Tê cóng
Khi tiếp xúc với không khí lạnh, những vùng trên cơ thể như mũi, tai, cằm, má, ngón tay, ngón chân dễ bị tê cóng gây tổn hại da, một số trường hợp nặng có thể gây hoại tử. Nếu bạn có cảm giác đau và da tái nhợt thì chính là triệu chứng của bệnh tê cóng. Khi bị tê cóng nơi tiếp xúc với lạnh da chuyển sang trắng bệch hoặc xám vàng (biểu hiện ban đầu của tê cóng). Cùng với đó là dấu hiệu da bị ngứa hoặc tê, nặng thì vùng da bị phồng rộp, cứng, sau đó sưng đỏ và cảm thấy đau.
Có thể nhận biết hiện tượng tê cóng qua độ cứng, tái nhợt và độ lạnh của da tiếp xúc với lạnh. Khi được sưởi ấm, cơ sẽ trở nên đỏ và đau. Vùng dễ bị tê cóng nhất là bàn tay, bàn chân. mũi và tai. Tê cóng được chia thành ba mức độ: Độ 1: Lạnh buốt, tê và da tái nhợt, có thể rộp da nếu được sưởi ấm tức thì. Độ 2: Tê cóng bên ngoài, phần da bên ngoài lạnh cứng nhưng mô bên dưới vẫn còn co giãn bình thường. Có thể bị rộp da. Độ 3: Tê cóng sâu. Da trắng nhợt hoặc thâm tím. Da và mô bên dưới cứng và rất lạnh.
Biện pháp phòng tránh:
- Khi bị tê cóng, bạn không nên chà xát với vùng bị tê dại để hạn chế tăng vùng tổn hại.
- Ngoài ra cũng cần lưu ý, không được để vùng bị tê cóng tiếp xúc trực tiếp nước nóng, vì nước nóng sẽ đốt cháy vùng da đã bị tổn hại.
- Khi bệnh chuyển sang mức độ nghiêm trọng, vùng tê bắt đầu rộp hay có màu đen thì cần đi khám ngay. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là mặc ấm khi đi ra ngoài.