Tính xã hội của Ong bắp cày
Ong bắp cày được chia thành hai phân nhóm chính: xã hội và đơn lẻ. Những con ong bắp cày sống thành “xã hội” chỉ chiếm khoảng một nghìn loài và bao gồm cả những con ong xây tổ như ong bắp cày sừng vàng.
Cá thể ong chúa sống sót qua mùa đông bằng cách ngủ đông trong một nơi ấm áp, được ong thợ canh gác cẩn thận sẽ thụ thai và bắt đầu mùa sinh sản vào mùa xuân hàng năm. Thời điểm này. các ong thợ có nhiệm vụ xây dựng chiếc tổ nhỏ phù hợp với kích thước và khả năng sinh sản của cá thể Ong chúa. Tới khi lượng thức ăn – dân số tăng lên, chúng sẽ mở rộng tổ, tiếp tục xây dựng thêm những ô tổ ong 6 mặt để ong chúa có thể tiếp tục quá trình sinh sản. Vào cuối mùa hè, một bầy ong có thể có có tới hơn 5.000 cá thể, bao gồm cả ong chúa và những con ong thợ may mắn thoát chết trong mùa đông.
Những cá thể ong này sẽ là nhân tố quan trọng trong việc khởi động cho một cuộc hành trình mới vào mùa xuân năm sau.
Những con ong bắp cày đơn độc, thường không chung sống thành đàn với số lượng lớn như các loài ong khác. Nhóm ong này bao gồm các thành viên có kích thước lớn nhất trong Họ nhà ong như Ong nhện đen cánh cam, có thể đạt tới chiều dài 3,3 cm. Trong khi những bầy ong sống thành tổ dụng chỉ sử dụng ngòi độc để phòng vệ thì những cá thể ong sống đơn độc lại dùng nọc độc để săn mồi.