Top 12 Cách đơn giản nhất giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Công việc căng thẳng, cuộc sống nhiều vấn đề khiến chúng ta luôn đau đầu và suy nghĩ. Vậy các bạn hãy tham khảo các cách dưới đây để bắt đầu ngày làm việc của ... xem thêm...mình một cách sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn nhé.
-
Suy nghĩ tích cực hơn khi bắt đầu công việc
Khi thức dậy, đừng vội nghĩ tới những áp lực trong ngày làm việc như “Hôm nay mình phải hoàn thành một bản báo cáo quan trọng cho sếp” hay “Mình phải thuyết phục một khách hàng khó tính”.
Hãy thư thái và nghĩ tới những điều thú vị sắp diễn ra trong ngày làm việc của bạn. Bạn có thể bắt đầu ngày mới bằng cách lắng nghe một bản nhạc hay đọc vài chương của cuốn sách truyền cảm hứng để tinh thần thêm lạc quan. Hãy xem rằng tất cả đều chỉ là chuyện nhỏ.
-
Sử dụng phương tiện đi lại một cách thông minh
Lựa chọn phương tiện đi lại cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng. Bởi vì nó cần phải phù hợp và tốt nhất với bạn. Giả dụ, bạn bị bệnh say xe thì chắc chắn bạn không thể nào đi đến cơ quan bằng xe buýt được.
Tuy nhiên, có thể với một người nào đó, đấy lại là chính là phương tiện thuận tiện và thông minh nhất. Họ xem thời gian trên chuyến xe buýt chính là lúc tận hưởng, thư giãn và tạo tinh thần, động lực cho mình.
-
Ghi nhớ mục tiêu làm việc
Hãy luôn nhớ rằng bạn làm việc và chọn lựa công việc hiện tại vì những lý do gì và nó quan trọng ra sao. Đó có thể là vì muốn giúp đỡ gia đình, vì muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, vì thỏa mãn niềm đam mê hay vì muốn đóng góp cho cộng đồng…
Dù là bất cứ động lực nào, hãy nhắc nhở bản thân rằng hôm nay chính là cơ hội để bạn thực hiện phần nào mục tiêu đã đặt ra trước đó. Vì vậy, hãy cố gắng chăm chỉ làm việc thật tốt.
-
Mỉm cười
Hãy tạo cho mình một thói quen mỉm cười dù không hẳn có điều gì đó khiến bạn cười. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng thậm chí nụ cười gượng ép cũng sẽ làm giảm stress và khiến bạn hạnh phúc hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn thường bảo "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Đó chính là lý do mà chúng ta nên mỉm cười mỗi người. Chắc chắn bạn sẽ thấy yêu đời và phấn chấn hơn nhiều.
-
Thực hiện nhiệm vụ quan trọng trước
Thông thường, mọi người có xu hướng phàn nàn rằng họ có quá nhiều việc và không biết nên bắt đầu từ đâu. Đơn giản nhất, hãy bắt tay thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất.
Trước khi bắt đầu ngày làm việc, bạn nên lập một danh sách những việc cần làm trong ngày được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và thực hiện theo đó. Như vậy, bạn sẽ không phải vất vả suy nghĩ hay cảm thấy mơ hồ, phân vân khi quyết định làm một việc gì đó.
-
Tránh người bi quan
Đó có thể là đồng nghiệp, một người bạn, một người quen hay phàn nàn, thường xuyên muốn “buôn chuyện”. Những lời than phiền của họ không chỉ làm mất tinh thần làm việc mà còn ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn.
Vì vậy, hãy cố gắng tránh những người này trong giờ làm việc. Bạn có thể tập trung vào công việc khi họ bắt đầu lẩm bẩm về những điều họ sắp nói.
-
Không làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ
Việc ngồi quá lâu trong một tư thế gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan trong cơ thể. Theo bác sĩ James Levine, giám đốc Sáng kiến Giải pháp Béo phì tại bang Arizona, Hoa Kỳ cho biết ngồi nguy hiểm hơn hút thuốc, giết chết nhiều người hơn HIV. Đây cũng là thói quen xấu nhiều người Việt Nam mắc phải mà không lường hết được hậu quả.
Làm việc liên tục mà quên ăn trưa, ăn tối hay nghỉ ngơi không phải là ý tưởng hay. Bạn có thể làm việc năng suất trong một ngày nhưng trên cuộc đua dài, bạn sẽ không có đủ năng lượng. Do đó, hãy chú ý cân đối công việc và thời gian nghỉ ngơi để làm việc hiệu quả nhất.
-
Thư giãn
Một khi đến giờ nghỉ, hãy kết thúc thời gian trong ngày của bạn bằng những hoạt động không liên quan tới công việc, mang lại niềm vui và giúp bạn thư giãn. Đây còn gọi là khoảng thời gian “sạc pin”, giúp bạn nạp năng lượng cho ngày làm việc tiếp theo.
Có thể là một bản nhạc không lời, một trò chơi, một chương trình truyền hình...miễn là nó có thể giúp bạn có tinh thần thoải mái nhất.
-
Thể hiện tâm trạng lạc quan
Khi mọi người chào hỏi nhau: “Anh khỏe không?” hay “Dạo này thế nào rồi?”, họ thường trả lời một cách trung lập như “Tôi ổn” hoặc tiêu cực như “Đang rối bù với công việc”. Kiểu nói chuyện như vậy sẽ lập trình não bạn với những suy nghĩ bi quan và thất bại.
Thay vào đó, nếu có người hỏi, hãy nói điều gì lạc quan và nhiệt tình, chẳng hạn: “Rất tốt”, “Tôi đang có một ngày tuyệt vời”. Như vậy chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và có động lực hơn nhiều. -
Tổng kết lại ngày làm việc
Trước khi kết thúc một ngày làm việc, bạn nên tổng kết lại công việc vào cuối ngày để xem bạn đã làm được những gì và chưa làm được gì, bạn đã mất bao nhiêu thời gian cho những công việc đó và có thật sự hiệu quả hay không.
Quỹ thời gian bạn dành cho những công việc đó đã thật sự khoa học chưa, nếu có chỗ nào chưa hợp lý hãy tìm ra lý do và khắc phục để những lần làm sau sẽ rút ngắn được khoảng thời gian vàng ngọc để dành cho việc khác.
-
Tính kỷ luật và thói quen
Để sử dụng thời gian một cách khoa học bạn cũng phải tập cho mình tính kỹ luật và những thói quen tiết kiệm thời gian. Hãy đặt ra cho bản thân những quy tắc riêng và làm theo những quy tắc đó.
Có thể thời gian đầu bạn cảm thấy khó khăn, nản chí nhưng hãy tập từ từ, bạn sẽ quen. Khi đó mọi thứ sẽ được theo ý và chắc chắn bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cũng như công việc, sẽ kết thúc tình trạng ngày nào cũng vội vàng lo chạy đua với thời gian nhưng mọi thứ lại không được như ý.
-
Lên thời gian cụ thể cho công việc
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lên thời gian cụ thể cho từng công việc như: Xác định thời gian bắt đầu, thời gian cho từng bước thực hiện, thời gian kết thúc và tổng thời gian để hoàn thành công việc đó là bao lâu.
Khi đó bạn sẽ có một bảng kế hoạch chi tiết và thời gian cụ thể, không sợ bị ảnh hưởng đến kết quả công việc và không bị lãng phí những khoảng thời gian quý giá.