt ngực.
Cơ thể của mẹ bầu cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25g/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Theo nghiên cứu cho thấy, trong 100g thịt bò (tuỳ loại) có chứa khoảng 20 - n30g protein. Protein trong thịt bò chứa nhiều axit amin giúp mọi tế bào của cơ thể mẹ và bé được phát triển tốt, giúp chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, tạo sự ngon miệng. Đặc biệt bà bầu ăn thịt bò còn giúp giữ ổn định lượng đường trong máu, giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn, đồng thời giúp các mẹ có nhiều sữa hơn sau khi sinh bé.
-
Các loại tôm
Hải sản là một nguồn dưỡng chất cực tốt cho bà bầu nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn bạn cần phải đặc biệt chú ý. Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò, ốc… sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi như protein, ít chất béo bão hòa và đặc biệt rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn đang mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn thai phụ cần phải đặc biệt chú ý. Dù là loại tôm nào, tôm hùm hay tôm sú thì tất cả đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Trong tôm rất giàu vitamin B12, trong giai đoạn đang mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên ăn tôm sẽ giúp phòng tránh được một số tình trạng như chứng thiếu máu khi mang thai. Mẹ bầu ăn tôm cung cấp lượng protein cực kỳ quan trọng cho các mô sống trong cơ thể, giúp cả mẹ và con đều khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, tôm có chứa một lượng cao omega-3 và DHA, rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là não bộ, hệ thần kinh trung ương và võng mạc mắt. Ngoài ra, đối với những mẹ bầu thì các khoáng chất như canxi, kali, natri và magie rất cần thiết trong thai kỳ vì chúng kích thích sức khỏe của xương khớp và điều chỉnh sản xuất enzyme và tôm là một loại hải sản có chứa hàm lượng các khoáng chất đó rất cao.
-
Các loại hoa quả
Trái cây có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, vì vậy, nó là món ăn không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong suốt thai kỳ. Beta - carotene có trong rau củ quả và các loại trái cây là loại hợp chất rất cần thiết cho sự phát triển mô và các tế bào của thai nhi, thị giác và hệ thống miễn dịch. Các loại vitamin như vitamin C, D... và các khoáng chất như kali, photpho... có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xương, răng, cũng như các mô liên kết collagen, ổn định huyết áp và axit folic, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Đặc biệt, trái cây cũng chứa một lượng chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa triệu chứng táo bón trong suốt thai kỳ.
Đa phần các loại hoa quả như chuối, chanh tươi, chanh leo, cam, quýt, bưởi, dưa hấu, dưa lưới, dưa vàng, dưa bở, thanh long, đu đủ chín (mẹ bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh), dâu tây, lựu, sung, bí đỏ ... đều chứa nhiều vitamin A, B, C, E... và ít chất béo tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Từ lâu bơ được xem là loại trái cây dành cho mẹ bầu vì trong quả bơ có chứa một hàm lượng cao chất folate có tác dụng ngăn ngừa dị tật ở thai nhi rất tốt, không những thế trong quả bơ còn chứa nguồn vitamin B6, A, E, D dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt hơn, mẹ bầu nên ăn bơ mỗi ngày và sử dụng một ít bơ chín trộn với sữa tươi, sữa chua để đắp mặt sẽ thấy làn da ngày càng trở nên mịn màng, hồng hào, căng tràn sức sống hơn rất nhiều đấy nhé.
-
Bột sắn dây
Sắn dây được làm đặc thành dạng bột có khả năng đi vào thành ruột và trung hòa axit trong đó, có tác dụng chống lại vi trùng, ngăn cản bệnh tiêu chảy. Bột sắn dây còn làm giảm tình trạng đau họng và đầy hơi trong ruột. Hơn thế nữa, bột sắn dây rất giàu plavonodit - một hoạt chất tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Cho nên, sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Tuy nhiên Mẹ bầu có các dấu hiệu như mệt mỏi, tay chân, người lạnh thì không nên uống nước sắn dây vì nó có tính hàn, khi vào cơ thể sẽ làm các bệnh lý này nặng hơn và thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng. Hơn nữa, khi mẹ có triệu chứng động thai kèm theo dấu hiệu co bóp dạ con thì nên tránh xa các món ăn, thức uống liên quan đến bột sắn dây.
