Top 14 Thói quen xấu gây hại cho đôi tai bạn nên biết
Đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta cảm nhận và lắng nghe các âm thanh từ cuộc sống, đôi tai cần phải được chăm sóc đặc biệt và kĩ càng. Tuy ... xem thêm...nhiên, một số thói quen mà chúng ta thực hiện thường xuyên tưởng như vô hại đã vô tình khiến đôi tai bị tổn thương, viêm nhiễm lâu ngày dẫn tới thính lực bị sa sút trầm trọng, nhiều trường hợp không có cách nào cứu vãn được. Dưới đây là các thói quen xấu cực gây hại cho đôi tai, bạn nên sớm từ bỏ trước khi quá muộn.
-
Nghe nhạc quá to
Một thống kê từ các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu thế giới cho biết có đến 15% dân số trên thế giới ở độ tuổi từ 20 – 70 gặp các vấn đề về thính giác do thường xuyên tiếp xúc với nguồn âm thanh to quá mức giới hạn. Trong đó những chiếc tai nghe là thủ phạm chính dẫn tới hiện tượng này. Không khó để bắt gặp việc một người chăm chăm vào chiếc điện thoại cùng chiếc headphone trên tai.
Âm thanh quá to từ những chiếc tai nghe này phát ra chính là thủ phạm khiến màng nhĩ bị ảnh hưởng làm khả năng nghe các âm thanh khác trong cuộc sống của chúng ta giảm sút. Một mẹo nhỏ để kiểm tra mức âm lượng tai nghe của bạn đó là nếu bạn dùng tai nghe mà người bên cạnh vẫn nghe thấy âm thanh phát ra từ chiếc tai nghe đó thì bạn nên cho nhỏ âm thanh lại vì mức âm lượng này đã to vượt quá mức quy định.
Nhiều người có sở thích nghe nhạc hoặc đơn giản là để tránh nghe những tiếng ồn bên ngoài. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe và nghe nhạc trong nhiều giờ liền là thói quen không tốt cho thính giác. Việc tiếp xúc với âm thanh liên tục có thể gây ra các tổn thương đến tai. Để bảo vệ cơ quan này, bạn nên thay đổi thói quen nghe nhạc trong thời gian dài.
-
Dùng tay ngoáy tai
Thói quen này hầu như ai cũng mắc phải và còn vô tư thực hiện hàng ngày. Bạn có biết, dùng tay ngoáy tai không chỉ làm phần tai trong bị tổn thương, ráy tai bị đẩy sâu hơn vào bên trong, khó loại bỏ ra ngoài mà còn dùng tay ngoáy tai còn là con đường trực tiếp đưa các loại vi khuẩn gây hại bám sẵn trên tay vô tư đi vào sâu trong tai dẫn tới các vấn đề nguy hiểm như viêm tai giữa, ngứa tai trong khó lòng khắc phục.
Các chuyên gia y tế còn cảnh báo, nếu bạn bị tiểu đường nguy cơ hỏng thính lực còn tăng lên gấp bội do các vi khuẩn tiểu đường có khả năng phá hủy chức năng các mao mạch trong tai, làm hỏng dây thần kinh thính giác khiến chúng ta không còn khả năng nghe bất kì âm thanh nào nữa.
-
Xỏ nhiều khuyên tai
Các bạn trẻ, các tín đồ thời trang chắc chắn không bỏ qua hành động khẳng định tính thời thượng và nét cá tính của mình. Do da tai có nhiều nếp gấp, xỏ khuyên tai trực tiếp tạo ra các tổn thương trên vùng da tai tạo thời cơ cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập gây nhiễm trùng tai.
Cộng hưởng với việc sử dụng chất liệu khuyên tai không đảm bảo, kém chất lượng làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
-
Không có thói quen khám tai định kì
Bạn rất chú ý tới sức khỏe tổng thể nhưng lại không hề chú ý tới từng bộ phận trên cơ thể như tai, mũi, họng, và chỉ đi khám khi vấn đề về tai đã cực kì nghiêm trọng. Một số người thường làm ngơ các triệu chứng bất thường về tai như đau tai, tai ù và chỉ nghĩ đơn thuần ngày một, ngày hai sẽ khỏi.
Tâm lý chủ quan này vô cùng nguy hiểm, bất kì dấu hiệu lạ nào bạn cũng cần đi khám ngay để biết nguyên nhân chính xác, đừng chủ quan mà rước họa vào người.Đôi khi các vấn đề ở tai còn liên quan trực tiếp đến mũi, họng, hàm răng do sự liên kết trực tiếp qua các dây thần kinh. Do đó cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình là khám sức khỏe tai – mũi - họng định kì để sớm khắc phục mọi bất thường.
-
Dùng vật cứng, nhọn để ngoáy tai
Bên cạnh thói quen dùng tay ngoáy tai, nhiều người còn có sở thích dùng các vật ngoáy ta bằng kim loại cứng, hoặc bất cứ đồ vật gì cứng nhọn như đầu bút, que nhọn, gim giấy. Các chuyên gia tai – mũi – họng khuyến cáo việc dùng những vật cứng này sẽ làm vùng tai giữa bị tổn thương và đưa vi khuẩn vào gây viêm nhiễm tai giữa, nguy hiểm hơn là mất đi hoàn toàn thính giác.
Thói quen vệ sinh tai quá thường xuyên thực chất lại không hề có lợi cho chúng. Bởi việc vệ sinh tai liên tục có thể làm mất cân bằng môi trường trong ống tai. Sử dụng các vật cứng như kẹp tăm, tăm bông… để vệ sinh tai cũng là điều nên tránh mắc phải. Do những dụng cụ này có thể làm tổn thương ống tai hoặc gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác.
-
Không vệ sinh tai hàng ngày
Cũng giống như các bộ phận khác đôi tai cần được giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo chất lượng tiếp nhận nguồn âm thanh. Mặc dù vậy, có khá nhiều người không chú ý tới vấn đề này, họ vệ sinh sạch sẽ cơ thể mà bỏ quên đôi tai để mặc vi khuẩn, ráy tai tích tụ mà không hề xử lý, điều này khiến lỗ tai bị bít tắc dẫn đến ù tai, khó nghe các âm thanh và đau nửa đầu.
Hãy duy trì thói quen lấy ráy tai định kì bằng các vật dụng loại bỏ ráy chuyên dụng, vệ sinh cả vùng vành tai và dái tai thật sạch sẽ nữa nhé.
-
Uống nhiều rượu
Uống nhiều rượu cũng là nguyên nhân gây hại đến thính giác. Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể dẫn đến các tổn thương não. Điều này khiến não bộ không thể diễn giải và xử lý âm thanh.
Nồng độ cồn quá cao trong máu có thể gây tổn hại cho các tế bào lông trong ốc tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực. Bạn nên chú ý tránh lạm dụng loại đồ uống này để hạn chế gặp phải các tác hại trên.
-
Không chú ý sức khỏe răng miệng
Nghe có vẻ lạ nhưng việc chăm sóc răng miệng cũng liên quan mật thiết tới sức khỏe đôi tai. Do sức khỏe răng miệng kém cho phép vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu, thu hẹp và ngăn chặn các động mạch dẫn đến não. Điều này cũng có thể gây gián đoạn tiếp nhận tín hiệu từ dây thần kinh thính giác.
Răng miệng kém cũng có thể dẫn đến bệnh tim, đau tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường - những tình trạng sức khỏe có liên quan đến mất thính lực. Bởi vậy, bạn nên chú ý chăm sóc chúng đúng cách và đến nha sĩ kiểm tra răng định kì.
-
Hút thuốc
Bạn có biết rằng, khói thuốc gây hại cho thính lực của cả bạn và những người xung quanh? Nguyên nhân là vì các hóa chất có trong khói thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng truyền rung động của tai trong. Càng hút thuốc lá nhiều, sự suy giảm thính lực càng lớn.
Khi hút thuốc, các mạch máu trong tai bị co lại một chút, và điều này có thể dẫn đến giảm khả năng nghe theo thời gian. Các nghiên cứu cho thấy rằng, thanh thiếu niên tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ nghe kém gấp đôi so với những người không có phơi nhiễm.
-
Ăn uống quá mức dẫn đến béo phì
Việc thừa cân chắc chắn sẽ tạo áp lực lớn cho tim và gây ra ảnh hưởng xấu cho hệ tuần hoàn. Tình trạng thừa cân đặt người bệnh vào nguy cơ mắc đái tháo đường, một căn bệnh được biết đến với hậu quả là phá huỷ các mạch máu nhỏ, bao gồm cả mạch máu nuôi dưỡng tai trong. Điều này làm cho tuần hoàn lưu thông đến tai, não kém đi, hậu quả là gây suy giảm thính lực.
-
Không tập thể dục
Một lối sống ít vận động có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ, bao gồm bệnh tiểu đường và rối loạn tuần hoàn, cả hai đều liên quan đến mất thính giác.
Những người ăn thực phẩm độc hại và ít tập thể dục có nguy cơ bị tuần hoàn kém, làm giảm lưu thông máu cũng như chất dinh dưỡng đến tai và não, gây suy giảm thính lực.
-
Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), tiếp xúc kéo dài với âm thanh trên 85 decibel có thể làm tổn thương thính giác vĩnh viễn. Theo đó, cuộc đàm thoại bình thường khoảng 60 decibel, tiếng ồn khoảng 85 decibel và tiếng súng hoặc pháo nổ ở mức cao trên 150 decibel. Càng tiếp xúc với những âm thanh tần số cao sẽ càng tăng nguy cơ bị suy giảm thính lực.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, những người thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn như công nhân xây dựng, nông dân, công nhân hàng không của sân bay và quân đội đều có nguy cơ cao bị mất thính lực.
Hoạt động giao thông có thể gây ra tiếng ồn lớn. Theo một nghiên cứu về mức độ ồn trong xe tải, người lái xe có thể tiếp xúc tiếng ồn ở mức 82 đến 92 decibel. Ở mức tối đa được ghi nhận trong nghiên cứu, thậm chí đã đạt đến 99 decibel.
-
Sử dụng các loại thuốc
Theo các nghiên cứu, có trên 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực, thường gặp nhất là thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, tim mạch, thuốc lợi tiểu dùng điều trị huyết áp cao, liều cao của aspirin hoặc ibuprofen…
Người cao tuổi và bệnh nhân dùng nhiều hơn một loại thuốc này có nguy cơ cao. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như ù tai và chóng mặt ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc. Nếu điều này xảy ra, hãy trao đổi với bác sĩ để thay thế các loại thuốc khác.
-
Đi bơi không đeo nút bảo vệ tai
Nước hồ bơi thường không đảm bảo vệ sinh do chứa khá nhiều các loại vi khuẩn, nấm bệnh. Do đó, khi nước lọt vào tai sẽ khiến tai bị ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nấm sinh sôi và dẫn đến viêm tai. Khi mới bị viêm, tai thường xuất hiện tình trạng ngứa, sưng tấy, nổi mụn... sau đó nếu nặng hơn sẽ đau nhói, chảy mủ và giảm thính lực.
Vì thế, nếu bạn thường xuyên đi bơi thì tốt nhất nên trang bị nút bịt tai để vi khuẩn và nấm hại không tấn công. Đồng thời sau khi bơi xong cũng nên dùng tăm bông đặt vào tai khoảng vài phút để nước còn đọng trong tai thấm vào tăm bông, tai sẽ khô và sạch sẽ hơn. Tránh tình trạng dùng tăm bông ngoáy tai bạn nhé. Vì càng ngoáy thì càng đưa vi khuẩn, nấm bệnh vào sâu hơn đấy.