Top 14 Nơi đáng sợ nhất Việt Nam

Phương Trinh 15930 1 Báo lỗi

Những nơi đáng sợ nhất Việt Nam sẽ luôn đem lại cho du khách trải nghiệm thú vị khi đặt chân đến khám phá. Và danh sách sau đây sẽ liệt kê các nơi như vậy, đảm ... xem thêm...

  1. Nhà tù Côn Đảo là nơi quân đội Pháp và Mỹ xây dựng để tra tấn tù binh Việt Nam một cách dã man và nơi này ở vị trí thứ 9 thuộc top 10 địa danh đáng sợ nhất Châu Á.


    Được xem là “địa ngục trần gian” của các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ với nhiều hình thức tra tấn kinh khủng, cực hình hà khắc không thua kém gì thời Trung cổ, và đã dẫn đến cái chết đầy thương tâm cũng như vô cùng đau đớn cho nhiều người. Nhiều du khách phải đã thật sự rùng mình khi chứng kiến nhiều mô hình phục dựng cảnh tra tấn tại nơi này.


    Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù... Nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật tham gia các phong trào cách mạng và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa, và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù binh trong cuộc chiến chống Mỹ.


    Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là "chuồng cọp". Đây là nơi ghi lại những hành động ngược đãi tù nhân nghiêm trọng của thực dân Pháp, quân đội Mỹ và chế độ Quốc gia Việt Nam/Việt Nam Cộng hòa.

    Nhà tù Côn Đảo
    Nhà tù Côn Đảo

  2. Người dân thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm (Tiên Du, Bắc Ninh) thường tổ chức lễ hội chém lợn tế Thánh vào mồng 6 Tết Âm lịch hàng năm. Đỉnh điểm của lễ hội xảy ra khi hai chú lợn dâng cúng bị tứ mã phanh thây đầy dã man, máu văng tung tóe khắp sân trong sự hò reo phấn khích của những ai chứng kiến. Kết thúc lễ cúng, người tham dự lễ hội có mặt thường cầm tiền lẻ rồi chấm vào máu lợn, sau đó mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm sung túc và đầy may mắn…Vì những cảnh tượng đầy kinh dị này mà nhiều người cho rằng đây là lễ hội ghê rợn, cần nghiêm cấm để không được tiếp tục tại Việt Nam.


    Lễ hội này đã có lịch sử hơn 800 năm. Theo truyền thuyết vẫn được dân làng truyền kể, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ một vị tướng thời nội chiến. Khi bị đối phương truy đuổi, vị tướng này đã dẫn quân về lánh nạn ở làng Ném Thượng. Vì không đủ lương thực, trong khi lợn rừng lại rất nhiều, nên ông đã ra lệnh chém lợn nuôi quân. Vị tướng đó có thể là sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp thời loạn 12 sứ quân hoặc tướng Đoàn Thượng thời Lý.

    Theo "Bắc Ninh tỉnh khảo dị" tục chém lợn sống tế thần hoàng là vị sứ quân thứ nhất trong mười hai sứ quân. Thần ấy sinh thời rất thích ăn thịt lợn sống, trong xã hàng năm cứ luân phiên thứ tự, mỗi năm có bốn người nuôi lợn, mỗi người nuôi một con. Trong số 12 sứ quân ở ngay địa phận phường Khắc Niệm cũng có đình Ném Đoài rất gần đình Ném Thượng thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp vì khi xưa ông chiếm đóng ở khu vực này.

    Trước nghi lễ rước lợn là tiết mục hát quan họ Bắc Ninh của các liền anh liền chị. Đến 10h sáng, nghi lễ rước lợn quanh làng trước giờ chém tế thần. Ngay từ tháng 8 năm trước, dân làng đã chọn những con lợn giống và người chủ nuôi hợp tuổi, có gia cảnh tốt để giao nhiệm vụ chăn nuôi, chờ đến ngày lễ. Do tôn thờ ngày lễ long trọng này, người dân gọi con lợn là ông ỉn. Con lợn được nhốt trong cũi hồng, mỗi con nặng trên dưới 1,5 tạ. Đoàn rước đi đến đâu, người dân đổ xô ra đấy thả tiền vào thùng cầu may mắn cho năm mới, mời chào mọi người trong đoàn rước ăn bánh kẹo, thịt hoặc nhắm rượu. Khi ông ỉn về đến sân đình là lúc cảnh chen lấn do mọi người đều mong ngóng vào sát tận nơi để chứng kiến màn chém của ông thủ đao.

    Lễ hội tế heo tại Bắc Ninh
    Lễ hội tế heo tại Bắc Ninh
  3. Mỗi lần đến nơi này, du khách có thể cảm nhận được nỗi đau và sự thật tàn khốc của hai cuộc chiến tranh Việt Nam thông qua những hiện vật, cũng như những hình ảnh có nội dung tố cáo sâu sắc sự hủy diệt của quân Mỹ, sự đàn áp phong trào đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, và đó là di chứng của chất độc màu da cam, quái thai… Không chỉ có vậy, nơi đây còn có phòng trưng bày về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới Phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa…Vậy nên, bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP. HCM xứng đáng là một trong những nơi đáng sợ nhất Việt Nam.


    Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM), Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.


    Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.

    Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP HCM
    Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP HCM
  4. Khu chứng tích Mỹ Lai hay Sơn Mỹ - Quảng Ngãi là nơi để tưởng nhớ về vụ thảm sát Sơn Mỹ (thảm sát Mỹ Lai) qua những hình ảnh hết sức kinh hoàng, cùng những câu chuyện khủng khiếp, và những cái tên khắc trên bia của hơn 500 nạn nhân bị quân đội Mỹ sát hại tại nơi này ngày 16/3/1968 trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến qua tranh ảnh, cùng các tư liệu hình ảnh tàn khốc của chiến tranh tại Việt Nam dù bao thập kỉ trôi qua thì vật chứng, di tích vẫn còn đó, để lại sự ám ảnh cho biết bao người.


    Khu chứng tích Sơn Mỹ, diện tích 2,4ha, nằm ở xóm Khê Thuận (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê) cạnh tỉnh lộ 24B từ thị xã Quảng Ngãi đi Sơn Mỹ - Mỹ Khê - Sa Kỳ và các cụm di tích: ruộng ông Nhiều, tháp canh, đường làng khoảng 400m. Di tích nằm tách biệt với nhà dân bao gồm các di tích gốc đã được bảo tồn tôn tạo và các công trình về sau này mới được xây dựng như: nhà trưng bày bổ sung, nơi tiếp khách, tượng đài, tượng vườn.


    Bên cạnh giá trị lịch sử, khu di tích Sơn Mỹ là nơi ghi tội ác điển hình của giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, là nơi tưởng niệm 504 đồng bào ta đã ngã xuống. Sơn Mỹ còn có giá trị về du lịch, nằm trong tuyến du lịch Thiên Ấn (khu mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng) - Châu Sa - Sơn Mỹ - Mỹ Khê - Dung Quất. Hàng năm có hơn 5 vạn người đến Sơn Mỹ tham quan. Hiện nay, mỗi tháng có gần 3.300 lượt khách đến tham quan.


    Ðến Sơn Mỹ hôm nay, du khách có thể dừng lại trước bức tượng để cảm nhận nỗi đau tột cùng của nạn nhân Sơn Mỹ ngày ấy. Bên trong nội thất Nhà Chứng tích, du khách có thể xem nhiều hiện vật còn được lưu giữ: đó là chiếc mâm thau cũ còn lỗ chỗ vết đạn, chiếc áo, đôi dép của một cháu bé bị bắn chết; các loại chén đĩa, xoong chảo bị bắn thủng vỡ, chiếc mõ tụng kinh của nhà sư Thích Tâm Trí còn tìm lại được. Trong những hiện vật đó, còn tìm thấy chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh. Sau khi cô bị sát hại, người yêu cô đã tìm nhặt lại được chiếc kẹp tóc ấy, trân trọng giữ gìn nó suốt 8 năm trời trước khi giao nó cho Nhà Chứng tích...

    Khu chứng tích Mỹ Lai hay Sơn Mỹ - Quảng Ngãi
    Khu chứng tích Mỹ Lai hay Sơn Mỹ - Quảng Ngãi
  5. Trại rắn Đồng Tâm là trung tâm nuôi rắn lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm nghiên cứu và chữa trị rắn cắn cho bà con sinh sống tại đây. Nơi này được coi là một bảo tàng sống về loài rắn, là nơi mà du khách có thể quan sát cuộc sống của hàng nghìn cá thể rắn thuộc nhiều loài khác nhau trong môi trường như rắn thiên nhiên, rắn hổ mang đất, rắn hổ mang chúa, và các loại động vật hoang dã khác. Tuy nhiên, đối với những ai sợ rắn thì có lẽ nơi này sẽ không nằm trong danh sách những địa điểm mà họ muốn ghé thăm.


    Trại rắn Đồng Tâm (còn gọi là Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9) nằm cách thành phố Mỹ Tho về phía Tây khoảng 9km, thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Nơi đây từ lâu đã trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Được thành lập ngày 27/10/1979 trên một vùng đất đầy mìn và dây kẽm gai của Mỹ để lại, Trại rắn Đồng Tâm có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, bảo tồn các loại rắn quý và cây con làm thuốc, chế biến thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho cán bộ và nhân dân trong vùng.


    Hiện nay, tổng diện tích của Trại rắn Đồng Tâm lên đến 12ha gồm khu vực nuôi các loài rắn quý như hổ mang chúa, hổ mang đất, rắn lục dồ, rắn hổ mèo…, các khu trồng dược liệu, bệnh viện điều trị rắn cắn, phòng nghiên cứu, khu bảo tồn động vật, bảo tàng rắn…Trong không gian rộng khoảng 30ha xanh mát của những cây cổ thụ cao vút là một khu du lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn. Đến đây bạn như lạc vào “mê cung rùng rợn” nhưng đầy hấp dẫn, một thế giới chỉ có rắn và rắn.

    Trại rắn Đồng Tâm- tỉnh Tiền Giang
    Trại rắn Đồng Tâm- tỉnh Tiền Giang
  6. Nhà tù Hỏa Lò nằm tại trung tâm Hà Nội, được đặt tên theo con phố của Hà Nội và có từ trước thời Pháp thuộc. Đây đã từng là nơi giam cầm rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù Hỏa Lò (nay là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò) ở địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội. Xưa, vùng đất này thuộc thôn Nam Phụ, tổng Tiền Nghiêm. Đến giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Nam.


    Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp lập ra đã tra tấn những ai hoạt động cách mạng vì lòng yêu nước trong suốt cả thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Những chuỗi xà lim tối tăm cùng các chiếc máy chém dùng để hành hình rất nhiều chiến sĩ cách mạng được lưu giữ tại khu di tích này, chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm khó quên về một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc cho những ai từng đến đây tham quan.


    Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản tù nhân vượt ngục. Dưới chân tường phía trong là một vỉa hè rộng 3m dùng cho lính gác đi tuần tra xung quanh khu vực trại giam. Bốn góc có bốn tháp canh, có khả năng quan sát toàn bộ phía trong đường tuần tra và xung quanh phía ngoài nhà tù. Nhà tù Hỏa Lò vừa là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng gian khổ, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, vừa là bản án tố cáo chế độ nhà tù man rợ của chế độ thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ ở Việt Nam.


    Nhà tù Hỏa Lò được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ra quyết định số 1543-QĐ/VH ngày 18/6/1997 công nhận là di tích lịch sử. Hiện nay, di tích nhà tù Hỏa Lò đã trở thành “Địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô, nơi thu hút đông khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập.

    Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò
    Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò
  7. Có vị trí nằm trên đảo Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang), nhà tù Phú Quốc là một trại giam tù binh thuộc trung tâm Sài Gòn trước năm 1975, nơi này từng giam giữ hơn 32.000 tù binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tù binh ở đây đã phải chịu những hình phạt, tra tấn tàn khốc đến kinh hoàng như đóng đinh vào tay, chân, đầu, chôn sống, hay đốt dây kẽm cháy đỏ rồi đâm vào da thịt, đục răng…Ngày nay, những cảnh tượng này tuy chỉ được mô phỏng và tái hiện lại nhưng cũng đủ để khiến du khách có cảm giác sợ hãi đến tột cùng.


    Nằm trên địa bàn thị trấn An Thới (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc được xây dựng trên diện tích 400ha, với gần 500 ngôi nhà, chia thành 12 khu (mỗi khu có 2 phân khu) và 10 khu (mỗi khu có 4 phân khu gọi tên theo thứ tự A, B, C, D). Mỗi khu trại có thể chứa khoảng 3.000 tù nhân. Xung quanh mỗi phân khu là 4 vọng gác canh giữ 24/24 giờ và 10 vọng gác lưu động. Trại được bao bọc bởi gần 10 lớp kẽm gai chằng chịt. Xung quanh trại hoàn toàn trống trải, không có dân cư sinh sống nên tạo thành một “vành đai trắng” cách ly với bên ngoài.


    Quả thực, trong sự phát triển mạnh mẽ tại “đảo ngọc” Phú Quốc hôm nay, du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh tiềm năng du lịch biển, những điểm đến như Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, để bản hùng ca giữa trùng khơi về tinh thần độc lập tự do sẽ tiếp tục vang vọng trong mỗi trái tim người Việt Nam.

    Nhà tù Phú Quốc trưng bày mô hình tra khảo thời chiến
    Nhà tù Phú Quốc trưng bày mô hình tra khảo thời chiến
  8. Hồ Đá là hồ nước ngọt rất trong xanh tại làng đại học Thủ Đức, và đã thu hút rất nhiều sinh viên bất chấp nguy hiểm đến đây để bơi lội, vui chơi, ngắm cảnh. Nước trong hồ lạnh đến tê người và bao quanh là tường đá cheo leo, nếu không may mà bị rớt xuống hồ thì nguy cơ bị đập đầu vào đá là khó tránh khỏi. Ngoài ra, dưới đáy hồ không chỉ có bùn đất mà còn có đá nhọn lởm chởm, cực kì nhiều hố lớn nhỏ với độ sâu khác nhau.


    Nhìn mặt hồ yên ả là vậy, nhưng chưa chắn an toàn nếu bơi sâu vô một chút thì nước đột nhiên thay đổi nhiệt độ, lạnh như nước đá vậy. Trong bán kính khoảng chừng 3m có nơi nước ngập hơn đầu gối, ngang hông, có chỗ thì hố sâu hơn 20m. Vì vậy, người đến đây vui chơi, tắm lội lại cứ tưởng gần bờ là cạn, nhảy xuống tắm, sập hố hụt chân dẫn đến những cái chết thương tâm và đáng tiếc vô cùng.


    Ông Trần Quý tặc lưỡi khi nói về hồ Đá: “Tôi làm thợ lặn biết bao nhiêu lâu mà chưa bao giờ thấy cái hồ nước ngọt nào nguy hiểm như cái hồ này. Nhìn nó yên ả vậy, ai cũng tưởng an toàn mà bơi sâu sâu vô một chút là nước đột ngột thay đổi nhiệt độ, lạnh như nước đá. Đã vậy, trong bán kính chừng 3 mét mà có nơi nước chỉ đến đầu gối, ngang hông, còn có chỗ hố sâu đến hơn hai chục mét. Bởi vậy, mấy đứa sinh viên cứ tưởng gần bờ là cạn, nhảy xuống tắm, sập hố một cái hụt chân là chỉ có nước chết”.


    Ước tính, chỗ sâu nhất của hồ có thể hơn 50 mét. Hơn nữa, theo quan sát của chúng tôi thì quanh bờ hồ có rất nhiều dốc đá lởm chởm, cheo leo, mũi đá nhọn hoắc… Chỉ cần bất cẩn, rất dễ vấp phải đá và rơi xuống lòng hồ. Bởi địa thế nguy hiểm như vậy, cho nên gọi hồ Đá là "hồ tử thần" cũng không oan ức cho nó tí nào. Hiện, chính quyền đã dựng rào chắn, biển báo nguy hiểm xung quanh hồ, nhưng không hiểu sao, vẫn có rất nhiều người lao xuống hồ Đá để tắm, bơi thi, … hay leo lên những vách đá cheo leo để ngắm cảnh, chơi đùa. Điều này, khiến sinh viên lẫn người dân tỏ ra coi thường nơi nguy hiểm tiềm tàng này, và những án mạng thương tâm năm nào cũng tiếp diễn tại hồ Đá...

    “Xoáy nước nuốt người” tại hồ Đá làng đại học Thủ Đức
    “Xoáy nước nuốt người” tại hồ Đá làng đại học Thủ Đức
  9. Mặc dù không có những hình ảnh chiến tranh thương tâm, tra tấn hay cảnh chết chóc như những phá đài, bom, cùng súng ống, đạn dược cũng khiến con người cảm thấy khiếp sợ. Nơi đây hiện trưng bày quả bom lớn nhất Việt Nam và hàng trăm loại bom, mìn và vật liệu nổ khác nhau.


    Những quả bom có khối lượng trên 100 kg và gần 7 tấn xếp thành hình “siêu pháo đài bay B-52” ở khu vực trung tâm bảo tàng. Nơi đây còn lưu giữ quả thủy lôi lớn nhất với đường kính trên 2,5 mét, có chứa 180 kg thuốc nổ C4, là “vũ khí tối mật”, và chỉ 10 quả được sử dụng nhằm đánh sập cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) có chi phí nghiên cứu và sản xuất ước tính lên tới khoảng 1 tỷ USD (theo thời giá năm 1965).


    Bảo tàng Công binh trực thuộc Cục Chính trị, Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc loại hình lịch sử quân sự, có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, trưng bày, tuyên truyền giới thiệu các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội Công binh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo tàng tọa lạc tại số 290 đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, gần hồ Tây.

    Bảo tàng công binh tại Hà Nội
    Bảo tàng công binh tại Hà Nội
  10. Mặc dù, công viên nước Hồ Thuỷ Tiên có vị trí khá lí tưởng và đẹp mắt khi nằm ngay gần đồi Thiên An - một địa điểm du lịch rất nổi tiếng tại Huế với phong cảnh thiên nhiên đẹp vô cùng và những ngôi chùa thanh tịnh cực kì thu hút khách du lịch, tuy nhiên địa danh này lại bị bỏ hoang một cách đầy bí ẩn và chưa có lời giải đáp.


    Ngày nay, "Hồ Thuỷ Tiên" đã hoàn toàn bị biến mất và được "mở cửa" tự do cho những ai ưa mạo hiểm thoải mái khám phá. Phần đông khách du lịch tìm đến khu công viên nước bỏ hoang này chỉ để thử cảm giác mạo hiểm và không kém phần rùng rợn hệt như trong các bộ phim kinh dị, chứ không phải để ngắm nhìn một công trình kiến trúc vốn đã bị quên lãng vào quá khứ. Ngoài ra, cùng với phong trào “thám hiểm" địa danh kinh dị số 1 đất Huế của giới trẻ, thì một số người dân cũng tranh thủ tận dụng nơi này để kinh doanh đồ uống.


    Khách du lịch khi tới Việt Nam sẽ không bao giờ hay biết đến địa danh Công viên nước Hồ Thủy Tiên tại Huế. Và nó thậm chí còn không hề hiện diện trên bản đồ hay bất cứ phương tiện thông tin nào. Nếu bạn hỏi người dân địa phương về cái tên đầy "lạ lẫm" này, thì chắc chắn bạn sẽ không thể nhận được câu trả lời như mong muốn. Dường như, địa danh "Hồ Thủy Tiên" đã bị bỏ quên từ rất lâu và không ai còn có thể nhớ tới nữa.

    Công viên bỏ hoang siêu kinh dị tại Huế
    Công viên bỏ hoang siêu kinh dị tại Huế
  11. Bất cứ ai trong chúng ta khi được hỏi: "Nơi nào bí ẩn nhất ở Việt Nam" thì đảm bảo là Đà Lạt sẽ được gọi tên đầu tiên. Với những căn biệt thự bỏ hoang trên đồi, rồi khí hậu lại lạnh lẽo, mặt trời cứ buông xuống là sương mờ cũng sà sát đất luôn. Thành ra, từ lâu Đà Lạt đã luôn khiến người ta "rùng mình" bởi những điều như vậy đó. Đố ai dám vào những căn nhà đó từ lúc trời nhá nhem đấy.


    Không gian âm u, mái ngói và các lối đi đã bị rêu phủ kín cả, tạo nên một sự "lạnh gáy" khó tả. Đấy là còn chưa kể đến rất nhiều những câu chuyện kỳ bí được truyền tai nhau nữa, nếu bạn mà yếu tim thì đừng ham đến đây nhớ chưa. Tuy nhiên, nhà nguyện nằm trên quả đồi nhỏ, xung quanh là hàng thông, thành ra mang một vẻ đẹp rất đặc trưng của Đà Lạt. Khá là phù hợp để có được những tấm ảnh "sống ảo" chất lượng nhé.


    Chất men say đắm của Đà Lạt không chỉ đến từ những rừng thông ngút ngàn, những con đường đậm chất Tây Âu mà còn bởi màn sương bí ẩn được thêu dệt nên từ những câu chuyện nhuốm màu thời gian của các khu nhà cổ. Trong số các công trình dấu ấn, không thể bỏ qua nhà nguyện dòng Franciscaines - tu viện bỏ hoang phủ màu rêu mốc tách biệt trong rừng thông lẩn khuất quanh co. Nghe tả thôi đã có chút rợn mình, cảnh báo yếu tim thì đừng có tò mò rồi đó nha.


    Có lẽ ai cũng ước mơ một lần được lạc bước đến khu rừng cổ tích, xung quanh là rừng thông xanh mướt, đi dọc theo con đường cỏ mọc um tùm rồi bất chợt khựng lại trước tòa lâu đài nguy nga tráng lệ. Đà Lạt cũng có một nơi như thế, chẳng cần phải đợi đến phép màu, tuy nhiên phiên ở bản đời thực tòa lâu đài nguy nga lại là một tu viện bỏ hoang nhuốm màu sắc trầm cổ. Và cảm giác vào một buổi chiều bảng lảng khói sương của Đà Lạt, một mình lang thang qua những khối nhà đồ sộ của nhiều thập niên về trước, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên.

    Nhà nguyện Đà Lạt
    Nhà nguyện Đà Lạt
  12. Không phải những địa điểm trên đồi núi hay trong thành phố nữa, nhà thờ đổ nằm ven biển Xương Điền (xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, Nam Định). Nhà thờ đổ Nam Định bị bỏ hoang đã hơn 20 năm rồi, chỉ còn lại tường khung bên ngoài mà thôi. Đứng ở nơi này khi trời đã tối, phía trước mặt bạn là biển cả rộng lớn mênh mông đen nghịt, phía sau bạn là một nhà thờ đổ nát tan hoang, bao trùm lấy bạn chính là cảm giác cô quạnh và rùng mình. Cắm trại ở đây cùng lũ bạn, rồi kể những câu chuyện ly kỳ là một trải nghiệm khá là hấp dẫn.


    Tuy nhiên, khi bình minh lên, nắng ngập tràn nhà thờ đổ lại tạo nên một vẻ đẹp hết sức ấn tượng. Chắc chắn bạn sẽ có được rất nhiều bức hình đẹp đấy nhé. Ngoài ra, cách nhà thờ khoảng 1km có cánh đồng muối cũng là điểm đến của những du khách thích khám phá cuộc sống vùng biển.


    Vẻ đẹp hoang sơ bên cạnh cuộc sống mưu sinh của những người dân chài cần cù, chất phác giữa thiên nhiên thanh bình mang lại những cảm giác mới lạ cho du khách ghé thăm. Có rất nhiều đặc sản biển như cua, ghẹ, tôm (tôm he, tôm thuyền, tôm đanh, tôm rảo), cá khoai, mực... Tuy không to nhưng tươi, ngon do người dân đánh bắt gần bờ, sáng đi, chiều về. Ở đây cá cơm hay còn gọi là cá trổng có rất nhiều. Cá dùng để làm nước mắm.


    Du khách có thể mua hải sản ngay trên bãi biển, nhờ người dân nấu và thưởng thức ngay trên bãi cát. Chiều đến là lúc người dân ra đây tận hưởng không khí biển trong lành, mát dịu. Ngoài nhà thờ đổ và làng chài, bạn có thể đến cánh đồng muối cách đó chừng một km để tham quan, chụp ảnh, hoặc xa hơn là biển Thịnh Long, Quất Lâm (cách 10km).

    Nhà thờ đổ Nam Định
    Nhà thờ đổ Nam Định
  13. Đây là địa điểm bị bỏ hoang mà có lẽ nhiều người chưa biết. Do những lò gạch thủ công bên sông Sa Đéc ở Châu Thành - Đồng Tháp gây ra ô nhiễm môi trường, đã thế lại lạc hậu, không mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nó đã bị bỏ hoang. Đây có lẽ là nơi bị bỏ hoang có cảnh quan độc đáo nhất trong tất cả những địa điểm kỳ bí cần-phải-check-in. Nhìn từ xa, hàng nghìn lò gạch cũ kỹ, rêu phong đã khiến người ta háo hức khám phá rồi. Bước vào bên trong, cây cối, hoa dại mọc đầy khắp nơi lại càng khiến vẻ đẹp kỳ bí của nơi này thêm phần độc đáo nữa chứ.


    Những lò gạch bỏ hoang, cỏ dại um tùm, dây leo trùm cả lò. Có lò còn nguyên thân dây leo, bò từ đỉnh lò xuống đất, như sợi dây thừng của Thạch Sanh xuống cứu công chúa ngày xưa. Vào trong lò, giật mình vì sự tương đồng với các tháp Chàm cả ngàn năm tuổi.Đặc biệt là những tháp cổ của quần thể Sambor Prei kuk (Kampong Thom, Campuchia), di sản thế giới, kinh đô đế chế Khmer từ thế kỷ VI - VIII. Chỉ khác là các tháp Chàm, tháp cổ hình vuông hoặc chữ nhật, còn lò gạch thường hình tròn.


    Điều an ủi là những lò gạch hoang, vẫn thường xuyên có khách gần xa đến thăm, cả mấy ông tây bà đầm xoe mắt ngạc nhiên vì những tháp gạch độc đáo. Khắp ASEAN và cả thế giới hình như không thấy. Chụp selfie rồi tung lên mạng thì bạn bè mắt tròn mắt dẹt ngạc nhiên. Nếu có flycam thì càng tuyệt. May mắn là tỉnh Đồng Tháp kịp thời ngăn làn sóng xóa sổ các lò gạch cũ. Mấy chục lò gạch hoang ở An Hiệp, Châu Thành sẽ được giữ lại để làm du lịch.

    Lò gạch nung Đồng Tháp
    Lò gạch nung Đồng Tháp
  14. Những ai ở thủ đô Hà Nội không phải tốn công đi xa để thực hiện một chuyến hành trình khám phá những địa điểm kỳ bí nổi tiếng nhé, vì ở ngay trong vườn quốc gia Ba Vì cũng có những biệt thự, căn nhà bị bỏ hoang từ rất lâu rồi.


    Trong vườn quốc gia Ba Vì còn để lại khá nhiều tàn tích của kiến trúc Pháp như biệt thự, dinh đại tá, nhà thờ, cô nhi viện...chỉ còn lại khung với những mảng tường phủ đầy rêu xanh và rễ cây bám chằng chịt mọi nơi. Nơi đây những khi trời nhá nhem cho tới khi tối hẳn, sẽ khiến bạn "rợn tóc gáy" với những câu chuyện xưa cũ. Những vết tích của một thời đông đúc người từng ở đây sẽ khiến bạn không khỏi nghĩ đến nhiều câu chuyện rùng rợn.


    Nhìn đáng sợ khi trời tối vậy thôi, chứ ban ngày, nắng xiên vào những ô cửa, hắt lên những mảng tường cũ tạo nên vẻ đẹp thật ấn tượng. Chính vì thế mà nơi đây là địa điểm ưa thích để thực hiện những bộ ảnh cưới, video ca nhạc đấy nhé.

    Biệt thự bỏ hoang trong vườn quốc gia Ba Vì
    Biệt thự bỏ hoang trong vườn quốc gia Ba Vì



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy