Phân tích bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" số 9

Trần Nhân Tông là vị vua, vị anh hùng nổi tiếng chính trực, công bình phân minh, nhân ái thương dân và cũng là nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của ông còn lưu lại đến thời nay đó là bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hay còn gọi theo tiếng hán nôm là Thiên Trường vãn vọng. Bài thơ được ông sáng tác trong dịp vị vua anh minh vi hành về thăm quê cũ ở Thiên Trường.


Phiên âm

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền.


Dịch thơ

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Xem thêm: Phân tích đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.


Đặc sắc đầu tiên của bài thơ nằm ở hai câu đầu tiên là cảnh thôn xóm bình dị dân dã, bức tranh làng quê khi chiều về. Hoàng hôn luôn luôn là thời điểm “tức cảnh sinh tình” của các thi nhân bởi cảnh sắc mơ hồ mờ ảo của thiên nhiên khi trời đất giao hòa từ ngày sang đêm và cũng là thời điểm bình yên nhất của con người khi đó là lúc mà họ kết thúc một ngày làm việc để quay về sum họp quây quần với gia đình. Ta có thể hình dung rằng tác giả đang đứng ở một nơi cao, có thể nhìn bao quát cảnh vật, khi phóng tầm nhìn ra xa để bao quát trọn cảnh đẹp chiều tà, đặc biệt là, đây là quê hương của ông, là nơi ông đặt nhiều tình cảm nhất.


Ở đây xuất hiện sự bao phủ của “khói lồng” là hình ảnh thân thuộc, gần gũi, bình dị và đặc trưng nhất của làng quê Việt Nam. Từ “man mác” thường được dùng để miêu tả về nỗi buồn tâm trạng con người, nhưng trong hoàn cảnh này man mác còn được dùng để miêu tả về một buổi chiều thôn quê yên bình và có đôi phần ảm đạm, hiu hắt. Qua đó ta thấy được tâm tư của một vị vua trước cảnh đẹp: tạm gác lại việc triều chính để hòa mình vào phút giây lắng đọng hiếm có, đáng quý của đời người. Thôn xóm như đang dần nhạt nhòa trong sương khói và bóng chiều mập mùng dường như nửa có nửa không. Đó là một cảnh tĩnh rất đẹp, gợi nhiều cảm xúc.


Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.


Mục đồng là hình ảnh đặc trưng cho con người thôn quê Việt Nam thời xưa. Trong rất nhiều tác phẩm dân gian như tranh vẽ, tranh thêu, đồ gốm,… ta đều thấy hình ảnh chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo nơi những cánh đồng cỏ. Điều đó cho thấy mối giao thoa giữa con người, động vật và thiên nhiên cùng với tinh thần sống luôn căng tràn của họ đặc biệt là những chú bé thôn quê luôn vui vẻ, yêu đời.


Thời điểm mà tác giả nhắc tới trong bài thơ là xế chiều, khi ấy mọi người đã kết thúc một ngày làm việc và các chú bé mục đồng cũng đã quay về sau một ngày chăn trâu. Đàn cò trắng “từng đôi” liệng xuống đồng làm ta liên tưởng đến đời sống thường nhật của con người: họ cùng nhau làm việc, về nhà nghỉ ngơi, sum họp sau một ngày lao động mà không hề có sự cô đơn lạc lõng. Tất thảy những cảnh vật đó đã vẽ nên một bức tranh có âm thanh, có màu sắc gợi nên cảnh quê thanh bình, hài hòa nhưng cũng căng tràn sức sống từ nhiệt huyết của con người.


Tóm lại, cảnh chiều ở thôn quê đã được tác giả phác họa rất bình dị nhưng đã gợi nên được hồn quê sâu đậm. Đó là một làng quê thanh bình, trầm lắng nhưng đầy sức sống, là một ngôi làng tiêu biểu cho làng quê Việt xưa. Qua đó ta cũng có thể thấy tâm tư của tác giả- một vị vua gần gũi với thiên nhiên, với nhân dân, gắn bó với làng quê và cũng là một người con có hiếu của quê hương. Đó chắc chắn và đã là một vị vua tốt, yêu thương nhân dân, mang lại hạnh phúc thái bình thịnh trị cho đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy