Top 10 Loại nấm độc nhất thế giới

Green Apple 3807 1 Báo lỗi

Trên thế giới có rất nhiều loại nấm trong đó có những loài ăn được, dùng làm thực phẩm nhưng cũng có những loại nấm độc. Nếu ăn phải những loại nấm độc này, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nấm tán bay (Fly Agaric)

    Nấm tán bay (Fly Agaric) có tên khoa học Amanita muscaria, là loại nấm có ngoại hình bắt mắt, trông giống như những cây nấm trong truyện cổ tích. Được coi là loài nấm hình dù mang tính biểu tượng nhất, nấm tán giết ruồi là một loại nấm lớn với lá tia màu trắng, thường là với mũ nấm đỏ với các đốm trắng, và là một trong những loài dễ nhận biết nhất và được biết đến rộng rãi trong văn hóa dân gian. Nấm thường mọc dưới những tán mục, ẩm ướt. Tuy nhiên, đây là một trong những loại nấm độc nhất thế giới, chất độc chứa trong nấm tán bay là Muscinol và Axit Ibotenic. Những chất có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương gây buồn nôn, buồn ngủ xen kẽ, kích động,... và còn có thể gây ra ảo giác. Đặc biệt, với những người có bệnh lý tim mạch ăn phải nấm này có thể bị tử vong.

    Mặc dù nhìn chung nó được coi là loài nấm độc, nhưng các ca tử vong do ăn loài nấm này là rất hiếm và sau khi luộc sơ để giảm độc tính và phân hủy các chất hướng thần thì nó có thể được tiêu thụ như là một loại thực phẩm trong một số khu vực ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Amanita muscaria ngày nay nổi tiếng với tính chất gây ảo giác của nó, với thành phần hướng thần chính của nó là các hợp chất của axit ibotenic và muscimol. Nó được các dân tộc Xibia sử dụng làm chất gây say và thuốc truyền cảm hứng, có ý nghĩa tôn giáo trong các nền văn hóa này.

    Nấm tán bay (Fly Agaric)
    Nấm tán bay (Fly Agaric)
    Nấm tán bay (Fly Agaric)
    Nấm tán bay (Fly Agaric)

  2. Top 2

    Nấm đôi cánh thiên thần

    Mặc dù mang tên gọi mỹ miều nhưng nấm đôi cánh thiên thần lại là loài nấm độc, nguy hiểm đã từng gây tử vong hàng chục người. Nấm đôi cánh thiên thần có tên khoa học Pleurocybella Porrigens, sở dĩ nấm có tên như vậy bởi theo nhiều người, khi ăn phải loại nấm này bạn có khả năng hóa thành thiên thần, linh hồn lên thiên đàng mãi mãi. Nấm đôi cánh thiên thần có màu trắng ngà và có thể phát triển to bằng bàn tay. Tuy nhiên, trước khi bị liệt vào danh sách những loại nấm độc nhất thế giới thì đây từng được xem là thực phẩm. Phải đến khi có 17 người chết trong tổng số 60 người Nhật Bản bị ngộ độc khi ăn phải chúng trong năm 2004 thì loại nấm này mới được khuyến cáo là nấm độc.


    Nấm đôi cánh thiên thần sống ở những nơi ẩm thấp và hiện tại các nhà khoa học chưa thể xác định được các độc tố của loại nấm này. Tuy nhiên, nhiều khả năng nấm đôi cánh thiên thần chứa nồng độ xyanua ở mức cao. Trước đây, nấm đôi cánh thiên thần đã từng có thời gian được xem là một loại thực phẩm với tên gọi Sugihiratake ở Nhật Bản. Ít ai nghĩ rằng loài nấm có vẻ ngoài bình thường như những loài nấm ăn được khác lại có thể chứa độc tố kinh khủng đến như vậy.

    Nấm đôi cánh thiên thần
    Nấm đôi cánh thiên thần
    Nấm Pleurocybella Porrigens
    Nấm Pleurocybella Porrigens
  3. Top 3

    Nấm Deadly Dapperling

    Nấm Deadly Dapperling, tên khoa học là Lepiota brunneoincarnata, là một loài nấm có phiến thuộc chi Lepiota, bộ Agaricales. Loài nấm này được phân bố rộng rãi ở châu Âu và các vùng ôn đới phía đông của châu Á như Trung Quốc, nó phát triển trong các khu vực nhiều cỏ như cánh đồng, công viên và khu vườn và thường bị nhầm lẫn với nấm ăn được. Nấm có mũ có màu nâu và kích thước rộng đến 4 cm với thân màu nâu hồng và phiến nấm có màu trắng. Nấm Deadly Dapperling rất độc hại, một số ca tử vong đã được ghi nhận vì nó giống với một loài nấm màu xám ăn được là Tricholoma terreum và Marasmius oreades. Đây là loại nấm có chứa chất Amatoxin - chất có khả năng gây ra 80 - 90% ca tử vong do ngộ độc nấm.


    Nấm deadly dapperling được biết là có chứa lượng alpha-amanitin gây chết người và điều này đã gây ra một vụ ngộ độc gây tử vong ở Tây Ban Nha vào năm 2002 và tiếp đó là cái chết của bốn thành viên trẻ cùng một gia đình ở Tunisia vào năm 2010. Một người sống sót sau khi ăn 5 cây nấm này cùng với nấm mỡ tại Kaynarca, Sakarya, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013. Các triệu chứng ban đầu của việc ngộ độc liên quan đến hệ tiêu hóa, với các triệu chứng buồn nôn và nôn khoảng mười giờ sau khi tiêu thụ, sau đó là tổn thương gan vài ngày sau đó. 100 g Lepiota brunneoincarnata có thể dẫn đến tổn thương gan nặng.

    Nấm Deadly Dapperling
    Nấm Deadly Dapperling
    Nấm Deadly Dapperling
    Nấm Deadly Dapperling
  4. Top 4

    Nấm bàn tay tử thần

    Nấm bàn tay tử thần có tên khoa học là Podostroma Cornu Damae, sở dĩ có cái tên này là do hình dạng của nấm rất giống bàn tay người đang nhô lên từ lòng đất và khi ăn phải có thể gây tử vong. Độc tố chính trong loại nấm này chính là Mycotoxin trichothecene - hợp chất gây ra những triệu chứng khó chịu và dẫn đến tử vong sau một vài ngày. Chất độc này tác động lên tất cả các bộ phận của cơ thể nhưng chủ yếu là gan, thận, não,... làm suy giảm tế bào máu, khiến nạn nhân giống như bị nhiễm độc phóng xạ hoặc bệnh bạch cầu.


    Loại nấm này còn có các tên gọi khác là “ngón tay người chết”, “ngón tay tử thần”, “ngón tay thối”… Đây không phải là nấm để ăn, bởi nó chứa rất nhiều độc tố gây hại cho cơ thể con người. Nó mọc khắp mọi nơi, ở tận sâu trong rừng cho tới trong nhà của người dân. Mùa xuân là thời điểm nấm này sinh trưởng tốt nhất. Đây là loại nấm duy nhất có thể đầu độc con người ngay khi bạn vừa chạm vào, theo Science Alert. Thường được tìm thấy trên rễ cây hoặc trong đất, loại nấm này tạo ra ít nhất 8 loại hợp chất độc hại có thể hấp thụ trực tiếp qua da. Do chưa tìm ra cách điều trị thích hợp, nhiều trường hợp tử vong đã được ghi nhận. Đặc biệt, không ít người nhầm loại nấm này với một loại nấm ăn được, dùng để cho vào trà.

    Nấm bàn tay tử thần
    Nấm bàn tay tử thần
    Nấm bàn tay tử thần
    Nấm bàn tay tử thần
  5. Top 5

    Nấm Conocybe Filaris

    Conocybe filaris có tên khoa học là Pholiotina rugosa, tiếng Việt là nấm cỏ, là một trong các loại nấm độc cỏ có vẻ ngoài dường như không gây nguy hiểm có nguồn gốc ở khu vực Thái Bình Dương, phía Tây Bắc nước Mỹ. Nếu ăn phải nấm này thì chất Amatoxin trong nấm sẽ khiến nạn nhân có các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, sau đó sẽ bị suy gan và dẫn đến tử vong. Người ta thường nhầm nấm Conocybe Filaris với nấm ma thuật (Psilocybes). Nếu ăn phải loại nấm này, nạn nhân sẽ bị tổn thương gan nghiêm trọng và không thể hồi phục.

    Sau khi ăn nấm khoảng 6 - 24 giờ, các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện, bắt đầu từ hệ tiêu hóa, vì vậy thường dễ gây chẩn đoán nhầm là ngộ độc thực phẩm hoặc cúm dạ dày. Sau khi bị ngộ độc nấm, người bệnh nhân có thể hồi phục, nhưng thường tái phát suy giảm chức năng tiêu hóa đe dọa đến tính mạng, suy gan và suy thận. Chúng chứa những mycotoxin (độc tố nấm mốc) tương tự Death Cap, có thể gây tử vong cho người ăn phải. Chính bởi điều này mà Nấm Conocybe Filaris được liệt vào danh sách những loại nấm độc nhất trên thế giới.

    Nấm Conocybe Filaris
    Nấm Conocybe Filaris
    Nấm Conocybe Filaris
    Nấm Conocybe Filaris
  6. Top 6

    Nấm Webcap

    Nấm Webcap có tên khoa học Cortinarius rubellus, đây là một trong những loại nấm độc nhất thế giới bởi chỉ cần ăn phải một lượng nhỏ hoặc chỉ mới nếm vào nhổ ra ngay cũng đủ gây chết người. Chất Orellanine có trong nấm là một loại độc tố cực mạnh, tác động trực tiếp lên thận và hiện chưa có thuốc giải. Nếu may mắn thoát khỏi cái chết khi ăn phải nấm này thì bạn sẽ phải chạy thận suốt đời hoặc phải cấy ghép thận. Toàn thân cây nấm có màu nâu đỏ nhạt (mũ, cuống, lá tia và thịt nấm). Loại nấm này mọc phổ biến ở các vùng rừng cây hoặc các cánh rừng ở Na Uy.


    Có 02 loài webcap là deadly webcap (tên khoa học là Cortinarius rubellus) và fool’s webcap (tên khoa học là Cortinarius orellanus), tiếng Việt thường gọi các loại nấm độc webcap này là nấm chết người. Các loài nấm Cortinarius này có bề ngoài rất giống nhau và trong đó có một số giống ăn được. Độc chất trong nấm webcap là orellanin. Sau khi ăn phải, các triệu chứng ngộ độc xuất hiện ban đầu tương tự như bệnh cúm thông thường và có thể mất từ 2 - 3 ngày, các triệu chứng ngộ độc âm thầm mới xuất hiện, vì vậy dễ gây chẩn đoán sai. Cuối cùng, độc tố orellanin có trong nấm webcap sẽ gây suy thận và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

    Nấm Webcap
    Nấm Webcap
    Nấm Webcap
    Nấm Webcap
  7. Top 7

    Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap)

    Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap) có tên khoa học Galerina marginata, tên tiếng Việt gọi là nấm mũ đầu lâu mùa thu là loại nấm thường mọc trên những thân cây đã chết và có mặt ở khắp nơi trên thế giới, chủ yếu mọc ở khu vực Bắc bán cầu và một số vùng của nước Úc. Cũng giống như nhiều loại nấm độc khác, loại nấm này trông giống như một loại nấm bình thường, có thể làm thực phẩm, song chất Amatoxin bên trong nó lại khiến gan của bạn bị tổn thương vĩnh viễn, dẫn tới suy gan và gây ra tử vong.

    Galerina marginata
    là một loại nấm lớn có lá tia, nấm thối rữa, nghĩa là nó mọc trên những thân cây gỗ ẩm và làm cho cây bị thối rữa, mục nát. Loại nấm này có cùng độc chất amatoxin như nấm tử thần. Khi ăn phải cây nấm độc Autumn Skullcap có thể bị ngộ độc với các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, hạ thân nhiệt, gan bị tổn thương và cuối cùng là dẫn đến tử vong nếu không được điều trị ngộ độc kịp thời. Mặc dù loại nấm này có đặc điểm không giống với các loài nấm ăn được, nhưng một số trường hợp tử vong và ngộ độc do nấm được phát hiện là do thu mua nhầm với nấm Psilocybe gây ảo giác.

    Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap)
    Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap)
    Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap)
    Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap)
  8. Top 8

    Nấm False Morel

    Nấm False Morel có tên khoa học Gyromitra esculenta, có hình dạng giống não người, là một trong những món ăn khá phổ biến ở bán đảo Scandinavia và vùng Đông Âu. Đây là loại nấm độc khá đặc biệt bởi nếu ăn sống nó, bạn sẽ bị mất mạng, song nếu được nấu chín đúng cách, chúng sẽ trở thành món ăn có hương vị tuyệt vời. Độc tố trong nấm chính là Gyromitrin, khi vào cơ thể người sẽ chuyển thành Monomethylhydrazine (MMH) - chất có ảnh hưởng đến gan, hệ thần kinh và thận. Nạn nhân sẽ có triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt và có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu và tử vong sau một tuần.


    False Morel là một loại nấm có chứa độc tố và chất gây ung thư gyromitrin. Do đó, ở nhiều nước, việc bán và nấu loại nấm này là bất hợp pháp. Loại nấm này độc đến mức được khuyến cáo là không nên để nấm tươi trong các không gian chật hẹp như xe ô tô hay các phòng kém thông gió bởi đã ghi nhận hiện tượng đau đầu và buồn nôn do chất độc trong nấm này tiết ra khi chúng được đặt trong xe. Việc bán loại nấm này ở một số nước như Thuỵ Điển và Na Uy là bất hợp pháp trong nhiều năm qua nhưng ở Phần Lan, loại nấm này có mặt trong các nhà hàng nổi tiếng và thậm chí được đóng hộp bán trong siêu thị. Riêng với nấm tươi, sẽ có quy định chặt chẽ khi bán, từ đóng gói đến hướng dẫn chế biến.

    Nấm False Morel
    Nấm False Morel
    Nấm False Morel
    Nấm False Morel
  9. Top 9

    Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels)

    Cái tên mang nghĩa "thiên thần hủy diệt này" thực chất là tên chung cho nhiều loại nấm trắng trong dòng Amanita. Chúng có hình dáng khá giống nấm mỡ hay nấm đồng cỏ khiến nhiều người hái nhầm. Amanita ocreata, tên trong tiếng Anh gồm có death angel (thiên thần chết), destroying angel (thiên thần phá hủy) là một loài nấm độc. Đây là một trong rất nhiều loài trong chi Amanita. Loài này hiện diện ở Tây Bắc Thái Bình Dương và tỉnh thực vật California tại Bắc Mỹ, A. ocreata cộng sinh với cây sồi. Các quả thể thường xuất hiện vào mùa xuân, mũ nấm có thể có màu trắng hoặc màu vàng nâu và thường phát triển một màu hơi nâu ở trung tâm, trong khi các bộ phận khác có màu trắng.


    Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels) thuộc họ Amanitaceae, là loại nấm cực độc có khả năng phá hủy hoàn toàn cơ thể bằng độc tố Amatoxin. Độc tố đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng ban đầu như chuột rút, đau bụng, mê sảng, co giật, nôn mửa và tiêu chảy, sau đó khi được hấp thụ sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho thận và đặc biệt là các tế bào gan. Biện pháp duy nhất để cứu người bị trúng độc đó chính là ghép gan, chạy lọc thận. Chúng có độc tính tương tự như A. phalloides, A. virosa và A. bisporigera, nó là một loại nấm có khả năng gây chết người và đã gây ra một số ca ngộ độc ở California.

    Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels)
    Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels)
    Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels)
    Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels)
  10. Top 10

    Nấm mũ tử thần (Death Cap)

    Nấm mũ tử thần (Death Cap) có tên khoa học Amanita phalloides, là thủ phạm trong phần lớn các ca tử vong do ăn nấm tình cờ hoặc đầu độc có chủ đích. Đây là loại nấm có nguồn gốc ở châu Âu, thường mọc bên dưới những cây sồi trong rừng và có hình dạng giống nhiều loại nấm ăn được nên gây ra nhầm lẫn. Ước tính, chỉ cần 30g chất độc này đủ để giết chết một người trưởng thành. Điều khiến bạn cần lưu ý, là ngay cả khi nấu chín, sấy khô hoặc làm đông lạnh thì độc tính của loại nấm này cũng không thay đổi. Phần lớn trường hợp tử vong là do nạn nhân nhầm lẫn loài nấm độc này với một số loài nấm ăn được mà con người hay tiêu thụ.

    Nấm mũ tử thần
    chứa một loại độc tố có tên là α-amanitin (amatoxin) có thể gây tổn thương gan và thận đến mức không thể phục hồi và điều trị. Chỉ cần 30 gram chất độc α-amanitin có trong một nửa cây nấm mũ tử thần là đủ giết chết một người trưởng thành. Độc tính của chúng gần như không thay đổi khi nấu chín, sấy khô hay làm đông lạnh.. Vì vậy, nấm mũ tử thần còn được sử dụng trong một số trường hợp đầu độc có chủ đích. Đây là cách nhận biết loài nấm chết chóc này: Mặt dưới của mũ nấm có nhiều lá tia màu trắng. Chân có vỏ bọc. Có mùi thơm giống như hoa hồng. Mũ nấm có màu vàng nhạt hoặc màu oliu. Cổ nấm trông giống vòng nhẫn....

    Nấm mũ tử thần (Death Cap)
    Nấm mũ tử thần (Death Cap)
    Nấm mũ tử thần (Death Cap)
    Nấm mũ tử thần (Death Cap)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy