Top 8 Cách hữu hiệu nhất giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh và không đau
Khi gần đến ngày khai hoa nở nhụy, bên cạnh niềm háo hức chào đón một thiên thần bé nhỏ thì hẳn không ít bạn cũng sẽ rất lo lắng về một nỗi ám ảnh mang tên ... xem thêm...“đau đẻ”. Chuyển dạ hay nói ví von “vượt cạn” là một quá trình mà tử cung của bạn sẽ co thắt để đẩy dần dần em bé xuống khung chậu và khi đủ thấp thì kết hợp với sức rặn của bạn, em bé sẽ chui ra ngoài. Mỗi lần tử cung co thắt như vậy là mỗi lần bạn sẽ cảm nhận cơn đau tăng dần từ nhẹ đến vừa vừa và cuối cùng lúc gần sinh là đau dữ dội! Thật khó để có thể mô tả cơn đau đẻ vì nó mơ hồ và cảm nhận của mỗi người sẽ rất khác nhau. Có bạn sẽ vượt cạn một cách thật nhẹ nhàng nhưng cũng có nhiều bạn phải trải qua những cơn đau được mô tả kiểu như “kinh khủng”, “không gì bằng” nhất là những bạn sinh con lần đầu. Tuy nhiên đừng quá hoảng hốt bạn nhé! Có rất nhiều cách đơn giản, không cần dùng thuốc có thể giúp bạn “vượt cạn” một cách nhẹ nhàng nhất! Hãy cùng toplist tìm hiểu những cách hữu hiệu đó trong bài viết dưới đây nhé.
-
Đi bộ
Đi bộ là hết sức cần thiết trong thai kì và đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kì thì cần đi bộ thường xuyên. Đi bộ giúp máu lưu thông và tuần hoàn tốt, giúp mẹ dễ sinh hơn. Đặc biệt trước khi vào phòng sanh bạn hãy đi bộ nhẹ nhàng khoảng 20 phút ngoài môi trường không khí trong lành để nạp vào cơ thể những nguồn năng lượng có lợi, hơn nữa đi bộ giúp khuấy động thai nhi giúp thai nhi di chuyển xuống dưới để quá trình chuyển dạ nhanh hơn. Nếu có thể hãy đi bộ lên những dốc nghiêng hay cầu thang vì khi di chuyển như vậy buộc cơ thể phải nghiêng theo góc nghiêng khoảng 45 độ và thai nhi sẽ di chuyển xuống dưới, ép vào cổ tử cung giúp dễ sinh và sinh nhanh hơn. Nhưng nếu đi bộ dốc hay cầu thang nhớ phải hết sức cẩn thận, vịn chặt hoặc có người dìu. Không đi bộ khi bị xuất huyết hay khó thở...
Các chuyên gia đánh giá, đi bộ là bài tập tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai, mang lại sự dẻo dai cho đầu gối, mắt cá chân, giúp mẹ bầu khỏe mạnh toàn diện; những mẹ bầu tập các bài tập thể dục khi mang thai và vừa sức khoảng 30 phút hoặc nhiều hơn mỗi ngày, điển hình là đi bộ, sẽ giúp bà bầu dễ sinh và cũng gặp ít rủi ro hơn đối với những mẹ bầu không có thói quen này. Bên cạnh đó, đi bộ còn giúp những phụ nữ trước khi mang thai chưa chú tâm đến hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe dần làm quen với việc tập thể dục hằng ngày. Vì vậy, nếu mẹ bầu vẫn thường xuyên đi bộ trước khi mang thai thì hãy cố gắng duy trì thói quen đi bộ trong thai kỳ. Nếu mẹ không mấy khi hoạt động thể dục trước khi có bầu, hãy bắt đầu với những bài đi bộ chậm rãi như đi chơi, đi dạo khoảng từ 10 - 20 phút mỗi ngày.
-
Ăn các thực phẩm kích thích chuyển dạ
Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần nhận thấy các dấu hiệu sắp sinh như co thắt tử cung, vỡ nước ối… Cũng có nghĩa là quá trình chuyển dạ đang bắt đầu. Dù chờ đợi cơn chuyển dạ đến tự nhiên sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ vẫn có thể sử dụng đến các phương pháp để hỗ trợ kích thích chuyển dạ. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là điều không thể bỏ qua.
Muốn chuyển dạ nhanh hơn và giảm bớt đau đớn thì kinh nghiệm được truyền lại là hãy ăn một số thực phẩm có lợi cho quá trình này vào những ngày cuối của thai kì như dứa vì trong dứa có chứa bromelain một loại enzim giúp tử cung mềm và thúc đẩy việc sinh nở dễ dàng mà hạn chế được đau đớn. Tỏi có tác dụng làm sạch đường ruột và dọn đường cho thai nhi dễ dàng di chuyển xuống dưới cổ tử cung thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhanh hơn. Ngoài ra nên ăn cam thảo đen, rau húng quế, cà tím, vừng đen, rau lang luộc... đều giúp chuyển dạ nhanh chóng.
-
Matxa
Matxa là một cách giúp cơ thể thư giãn, máu được tuần hoàn tốt, cơ thể được thư giãn. Vào những tháng cuối thai kì hãy tìm cơ sở matxa uy tín, có kinh nghiệm về tiền sản để họ matxa cho cơ thể mẹ bầu. Massage kích thích cơ thể của bạn giải phóng endorphins - chất giảm đau tự nhiên và thư thái tinh thần. Endorphin được cho là một trong những yếu tố mang lại cảm xúc tốt đẹp, thường có sau khi tập luyện hay sau một nụ cười sảng khoái. Trong chuyển dạ, massage mang lại sự gần gũi hơn cho bạn với những người yêu thương, chồng hoặc người thân của bạn. Sự đụng chạm khiến bạn cảm thấy tốt hơn, giúp đối phó với mệt mỏi đau đớn trong cơn chuyển dạ massage có thể làm giảm đau và giảm lo âu trong giai đoạn đầu chuyển dạ, giúp bạn đối mặt với các cơn co tử cung bằng cách làm bạn cảm thấy giảm căng thẳng và dễ kiểm soát hơn.
Trong chuyển dạ, thả lỏng vai sẽ giúp bạn thư giãn. Điều này cũng sẽ giúp bạn hít thở nhịp nhàng. Nhịp thở thường xuyên sẽ tăng lượng oxy tối đa cho cả bạn và em bé. Massage giúp bạn thư giãn vai và thở nhịp nhàng. Chồng bạn nên đặt tay lên vai bạn và day nhẹ nhàng hoặc có thể thả lỏng tay lên vai và sử dụng ngón tay cái của mình để massage vòng tròn phía sau bả vai của bạn. Điều này sẽ giúp bạn cảm giác thả lỏng khi xuất hiện các cơn co. Tiếp theo anh ấy có thể vuốt xuống khuỷu tay của bạn, duy trì một hành động nhịp nhàng và hỗ trợ giảm đau khi có cơn co. Điều này sẽ giúp bạn cảm giác thả lỏng khi xuất hiện các cơn co. Tiếp theo anh ấy có thể vuốt xuống khuỷu tay của bạn, duy trì một hành động nhịp nhàng và hỗ trợ giảm đau khi có cơn co.
-
Kích thích núm vú
Mẹ bầu nào cũng mong đợi sẽ được gặp bé yêu vào tuần mang thai thứ 40 nhưng đôi lúc có vẻ như thiên thần nhỏ vẫn chưa sẵn sàng. Bạn có thể bồn chồn, lo lắng nhưng việc đã qua ngày dự sinh mà bạn vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ là điều bình thường. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ có thể cố gắng tác động hoặc hướng dẫn để bạn chuyển dạ một cách tự nhiên hoặc kích thích các cơn gò tử cung để hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Một trong những kỹ thuật như vậy là kích thích núm vú.
Núm vú là một bộ phận cực kì nhạy cảm và khi được kích thích sẽ tiết ra chất oxytoxin giúp tử cung co bóp nhiều hơn. Bạn có thể tự kích thích núm vú bằng cách vân vê đầu vú cho đến khi cảm nhận được các cơn co thắt ở tử cung xuất hiện. Bạn có thể thực hiện kích thích chuyển dạ tại nhà khi gần đến ngày dự sinh. Vì hiệu quả của các kỹ thuật này chỉ được biết đến thông qua lời truyền miệng, do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử. Kết quả cũng sẽ phụ thuộc vào vào thể trạng cá nhân của mỗi mẹ bầu. Ngoài ra, kích thích chuyển dạ chỉ được đề xuất trong trường hợp thai kỳ không có bất kỳ nguy cơ cao nào.
-
Uống nhiều nước đặc biệt là nước cam
Sinh là một quá trình kéo dài và có thể khiến bạn bị mất sức nghiêm trọng. Uống nước nhiều giúp tăng lượng nước mất đi trong cơ thể sau quá trình sinh nở, uống nhiều nước cũng giúp bạn đỡ mệt mỏi hơn. Đặc biệt theo kinh nghiệm của các sản phụ thì khi bạn bị các cơn co thắt tử cung kéo dài mà chưa thể đẩy con ra ngoài hãy uống một cốc nước cam sẽ giúp cho quá trình sinh diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam đặc biệt cam sành chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa - có khả năng chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch. Vào tiết trời chuyển mùa xuân sang hạ, chị em bầu rất dễ có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm vì sức đề kháng của mẹ bầu thường yêu. Để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, chị em nên uống nước cam sành hàng ngày.
Không chỉ có tác dụng chống cảm cúm, nước và vỏ cam còn chữa bệnh ho hiệu quả. Những cơn ho do cảm cúm trong thời kì bầu bí mang lại cảm giác khó chịu. Nếu ho mạnh có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Để giảm bớt những cơn ho các mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như ăn vỏ cam nướng, mứt cam gừng… Hàm lượng canxi và vitamin C tương đối lớn trong cam giúp tăng cường tính đàn hồi co giãn của thành mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu sau sinh ở thai phụ. Nếu các mẹ bầu ăn một lượng cam thích hợp sẽ ngăn được hiện tượng chảy máu xảy ra sau khi sinh. Nếu mẹ bầu có vấn đề về dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy hay viêm loét dạ dày tốt nhất nên tránh xa nước cam bởi trong cam có nhiều chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. -
Giữ cho tư tưởng thoải mái nhất
Những phụ nữ khi lần đầu mang bầu thường có nhiều áp lực hơn. Bà mẹ tương lai hầu như không lường trước được những bất ổn tâm lý đang diễn ra trong suốt thai kỳ. Tâm lý bất ổn của thai phụ do những thay đổi và mệt mỏi thể chất. Sự thay đổi hormone gây ra cảm giác buồn nôn, thèm ăn hay chán ăn, khó chịu trong người, hay cáu gắt, cảm giác bồn chồn lo lắng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh… Những người lần đầu mang bầu, được nhận lời vô số lời chúc mừng, sự chăm lo của người thân bên cạnh sẽ mang đến hạnh phúc vô bờ. Đồng thời, cảm giác lo sợ cũng trộn lẫn niềm vui. Ba tháng đầu do bị ốm nghén, nhiều bà bầu mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên. Mẹ bầu cũng nên chú ý đến chế độ ăn hợp lý, những kiêng kỵ trong giai đoạn bầu bì để bảo vệ thai nhi.
Thực sự nghĩ đến đau đẻ khiến ai cũng mang trong mình cảm giác sợ hãi căng thẳng, sợ đau, sợ quá trình có gì đó sơ suất... rất nhiều nỗi lo lắng khiến cho mẹ sợ hãi, căng thẳng và chính sự sợ hãi này khiến toàn cơ thể bị căng cứng, vùng xương chậu và các bộ phận khác đều không được thả lỏng gây khó khăn cho quá trình lâm bồn. Hãy thả lỏng cơ thể, có thể ngâm mình trong bồn nước nóng để khí huyết lưu thông tốt, có thể nghe các bản nhạc nhẹ nhàng để thư giãn... hãy làm mọi điều tốt nhất có thể để thư giãn và các ông chồng cũng đừng ngần ngại thủ thỉ động viên vợ mình bằng những lời động viên để vợ thoải mái vui vẻ nhé.
-
Quan hệ tình dục
Nghe có vẻ nguy hiểm đúng không nào, gần sinh rồi còn nghĩ tới chuyện quan hệ vợ chồng nhưng thực sự việc này lại rất có lợi cho bạn đó. Khi quan hệ cơ thể sẽ được kích thích và tiết ra chất prostaglandin giúp cơ thể thư giãn và kích thích tử cung co bóp. Khi tinh trùng vào tử cung thì có tác dụng làm mềm và giãn nở cổ tử cung dễ dàng cho quá trình lâm bồn. Quan hệ vợ chồng gần sát ngày dự sinh có thể kích thích cơn chuyển dạ. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp duy nhất, còn có rất nhiều cách khác giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn.
Tử cung luôn luôn co bóp, ngay cả khi bạn không có thai. Trong những ngày đèn đỏ, thi thoảng bạn bị chuột rút. Thực tế đó là do tử cung đang co bóp. Khi đạt cực khoái, tử cung và âm đạo cùng co bóp nhưng bạn không nhận ra. Đến khi mang thai, bạn mới thực sự quan tâm đến chuyện này. Trong khi quan hệ tình dục và khi đạt cực khoái, cơ thể bạn giải phóng các hormone tình yêu oxytocin. Oxytocin cũng là một trong những nội tiết tố quan trọng giúp kích thích các cơn co thắt. Trong thời gian đầu và giữa thai kỳ, không nên quan hệ mạnh vì có thể gây sinh non. Vào những ngày cuối thai kỳ, khi quan hệ mẹ bầu được kích thích, nhờ đó oxytocin tăng lên nhanh chóng, giúp xuất hiện các cơn co chuyển dạ. -
Thay đổi tư thế
Những ngày cuối thai kì khiến bạn mệt mỏi và đôi khi bạn chỉ muốn nằm dài ra ghế nhưng thực chất tư thế đó không hề có lợi cho quá trình sinh sản đâu. Thay vì tư thế nằm sinh truyền thống bạn có thể áp dụng tư thế đứng với chồng hay một người nào đó có sức để giữ bạn và bạn nhớ lắc hông nhẹ nhàng theo vòng tròn. Khi bạn đứng thì em bé sẽ dễ dàng bị đẩy xuống phía dưới hơn và việc chuyển dạ nhanh hơn. Bạn cũng có thể áp dụng tư thế quỳ cũng rất hiệu quả. Bạn quì hai chân xuống và lấy hai tay trụ xuống làm điểm tựa, hông và mông thẳng phía sau. Tư thế này giúp bạn đỡ mỏi và xương chậu cũng được mở rộng để sinh nở dễ dàng. Ngoài ra người ta còn áp dụng tư thế ngồi xổm hoặc ngồi trong bồn tắm để sinh con.
Chuyển dạ thường kéo dài trung bình 12 tiếng với cơn đau tăng dần, từ nhẹ đến mạnh, từ ngắn đến dài. Bắt đầu chuyển dạ cơn đau nhẹ, kéo dài 20s, lúc sắp sinh cơn đau mạnh, kéo dài khoảng 60s. Để giúp cho sản phụ cảm giác thư giãn, dễ chịu mỗi khi có cơn đau xuất hiện. Nói chung nếu muốn sinh nở dễ dàng hơn hãy nhớ thay đổi tư thế cho phù hợp, khiến bạn thả lỏng, thoải mái và xương chậu giãn nở giúp thúc đẩy việc này nhẹ nhàng và khỏe khoắn hơn. Trong giai đoạn đầu chuyển dạ cơn đau nhẹ và thưa, tư thế đứng thẳng sẽ giúp cơn co giảm độ mạnh, giúp sản phụ bớt đau hơn. Sản phụ có thể tựa vào chồng hoặc người thân trong tư thế đứng thẳng, tay vòng qua cổ chồng/người thân. Khi cơn đau tăng mạnh, sản phụ nhẹ nhàng đu đưa người như đang nhảy điệu van-xơ nhẹ nhàng và nhờ chồng/người thân mat-xa lưng.