Top 10 phương pháp rèn luyện trí nhớ để ngừa chứng hay quên

Xuân Thành 1348 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống công việc đầy bộn bề, nhiều khi chúng ta thường hay thắc mắc tại sao ta hay tự bỏ sót công việc và quên trước quên sau, hoặc một số vấn đề và ... xem thêm...

  1. Top 1

    Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ

    Theo sách Tâm lý học, kỹ năng ghi nhớ có thể được hiểu là quá trình đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn những điều đó với nội dung kiến thức hiện có làm nền tảng cho quá trình gìn giữ về sau. Đi sâu vào mọi bản chất của vấn đề, nhìn nhận nó thật rõ ràng rồi hãy tập trung ghi nhớ. Với cách ghi nhớ này chúng ta sẽ tránh phải trường hợp học vẹt và nhanh chóng bị quên đi. Cách ghi nhớ này nhằm tìm hiểu ý nghĩa bên trong của vấn đề chứ không phải nằm ở bên trên bề mặt "con chữ" nên không cần phải thuộc lòng 100% câu chữ. Bởi việc nắm những nội dung cốt lõi giúp ta luôn định hình trong đầu được vấn đề và có thể nhớ lâu được nó, dễ dàng đem nó ra khỏi đầu khi cần sử dụng đến.


    Ghi nhớ sẽ hiệu quả hơn nếu bạn có thể hiểu rõ nội dung của tài liệu. Đây gọi là biện pháp ghi nhớ có ý nghĩa và logic. Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng. Kỹ năng ghi nhớ sẽ giúp bạn lưu giữ nhiều thứ như hình ảnh, thông tin, sự vật, hiện tượng, tình cảm... trong cuộc sống. Những điều này sẽ trở thành kiến thức, kinh nghiệm của mỗi người. Nói cách khác, kỹ năng ghi nhớ là một biện pháp để bạn tích lũy kinh nghiệm sống và sử dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Khi bạn tìm hiểu một vấn đề mới sẽ có rất nhiều chi tiết xung quanh. Bài giảng của giáo viên có rất nhiều ý, quyển sách bạn đọc cũng có rất nhiều luận điểm và có những thứ hoàn toàn không cần thiết đối với vấn đề của bạn. Công việc lúc này đó là xác định chắc chắn những vấn đề cần nhớ. Bạn cần dùng bút màu gạch chân những ý cần nhớ trong sách, ghi lại những ý chính trong bài giảng. Xác định vấn đề cần nhớ là bước đầu tiên giúp bạn nhớ tốt đấy.

    Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ
    Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ
    Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ
    Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ

  2. Top 2

    Liên tưởng và mở rộng vấn đề

    Bằng sự liên tưởng, các vấn đề đã được ghi nhớ trong bộ não của chúng ta được liên kết với nhau tạo thành những mối liên hệ tác động đến bộ não và khiến ta ấn tượng về chúng hơn, ghi nhớ lâu hơn và hình thành những óc tư duy sáng tạo. Những thông tin luôn được xâu chuỗi lại và giúp ta không bỏ sót những vấn đề quan trọng và sắp xếp lại các chuỗi sự kiện, sự việc được logic và liền mạch hơn. Mọi sự vật trong cuộc sống này đều có những mối tương liên nhất định với nhau, vậy nên từ sự liên tưởng và mở rộng vấn đề chúng ta có thể phát hiện ra nhiều điều mới mẻ hơn. Bạn sẽ nhớ tốt hơn bằng cách sử dụng sự liên tưởng. Ví dụ như trời xanh với máy bay, vườn hoa với ong bướm, mặt trăng với bầu trời đêm nhiều sao… nghĩ đến cáo có thể liên tưởng đến giảo hoạt. Nghĩ đến sắt, thép có thể liên tưởng đến sự kiên cường, mạnh mẽ..


    Bạn hãy nhớ rằng liên tưởng càng sinh động, ấn tượng thì bạn ghi nhớ càng tốt. Càng lặp lại nhiều lần, ấn tượng càng sâu sắc giúp hình thành phản xạ tự nhiên. Liên tưởng thời gian càng gần càng dễ nhớ. Còn rất nhiều cách để ghi nhớ, chỉ cần bạn muốn nhớ, tin tưởng rằng mình sẽ nhớ và vận dụng sự liên tưởng một cách sáng tạo, chắc chắn bạn sẽ nhớ tốt. Đây là phương pháp để rèn luyện trí nhớ rất hiệu quả đối với học sinh, sinh viên và mọi người. Không phải ai cũng có thể ghi nhớ mọi việc một cách nhanh và lâu được. Khi bạn gặp phải một vấn đề nào đó thì việc đầu tiên là hãy hiểu vấn đề đó. Sau đó hãy liên tưởng nó đến những vấn đề mà bạn biết rõ, chắc chắn bạn sẽ nhớ rất lâu đó.

    Liên tưởng và mở rộng vấn đề
    Liên tưởng và mở rộng vấn đề
    Liên tưởng và mở rộng vấn đề
    Liên tưởng và mở rộng vấn đề
  3. Top 3

    Đặt ra câu hỏi cho vấn đề

    Khi đặt ra câu hỏi có nghĩa là chúng ta đang tư duy về vấn đề và giúp cho trí não luôn hoạt động liên tục. Hơn nữa việc đặt ra những câu hỏi giúp ta tìm hiểu tường tận bản chất của vấn đề, những thông tin nhận lại được sẽ ấn tượng và đặc biệt hơn với bộ nhớ giúp ta lưu giữ thông tin lâu và bền vững hơn. Khi đặt ra những câu hỏi đó là ta đang đi tìm cách giải quyết vấn đề bằng việc liên tưởng những vấn đề có sự tương quan và lục lại những cách thức mà ta đã sử dụng và những kiến thức có liên quan về nó. Đặt câu hỏi cho mọi vấn đề là một phương pháp hay để tư duy và sáng tạo, góp phần cải thiện và linh hoạt hơn về trí nhớ của chúng ta. Phương pháp rèn luyện trí nhớ không phải lúc nào cũng chỉ có ghi nhớ. Bạn cần tìm ra phương pháp sáng tạo của riêng mình, hãy đặt câu hỏi cho từng vấn đề và tìm câu trả lời cho chúng.


    Chính việc tìm những câu trả lời này sẽ khiến bạn phải lục lại kiến thức, trí nhớ xem nó nằm ở đâu trong não của mình, sau khi tìm ra được những câu trả lời giải đáp thắc mắc của bạn, chắc chắn bạn sẽ ghi nhớ những thông tin đó rất tốt. Đây là một cách rất tốt để bạn vừa có thể ôn bài lại vừa có thể rèn luyện trí nhớ. Hãy đặt câu hỏi cho những yếu tố được tiếp nhận, khi bản thân luôn tò mò về tất cả mọi thứ, chúng ta sẽ bắt trí não hoạt động liên tục. Chúng ta cũng có khả năng tự sáng tạo bằng cách đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc xử lý vấn đề giúp chúng ta phải suy nghĩ, lục lại kiến thức, trí nhớ của mình xem lời giải thích nằm ở đâu, khiến chúng ta luôn năng động và sẵn sàng cho mọi tình huống.

    Đặt ra câu hỏi cho vấn đề
    Đặt ra câu hỏi cho vấn đề
    Đặt ra câu hỏi cho vấn đề
    Đặt ra câu hỏi cho vấn đề
  4. Top 4

    Rèn luyện ghi nhớ bằng thái độ lạc quan

    Tâm trạng đem lại những ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của cơ thể chúng ta, trong đó có việc ghi nhớ. Hãy rèn luyện khả năng ghi nhớ của bản thân bằng sự tin tưởng và niềm lạc quan thì mọi việc xung quanh nó sẽ không gây áp lực với bạn mà nó còn tạo ra thái độ vui vẻ, xem việc ghi nhớ kiến thức là niềm vui. Vì vậy hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái trước khi muốn ghi muốn nhớ một thứ gì đó bởi vì chúng ta sẽ không thể nhớ được một thứ gì nếu cứ trong tâm trạng lo lắng và căng thẳng. Để rèn luyện trí nhớ tốt, chúng ta phải tự tin mình có khả năng thực hiện được và hãy coi việc nhớ kiến thức là niềm vui chứ chẳng phải là một nhiệm vụ. Vì chỉ có như vậy khả năng rèn luyện trí nhớ mới được cải thiện và nâng cấp và tốt hơn.


    Chúng ta thấy, cuộc sống hằng ngày có đủ mọi lý do có nguy cơ xô đẩy chúng ta đến thế giới của sự buồn rầu, chán nản, bi quan. Bi quan lâu ngày sẽ dẫn con người đến thái độ chán ghét cuộc đời, cho rằng đời không đáng sống. Thế thì, tại sao chúng ta không tìm những lý do khác có tính thuyết phục hơn, để chúng ta có thể sống lạc quan? Có thể nói, một trong những may mắn lớn nhất của con người trong cuộc sống chính là: ta có quyền được lựa chọn thái độ sống của chính mình! Những điều gì xảy đến cho đời ta không quan trọng bằng cách chúng ta phản ứng với chúng như thế nào!Hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào bởi chúng ta sẽ không thể nhớ nổi được vấn đề gì nếu cứ suốt ngày sợ, căng thẳng, mệt mỏi. Do đó trước khi muốn rèn luyện khả năng nhớ lâu của mình thì hãy giữ một tinh thần thoải mái và lạc quan lên nhé.

    Rèn luyện ghi nhớ bằng thái độ lạc quan
    Rèn luyện ghi nhớ bằng thái độ lạc quan
    Rèn luyện ghi nhớ bằng thái độ lạc quan
    Rèn luyện ghi nhớ bằng thái độ lạc quan
  5. Top 5

    Ghi chú để nhớ lâu

    Dù trí nhớ của bạn có tốt đến đâu thì với khối lượng lớn kiến thức mỗi ngày, việc quên và nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi. Bí quyết là hãy luôn mang theo một cuốn sổ bên người và ghi lại ngay những thông tin hữu ích mà bạn tiếp nhận được. Không chỉ để lưu lại bài giảng trên lớp mà cuốn sổ note cũng sẽ trợ lý đắc lực mỗi lúc bạn có những ý tưởng mới. Khi có quá nhiều thông tin để tiếp nhận mà não bộ chúng ta lại có hạn thì phải ghi chú thôi. Việc ghi chú cũng khiến cho bộ não của chúng ta tập trung và nhận lại thông tin để ghi nhớ, hơn nữa ghi chép lại giúp ta kiểm soát được và bao quát công việc tốt nhất. Việc ghi ra giấy cũng cần được viết rõ ràng và sắp xếp từng công việc theo thời gian và ghi lại những chi tiết cụ thể để chúng ta nhớ lại rõ ràng và ấn tượng hơn và dễ dàng giải quyết mọi việc theo một trình tự hợp lý và logic.


    Khi mong muốn nhớ một cái gì đó chúng ta cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để tóm tắt lại những công việc cần làm. Nó là công cụ ép buộc não bộ “nhập tâm” và giúp chúng ta có khả năng kiểm soát, bao quát công việc tốt nhất. Hãy ghi ra giấy từng công việc nhất định, thời gian, địa điểm thực hiện và xếp thứ tự ưu tiên, chúng ta sẽ đơn giản giải quyết và không bỏ sót chúng. Với phương pháp này, số lượng thông tin ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều. Một cách khác để phát triển kỹ năng ghi nhớ là sử dụng đến tính năng ghi nhớ trên máy tính, điện thoại hoặc bằng giấy nhớ. Bạn hãy lên danh sách những việc cần làm, cần nhớ như check email, kiểm tra tiến độ của ngày hôm qua, xác nhận lại với sếp để biết các nhiệm vụ ưu tiên mà bạn cần làm ngay lập tức... Ghi lại và dán vào nơi dễ thấy, đánh dấu khi đã làm xong - có vẻ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.

    Ghi chú để nhớ lâu
    Ghi chú để nhớ lâu
    Ghi chú để nhớ lâu
    Ghi chú để nhớ lâu
  6. Top 6

    Lặp lại những điều cần ghi nhớ

    Đây là phương pháp hiệu quả nhất để chúng ta ghi nhớ mọi thứ rõ ràng hơn. Đó là cách mà chúng ta có thể rèn luyện được trí nhớ mà cũng lục lại được những kiến thức đã cũ tuy không cần sử dụng ở thời điểm hiện tại nhưng đến một lúc nào đó chúng ta lại cần đến nó. Việc lặp đi lặp lại khiến cho trí nhớ ghi nhớ rõ ràng và tường tận vấn đề và thông tin một cách chính xác nhất khi hiểu được ý nghĩa bên trong của vấn đề. Lặp đi lặp lại là cách dễ nhất để ghi nhớ thông tin. Nếu một vấn đề được bạn nhắc lại nhiều lần và trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho não bộ của bạn ghi nhớ mọi thông tin một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, hãy hiểu bản chất vấn đề cùng với quá trình lặp đi lặp lại như vậy.


    Ghi nhớ một cách máy móc từng câu từng chữ hay lặp lại mọi thứ như một cái máy chỉ khiến cho bạn không hiểu nội dung và bản chất vấn đề. Chắc chắn não bộ của bạn sẽ trở nên lười biếng hơn nếu nó không hiểu thông tin đầu vào. Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần có lẽ là cách hiệu quả nhất giúp chúng ta ghi nhớ. Đấy vừa là cách giúp chúng ta ôn lại những kiến thức cũ vừa là cách rèn luyện trí nhớ của mình hiệu quả. Một việc khi được nhắc đi khêu gợi lại liên tục và trong thời gian khá dài sẽ giúp não ghi nhớ một cách rõ ràng nhất. Thế nhưng chúng ta phải hiểu được nội dung của vấn đề, đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy tuy nhiên lại không hiểu sâu về nó.

    Lặp lại những điều cần ghi nhớ
    Lặp lại những điều cần ghi nhớ
    Lặp lại những điều cần ghi nhớ
    Lặp lại những điều cần ghi nhớ
  7. Top 7

    Tìm tòi thêm những kiến thức mới

    Bạn đừng lo rằng những kiến thức mới này khiến ta quên đi những lượng kiến thức đã tiếp nhận vào trong đầu bởi những nguồn thông tin mới này không những khiến bạn có hứng thú tìm tòi và tò mò với mọi thứ hơn mà luôn có sự liên hệ với những nguồn kiến thức cũ. Nó còn củng cố và mở rộng hơn những hiểu biết của ta. Vậy nên với việc ghi nhớ chắc chắn những thông tin về mọi việc bằng cách đi sâu tìm hiểu bản chất thì bạn có thể tự tin học thêm nhiều điều mới mẻ khi nó kích thích bạn tư duy, liên tưởng, mở rộng vấn đề bằng cách nhớ lại. Giúp cho hoạt động bộ não trở nên linh hoạt và chủ động hơn. Nếu như chúng ta không chịu khám phá, tìm tòi, sáng tạo đồng nghĩa với việc trí nhớ trở nên lười biếng, chậm chạp và những kiến thức đã tích luỹ được trước đó sẽ mất dần theo thời gian.


    Bởi vậy, chúng ta nên trau dồi thêm những cái mới như: học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ hoặc một môn phụ đạo mà mình yêu thích. Việc học những thứ mới sẽ kích thích vào não bộ, làm cho não bộ trở nên linh động và năng động hơn. Nhiều người cho rằng, chỉ khi còn đi học chúng ta mới cần học những điều mới, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi nếu bạn ngưng học hỏi trong một thời gian dài thì trí nhớ của bạn cũng dần dần bị giảm sút, các kiến thức tích lũy trước đó cũng bị mất dần theo thời gian. Vì vậy, hãy trau dồi kiến thức mới mỗi ngày bằng cách đọc sách hay học các môn bạn yêu thích. Những việc làm ấy sẽ giúp kích thích não bộ, rèn luyện trí não để giúp bạn không quên nhiệm vụ ghi nhớ của mình đấy.

    Tìm tòi thêm những kiến thức mới
    Tìm tòi thêm những kiến thức mới
    Tìm tòi thêm những kiến thức mới
    Tìm tòi thêm những kiến thức mới
  8. Top 8

    Ghi nhớ bằng áp dụng vào thực tế

    Những hoạt động ở thực tế sẽ giúp cho bộ não của chúng ta hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn trong các khâu tiếp nhận, xử lý và ghi nhận những thông tin ấn tượng hơn. Đồng thời hoạt động thực tế nhiều còn giúp chúng ta có thời gian cho đầu óc nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng và mệt mỏi bởi những lượng lý thuyết đã được tìm hiểu. Việc áp dụng vào thực tế sẽ giúp cho tư duy chúng ta sáng tạo hơn và mở rộng vấn đề tốt hơn. Những nội dung đấy có thể được thu hồi về não, phân tích, xử lý và ghi nhớ lại. Vì vậy, những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Chỉ cần tích cực và độc lập, chúng ta sẽ thấy mình nhớ tốt hơn những người xung quanh.


    Có rất nhiều chương trình rèn luyện trí não cho phép sử dụng miễn phí qua các kênh online mà bạn có thể thử. Thậm chí, chơi những game cần ghi nhớ cũng là một cách. Thực hành càng nhiều, bạn sẽ càng quen với việc làm thế nào để nhớ nhanh và nhớ đúng. Nhiều người muốn học tốt hơn và nhanh hơn, ghi nhớ nhiều thông tin hơn và có thể áp dụng kiến thức đó vào đúng thời điểm. Nhưng sự thật là chúng ta quên rất nhiều những điều chúng ta học được. Sự quên của con người thường đi theo một khuôn mẫu. Thực tế, nghiên cứu tìm ra rằng trong vòng chỉ một giờ, nếu thông tin mới không được sử dụng thì phần lớn mọi người sẽ quên khoảng 50% những gì họ đã học được. Sau 24 giờ, con số này sẽ tăng lên khoảng 70%, và nếu một tuần trôi qua mà thông tin đó không được áp dụng trong đời sống thì 90% thông tin có thể không còn ở trong bộ não nữa.

    Ghi nhớ bằng áp dụng vào thực tế
    Ghi nhớ bằng áp dụng vào thực tế
    Ghi nhớ bằng áp dụng vào thực tế
    Ghi nhớ bằng áp dụng vào thực tế
  9. Top 9

    Đọc sách nhiều hơn

    Việc đọc sách không chỉ giúp ta giải tỏa stress, mệt mỏi và căng thẳng trong công việc và học tập mà nó còn giúp ta rèn luyện khả năng tập trung và ghi nhớ những chi tiết có chọn lọc. Từ đó những khả năng như phân tích và tổng hợp vấn đề cũng được nâng cao và cải thiện, vốn từ thêm phong phú và tất cả những điều đó khiến cho trí nhớ của chúng ta linh hoạt và hoạt động tốt hơn. Vậy nên hãy hình thành thói quen đọc sách. Đọc sách mỗi ngày không những giúp bạn làm giàu kiến thức, giảm căng thẳng, mệt mỏi mà đây còn là cách hay để bạn tăng cường trí nhớ. Khi đọc một cuốn sách, bạn phải nhớ từng nhân vật, tính cách, ngoại hình,… cũng giống như các tình tiết, diễn biến trong mỗi câu chuyện. Việc này sẽ được não bộ của bạn ghi nhớ lại một cách đơn giản. Một khi não liên tục được thực hiện việc với các nội dung, giải quyết nội dung thì khả năng kiểm soát, nhạy bén với nội dung cũng tăng lên. Từ đó, trí nhớ của bạn cũng được cải thiện tốt hơn. Do đó, bạn nên giảm thời lượng xem phim, lướt Website mỗi ngày và tăng thời lượng đọc sách để rèn luyện trí nhớ của mình nhé!


    Mình đọc nhiều hơn kể từ khi đưa đọc sách vào danh sách việc cần làm hàng ngày. Biến đọc sách thành một thói quen thay vì thích đọc lúc nào thì đọc. Với sự cám dỗ của Youtube, mạng xã hội nếu không đưa đọc sách vào việc cần làm hàng ngày thì bạn sẽ quên đi nó ngay thôi.Mình thường đưa thời gian đọc sách vào buổi sáng khi mới thức dậy sau khi vệ sinh các nhân xong và thường đọc trong khoảng một tiếng. Đọc sách buổi sáng sẽ có tác dụng là bạn sẽ tập trung hơn vì đó là khởi đầu một ngày mới, cơ thể bạn đã được nghỉ xả hơi qua một đêm rồi. Đồng thời đọc sách buổi sáng cũng giúp mình loại bỏ được việc sử dụng điện thoại và mạng xã hội khi bắt đầu ngày mới hơn – một công đôi việc.

    Đọc sách nhiều hơn
    Đọc sách nhiều hơn
    Đọc sách nhiều hơn
    Đọc sách nhiều hơn
  10. Top 10

    Sắp xếp và tổ chức có khoa học mọi vấn đề

    Sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống cũng giúp bạn cảm thấy ngăn nắp và thoải mái hơn để khi tìm hiểu hay thực hiện một vấn đề gì đó chúng ta xác định được phương hướng rõ ràng hơn, cụ thể hơn trong từng bước. Hãy luôn có giấy ghi nhớ, có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần rõ ràng, cụ thể để thực hiện và đánh giá, tổng kết cuối ngày, cuối tuần không chỉ khiến bạn làm việc khoa học hơn mà còn giúp bạn tránh bỏ sót công việc đã nhận. Và những công việc trong ngày có thể làm được thì nên cần giải quyết không chất đống mọi thứ và để hôm sau. Sắp xếp tất cả mọi thứ đúng vị trí của đồ vật, giấy tờ không những giúp chúng ta bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp chúng bị rối tung, mất mát.


    Hãy luôn có giấy ghi nhớ, có kế hoạch làm việc thường nhật, hàng tuần rõ ràng, cụ thể để thực thi và đánh giá, tổng kết cuối ngày, cuối tuần không những khiến bạn làm việc khoa học hơn mà còn giúp cho bạn tránh bỏ sót công việc đã được giao phó. Cũng tránh ôm đồm nhiều việc cùng lúc, hãy cố gắng làm hết từng việc, từ việc nhỏ đến việc lớn cho đến lúc hoàn thành thì thôi. Trí nhớ của mỗi người không phải do bẩm sinh mà do rèn luyện. Trí nhớ bao gồm việc thu nhận, lưu trữ và hồi tưởng thông tin. Khi chúng ta tập trung đọc hay nghe có thể tiếp thu toàn bộ thông tin, việc lưu trữ thông tin của bộ não con người cũng giống như lưu trữ thông tin máy tính vậy, cần rèn luyện thì khả năng ghi nhớ mới hiệu quả.

    Sắp xếp và tổ chức có khoa học mọi vấn đề
    Sắp xếp và tổ chức có khoa học mọi vấn đề
    Sắp xếp và tổ chức có khoa học mọi vấn đề
    Sắp xếp và tổ chức có khoa học mọi vấn đề




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy