Top 11 Thực phẩm không nên ăn cùng với trứng gà
Trứng gà là một loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nó giúp tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, việc kết hợp trứng gà với một số thực phẩm lại ... xem thêm...gây ra những hậu quả khó lường đối với sức khỏe. Sau đây, Toplist sẽ đưa các bạn tìm hiểu một số loại thực phẩm khi kết hợp với trứng sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
-
Nước chè
Nước chè có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, tuy nhiên việc uống nước chè sau khi ăn trứng sẽ đem lại hậu quả khó lường mà ít ai biết được. Bởi lẽ mọi người cho rằng uống nước chè sau khi ăn trứng sẽ làm giảm mùi tanh khó chịu, tuy nhiên việc làm đó lại làm cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng như bệnh táo bón, tăng nguy cơ tích trữ chất có hại cho cơ thể.
Trong nước chè có chứa nhiều chất axit tannic khi kết hợp với protein trong trứng sẽ làm chậm hoạt động của các nhu ruột, làm kéo dài thời gian tích lũy phân trong ruột. Hơn nữa, ngoài nguy cơ gây táo bón, việc uống chè sau khi ăn trứng trong thời gian dài sẽ gây ra việc cơ thể hình thành các chất gây ung thư rất nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe gia đình bạn từ việc làm đơn giản này nhé
-
Sữa đậu nành
Vào buổi sáng, chúng ta thường có thói quen ăn trứng và uống sữa đậu nành, mọi người thường nghĩ như vậy sẽ bổ sung đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc của mình mà ít người biết được đó là việc làm gây tổn hại cho sức khỏe. Vì trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất khi kết hợp với trứng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có trong đậu nành.
Hơn nữa, protein trong đậu nành khi kết hợp với trypsin trong trứng sẽ gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể con người, gây ức chế các hoạt động tiêu hóa trong cơ thể. Vì thế việc ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành sẽ có tác dụng không tốt đối với cơ thể con người, tăng nguy cơ giảm chất dinh dưỡng, phân hủy protein và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein của cơ thể, cho cơ thể không có điều kiện phát triển khỏe mạnh.
-
Đường
Trong bữa cơm hàng ngày chúng ta thường thấy việc sử dụng đường kết hợp với trứng để nấu chín như dùng đường làm nước cốt kho thịt với trứng, nhưng ít ai biết được nếu kết hợp như vậy sẽ là nguyên nhân gây nên việc cơ thể khó hấp thụ các chất. Trứng và đường sau khi được nấu chín các axit amin trong nó sẽ kết hợp với nhau tạo thành chất Glycosyl lysine – chất này sẽ phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng.
Ngoài ra, chất này còn khó hấp thụ làm sản sinh tính độc, có thể làm đông máu và gây hại cho cơ thể. Không những thế, sự kết hợp này sẽ biến các chất protein acid amin fructose trong trứng tác dụng với lysine hình thành nên các chất gây hại cho cơ thể con người.
-
Hồng
Sau bữa ăn việc ăn hoa quả là tráng miệng là việc làm hiển nhiên, tuy nhiên đừng có dại dột khi ăn trứng xong lại sử dụng hồng làm đồ tráng miệng. Vì việc ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, hay viêm dạ dày cấp tính. Nếu nhẹ hơn thì có thể gặp tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng làm cho cơ thể bạn mệt mỏi.
Sự kết hợp này sẽ tác dụng đến cơ thể rất nhanh chóng chỉ sau 1 đến 2 giờ đồng hồ, nếu không phát hiện kịp thời và phòng tránh sẽ để lại hậu quả xấu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
-
Tỏi
Khi tráng trứng hay nấu những món liên quan đến trứng với hành, tuy nhiên nhiều người lại rất thích sử dụng thêm tỏi vào đó cho món ăn được thơm ngon. Nhưng chính sở thích lạ đó sẽ làm cho bạn gặp phải những căn bệnh nguy hiểm, cơ thể bạn sẽ dần trở nên không còn khỏe mạnh được như trước nữa.
Vì tỏi khi nấu cùng trứng với việc nấu quá lửa sẽ hình thành các chất độc hại, tỏi tuy là thực phẩm làm cho nhiều món thơm ngon nhưng cũng chứa nhiều mầm mống tạo ra chất độc hại cho cơ thể.
-
Thịt ngỗng, thịt thỏ
Thịt ngỗng, thịt thỏ là những thực phẩm đều có tính hàn và vị ngọt, mà trứng cũng được xếp vào nhóm các thực phẩm tính hàn. Vì vậy cả hai đều có chứa các chất có hoạt tính độc, khi ăn cùng với nhau sẽ làm cơ thể sản sinh các chất độc, gây nên hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng gây kích thích hệ tiêu hóa.
Chính vì thế, để không gặp phải các tình trạng trên thì tuyệt đối không được sử dụng trứng với thịt ngỗng và thịt thỏ để bảo vệ sức khỏe của mình.
-
Thịt rùa
Theo y học cổ truyền của Việt Nam, thịt rùa có vị ngọt mặn, tính đại hàn, không độc vào kinh can, thận, tì, tâm nên có tác dụng điều trị các bệnh như: hen suyễn, tim mạch, tăng huyết áp, ho lâu ngày, suy dinh dưỡng trẻ em, thiếu máu, suy nhược, hội chứng mãn kinh, ngực sườn đau tức, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, trĩ…
Tuy nhiên, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.
-
Óc lợn
Trong óc lợn chứa những khoáng chất phổ biến như: Canxi, phốt pho, sắt và hàm lượng cholesterol có tác dụng nhất định trong việc bồi bổ xương khớp, có thể hạn chế hoặc cải thiện được chứng đau đầu, chóng mặt hay suy nhược thần kinh.
Tuy nhiên dùng trứng với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.
-
Sữa tươi
Trong sữa tươi có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một thể trong hai loại đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa.
Chính vì thế mà nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau. Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Chính vì thế mà bạn nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau.
-
Mỳ chính
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột canh có mì chính khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng rán. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic. Chất này cũng là thành phần chủ yếu của mì chính.
Do vậy, việc cho thêm mì chính khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
-
Thuốc chống viêm
Những người mắc tiêu chảy không được uống thuốc chống viêm sau khi ăn trứng. Bởi lẽ, trứng có hàm lượng protein cao làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein.
Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, không nên ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.