Sắn dây có thể gây ra tác dụng không mong muốn nếu dùng chung với thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng. Vì vậy bà bầu có được ăn bột sắn dây hay không thì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng những thuốc vừa nêu. Ngoài ra, do sắn dây là thực phẩm có tính hàn nên thai phụ không sử dụng khi tay chân lạnh, cơ thể mệt mỏi. Mẹ bầu cũng không nên lạm dụng bột sắn. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng một lượng nhất định. Vì cơ thể mẹ và thai nhi giai đoạn này rất nhạy cảm nên cần sử dụng bột khi đã nấu chín để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Folate trong sắn dây là vitamin nhóm B rất quan trọng trong thai kỳ. Thiếu folate, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh. Bột sắn dây nói riêng và các loại ngũ cốc, củ quả tươi nói chung chính là nguồn cung cấp folate rất tốt cho thai phụ. Bổ sung 100g mỗi ngày sẽ đáp ứng được khoảng 84% lượng folate cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.
-
Trà xanh
Trà xanh là một loại thức uống tăng cường sức khỏe vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại, ngoài chức năng giải nhiệt, trà xanh còn là một bài thuốc chữa bệnh rất hữu ích. Không phải là ngoại lệ, trà xanh là thức uống rất tốt cho bà mẹ đang mang thai. Trong lá chè xanh có chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể con người: Chất Phenol ngoài tác dụng làm chặt ruột, giải độc, sinh nước bọt còn góp phần làm chậm quá trình lão hoá. Ngoài ra, hàm lượng Vitamin trong lá chè cao chính là nguồn bổ sung Vitamin rất tốt cho cơ thể. Chất Flourid có chức năng bảo vệ răng. Thêm vào đó, các chất trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu, giúp máu lưu thông trong cơ thể được tốt hơn, từ đó có tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch - nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch. Do vậy việc uống trà xanh đều có lợi cho cả sự phát triển của thai phụ và thai nhi.
Nói đến các biến chứng nghiêm trọng khi mang thai thì không thể kể đến tiền sản giật và đặc biệt tình trạng này có nguy cơ cao ở những người cao huyết áp. Nếu có thói quen uống 1 - 2 tách trà xanh mỗi ngày, mẹ bầu hãy yên tâm vì trà xanh sẽ giúp bà bầu điều hòa huyết áp hiệu quả. Các căn bệnh chỉ mới nghe đến tên thôi cũng sợ như cao huyết áp, bệnh tim mạch hay ung thư sẽ không có nhiều cơ hội “gõ cửa” làm phiền sức khỏe của bạn nếu bạn đã có “những người bảo vệ” là chất chống oxy hóa đến từ trà xanh. Các chất chống oxy hóa từ trà xanh rất hữu ích trong việc tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp chống lại sự thay đổi tâm trạng liên quan đến thai kỳ. Theo các nghiên cứu lâm sàng, trà xanh có thể tăng cường các tế bào T có nhiệm vụ điều tiết trong cơ thể chịu trách nhiệm giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Nếu bạn tiêu thụ một lượng trà xanh thích hợp, cơ thể bạn có thể chống lại bệnh tật khi mang thai.
-
Nước Mía
Mía rất giàu các dưỡng chất thiết yếu như sắt, magiê, canxi cũng như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và C. Ngoài ra, nguồn chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và phytonutrients dồi dào làm cho nước mía trở thành một thức uống bổ dưỡng, thơm ngon. Bạn có thể dễ dàng mua nước mía ở các hàng quán và biến tấu cho món thức uống này thơm ngon hơn bằng cách cho thêm tắc, thơm, cà chua, sầu riêng hoặc gừng để kích thích vị giác. Không gì dễ chịu bằng việc uống một ly nước mía mát lành vào những ngày nóng bức. Ngoài ra, loại thức uống giải khát này còn mang đến những lợi ích sức khỏe. Các chất chống oxy hóa trong nước mía giúp củng cố thêm hàng rào đề kháng cho sức khỏe để chống lại các bệnh dễ gặp khi mang thai chẳng hạn như nhiễm trùng, cảm, cúm… Hệ thống miễn dịch không chỉ bả vệ mẹ bầu mà còn tốt cho thai nhi trong bụng.
Ốm nghén là tình trạng phổ biến khi mang thai và làm phiền lòng không ít mẹ bầu. Tuy nhiên, chỉ cần nhấm nháp một chút nước mía cùng vài tép gừng, bạn cũng đã giúp làm giảm sự khó chịu ở dạ dày, cổ họng rồi đấy. Nếu bạn cảm thấy yếu trong người và cần bổ sung năng lượng nhanh chóng thì 1 ly nước mía sẽ giúp giải quyết vấn đề. Hàm lượng đường trong nước mía sẽ cải thiện mức năng lượng, bù nước cho cơ thể, làm dịu cơn khát và cân bằng chỉ số đường huyết. Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Bà bầu uống nước mía sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình nhiễm trùng nhờ vào nguồn khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nước mía còn hỗ trợ giảm triệu chứng những bệnh khác, chẳng hạn như sỏi thận và vàng da.
-
Nước dừa
Theo nghiên cứu, nước dừa giàu protein, natri, photpho, vitamin C, B1, B6, chất xơ, canxi, magie, kali, kẽm vì thế đây là thức uống tốt cho phụ nữ mang thai. Nước dừa chứa nhiều vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nên sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh khi mang thai. Uống nước dừa khi mang thai không chỉ là cách giúp mẹ bầu bổ sung nước cho cơ thể mà còn giúp tăng tuần hoàn máu cho cơ thể và tăng lượng nước ối. Nước dừa cung cấp các chất điện phân và chất khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, natri, photpho. Các chất này có tác dụng cân bằng chất lỏng, duy trì huyết áp, điều chỉnh độ pH, tăng cường hoạt động của các cơ, đồng thời giúp giảm các triệu chứng phổ biến khi mang thai như ốm nghén, tiêu chảy, nôn ói…
Trong nước dừa có hàm lượng chất béo cao, uống nhiều sẽ gây các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, vì vậy mẹ bầu nên hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể khiến tình trạng ốm nghén, nôn mửa trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra nước dừa có tính giải nhiệt, làm mát toàn thân, hạ huyết áp, làm mềm yếu gân cơ, nên đây cũng không phải là loại thức uống thích hợp cho những bà bầu ở tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên từ tháng thứ 4 trở đi thì bà bầu uống nước dừa có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thời điểm lý tưởng để uống là vào buổi sáng, buổi trưa và chỉ nên uống 1 ly/ngày.
-
Đậu đen
Theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, đậu đen là ngũ cốc có chứa hàm lượng protein cao với 24.4%, lipid 1.7%, glucid 53.3% và rất nhiều acid amin thiết yếu, nhiều vitamin quan trọng (như vitamin A 5 mg, B2 0.21 mg, PP, B12, C...). Trong đậu đen còn chứa khoáng chất phong phú như canxi, kẽm, sắt, beta caroten... Tất cả chúng đều rất cần thiết và có lợi cho sức khỏe thai kỳ của mẹ, sự phát triển tốt của thai nhi. Đậu đen rất giàu vitamin B và axit folic, là 2 loại khoáng chất có vai trò cần thiết giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở não, dây thần kinh xương sống của em bé. Vì vậy mà phụ nữ ăn nhiều đậu đen trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giảm đáng kể nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Đây là lợi ích của đậu đen được nhiều người ứng dụng đặc biệt vào những ngày nắng nóng, oi hanh.
Đậu đen có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ gan thận... rất thích hợp dùng cho thai kỳ với cơ thể thường xuyên "nóng trong" của mẹ bầu. Tâm trạng của phụ nữ trở nên nhạy cảm, thay đổi thất thường hơn trong thai kỳ, đôi khi là tiêu cực... Và nó có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và em bé. Những lúc như thế, 1 ly chè đậu đen hay nước đậu đen rang sẽ không chỉ cung cấp dưỡng chất, giải nhiệt mà còn có tác dụng cân bằng tâm trạng rất tốt, nâng cao thể trạng cho mẹ bầu luôn vui khỏe. Cân nặng vẫn luôn là yếu tố ám ảnh các mẹ bầu. Một mặt mẹ lo tăng không đủ chuẩn có lợi cho thai nhi, mặt khác lại lo tăng cân thái quá ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ con và vóc dáng sau này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu đen giàu protein nhưng ít chất béo. Vì thế mẹ bầu dùng đậu đen giúp tăng cường năng lượng, dinh dưỡng nhưng lại không làm tăng cân nhanh.
-
Măng tây
Măng tây được xem là thực phẩm an toàn cho bà bầu và mẹ đang cho con bú. Không những vậy, bà bầu ăn măng tây còn rất tốt cho sức khỏe bởi loại rau này chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong thai kỳ, bạn không nên ăn quá nhiều và khi ăn, cần chú ý rửa và nấu chín kỹ để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Bên cạnh thắc mắc bà bầu có ăn được măng tây không thì nhiều người cũng “quan ngại” về những tác dụng của măng tây đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo bởi nếu ăn vừa phải thì đây là một “siêu thực phẩm” cực kỳ tốt. Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại không chứa calo và chất béo. Thậm chí, một số chất dinh dưỡng có trong măng tây còn cực kỳ có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Vitamin K trong măng tây có tác dụng giúp đông máu, có thể ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Tuy nhiên, vitamin này không tồn tại trong cơ thể lâu, do đó, bạn nên bổ sung mỗi ngày một ít trong chế độ ăn để nhận được nhiều lợi ích nhất. Folate là chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển ống thần kinh của thai nhi. Việc bổ sung đủ folate (được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm) hoặc axit folic (dạng tổng hợp) trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giảm nguy cơ thai nhi bị rối loạn ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Măng tây là thực phẩm rất giàu folate, chỉ nửa chén là đã có thể đáp ứng khoảng 34% khuyến nghị hàng ngày.
-
Tỏi
Tỏi là một loại thực phẩm giúp bà bầu tránh được cảm cúm trong quá trình mang thai. Ngoài ra Tỏi giúp bạn giảm nguy cơ bị tiền sản giật, hay còn gọi là chứng tăng huyết áp trong thai kì. Khoảng ¼ phụ nữ bị cao huyết áp sẽ dẫn đến chứng tiền sản giật trong thai kì. Và những người đã mắc bệnh này sẽ có nguy cơ bị bệnh tim gấp 2 lần sau này. Tỏi có chứa một lượng lớn allicin là một hợp chất của lưu huỳnh. Nó giúp ngăn ngừa rụng tóc và tóc thưa bằng cách thúc đẩy sự phát triển của tóc mới. Bên cạnh đó, chất allicin trong tỏi cũng là một cách tuyệt vời để giúp giảm mức cholesterol của cơ thể và giữ trong tầm kiểm soát. Hợp chất allicin giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Ăn tỏi thường xuyên có thể bảo vệ bạn chống lại một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột già. Tỏi có thể giúp làm giảm các vi khuẩn có hại trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, tỏi có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khác nhau bao gồm cảm lạnh và cúm. Tỏi có thể giúp điều trị nhiễm nấm âm đạo bao gồm nấm Candida mạn tính, hội chứng quá mẫn cảm với nấm men. Dù tỏi có lợi cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, tỏi có thể gây phản ứng tiêu cực. Dưới đây là một số trường hợp bạn nên cẩn thận khi ăn tỏi: Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, hãy đi khám ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào. Bạn cảm thấy không thoải mái trong dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn tỏi. Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu lạ, bạn hãy đi khám ngay để có cách chữa trị kịp thời.
-
Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm thường có nguồn gốc từ sữa bò. Các loại thực phẩm được làm từ sữa đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ vì chúng chứa canxi và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sữa chua không đường mà không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên chọn sữa chua ít đường và được làm 100% từ sữa đã được xử lý (tiệt trùng). Nên tránh hoàn toàn những loại sữa hoặc những sản phẩm được làm từ sữa thô, chưa qua xử lý. Việc tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa chưa qua xử lý có thể khiến mẹ gặp phải những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, các triệu chứng giống cúm như sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể.
Quá trình thanh trùng hay tiệt trùng sẽ giúp tiêu diệt các vi sinh khuẩn có hại gây ra các bệnh như nhiễm khuẩn Listeria, bệnh thương hàn, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh sốt Q và bệnh brucella. Phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn Listeria, loại vi khuẩn thường có sữa tươi chưa được xử lý, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, có thể gây sẩy thai, bệnh tật, thậm chí là tử vong ở trẻ sơ sinh. Sữa chua là nguồn cung cấp canxi dồi dào và canxi được biết đến như một chất có liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Vì thế, việc bổ sung vừa đủ lượng sữa chua cần thiết trong 1 ngày cũng giúp bà bầu ngủ ngon. Ngoài ra, sữa chua còn là nguồn cung cấp protein, đặc biệt là casein. Việc tiêu thụ protein casein vào ban đêm có thể giúp giảm cảm giác đói cồn cào vào sáng hôm sau.
-
Cá hồi
Cá hồi là một trong những loại hải sản tốt cho bà bầu được nhiều rất người kiến nghị nên cho mẹ bầu ăn trong những tháng thai kỳ và sau thai kỳ. Nhờ vào những lượng acid béo không no có trong cá hồi nên khi mẹ bầu ăn nhiều cá hồi sẽ rất tốt đến sự phát triển trí não của thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu, cá hồi có chứa rất nhiều protein lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn so với các loại cá khác. Protein có trong cá hồi giúp cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh. Từ đó giúp mẹ bầu ngăn ngừa bị viêm đường tiêu hóa.
Đồng thời bên trong cá hồi còn chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như vitamin A, vitamin B12, vitamin D, vitamin B6. Các nguyên tố vi chất như canxi, li, photpho, kẽm, sắt, đồng, magie và nhóm axit amin như thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic… Các chất này có thể hỗ trợ nhiều trong việc phát triển trí thông minh, trí nhớ của bé sau khi đã chào đời, giúp mẹ bầu ổn định tâm trạng, giảm nguy cơ đau lưng do thiếu chất canxi. Hơn thế nữa, cá hồi còn là một nguồn dưỡng chất giúp mẹ bầu chăm sóc nhan sắc nữa đó.