Top 20 Bí quyết giúp bạn có một việc làm như ý

Thủy Tinh 177 0 Báo lỗi

Việc làm, làm việc...làm việc gì, làm ở đâu, lương thế nào, công việc ra sao là câu hỏi mà bao người đặt ra hàng ngày. Bất kể bạn yêu thích vị trí của vị ... xem thêm...

  1. Top 20

    Xác định nhu cầu của bạn

    Việc đầu tiên bạn phải làm khi cố gắng tìm một công việc mới đó là xác định chính xác những gì bạn yêu cầu từ nghề nghiệp đó. Bạn nên cân nhắc những lợi ích chuyên môn của bạn, tất nhiên nó cũng khá quan trọng khi đánh vào khả năng kinh tế. Bạn sẽ không thể làm một công việc mình thích nếu nó không đem lại đủ chi phí cho sinh hoạt gia đình. Vậy nên cần cân nhắc những ưu và khuyết điểm của ngành nghề hiện tại, cố gắng tìm ra những gì cần phải thay đổi và những gì cần giữ lại.


    Để tìm được một công việc ưng ý, trước hết bạn phải hiểu mình thích hợp với vị trí nào, không nên áp đặt công việc đó thích hợp với bạn như thế nào. Để biết được điều này bạn cần phải xác định và hiểu rõ mong muốn (Desires), khả năng (Abilities), tính khí (Temparaments), thế mạnh (Assets) của bạn, sau đó viết nó lên thành một kế hoặc cụ thể.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)

  2. Top 19

    Tìm kiếm công việc trên các trang mạng online cũng là cách tìm việc hiệu quả

    Hiện nay mạng internet đang rất phát triển. Có rất nhiều các trang web tìm việc làm được lập ra để đáp ứng nhu cầu người dùng. Hoặc một số công ty sẽ đăng thông tin tuyển dụng lên các trang báo hoặc mạng xã hội. Cách tìm việc làm nhanh nhất bây giờ chính là lên mạng. Bạn có thể ngồi ở nhà tra cứu được thông tin của tất cả các công ty mà mình đang có ý định xin việc. Hay có thể tìm hiểu việc làm nào phù hợp với khả năng. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với trước kia.


    Thay vì phải đi từng công ty tìm hiểu từng vấn đề thì giờ bạn chỉ cần ngồi ở nhà và search mạng. Việc nộp CV cũng được một số các công ty đơn giản hóa. Bằng hình thức CV online chứ không cần đến tận công ty để nộp CV như trước đây. Chính vì vậy, không có lý do gì để bạn không tìm được việc làm hiệu quả nhất cho mình. Chỉ cần bạn hay theo dõi những trang dành cho công việc hoặc tìm kiếm việc làm. Thì công việc tốt sẽ bày ra trước mắt bạn.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  3. Top 18

    Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc làm mang nét riêng của bạn.

    Một số người cho rằng lá đơn xin việc cứ viết cho đúng mẫu, đúng từng bước liệt kê những thông tin chi tiết vừa phải là đủ. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm đó Một bộ hồ sơ xin việc làm "khác biệt" sẽ giúp bạn dễ được tuyển chọn hơn nhiều.


    Vậy sự khác biệt ở đây là gì? "Giữa hàng trăm lá đơn xin việc, sự khác biệt từ lá đơn của bạn là một lợi thế đặc biệt" Hãy thử nghĩ mà xem, nếu các bạn là một nhà tuyển dụng, giữa hàng trăm lá đơn mà lá đơn nào cũng vẻn vẹn có vài dòng, xuất hiện một lá đơn đặc biệt, thì chắc hẳn bạn đã gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng rồi đó.


    Hãy thêm vào đó khả năng sở trường của bạn, những gì bạn có thể làm được cho họ và đưa ra một lí do thiết thực bạn có thể là người làm tốt nhất khi ở vị trí đó. Tôi chắc chắn với ấn tượng ban đầu như vậy, bạn sẽ có một lợi thế trong việc kiếm cho mình một công việc như ý rồi đó.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  4. Top 17

    Trả lời phỏng vấn lưu loát, tự nhiên, chuẩn bị sẵn mọi tình huống một cách linh hoạt.

    Bạn biết đó, việc gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng là rất quan trọng. Điều nên tránh khi đi phỏng vấn là không nên ngắt lời, không sử dụng tiếng lóng, từ địa phương, đây là yếu tố mà nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ linh hoạt, khéo léo của ứng viên ở mức nào. Trong đầu bạn phải luôn suy nghĩ một cách linh hoạt, có logic, tự tin trả lời những câu hỏi mà các nhà tuyển dụng đưa ra.


    Phải nhớ là chuyện gì cũng có thể xảy ra, để kiểm tra mức độ linh hoạt, nhanh trí và năng động của bạn. Nhân viên năng động, có thể giải quyết những tình huống phá sinh một cách hợp lí chính là người mà các nhà tuyển dụng đang cần.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  5. Top 16

    Vấn đề kiêng kị khi đề cập đến lương bổng.

    Đối với những người đi xin việc làm, việc đề cập đến lương bổng phải chăng là một điều khó nói và họ thường ậm ừ, trả lời trong khoảng nào đó. Việc này có nên hay không? Hiện nay, xu hướng của các nhà tuyển dụng đặc biệt là các nhà tuyển dụng nước ngoài, họ rất "cởi mở" về vấn đề này. Họ không cần một nhân viên " giá rẻ" mà họ cần một con người tài năng.


    Thật vậy khi bạn trả lời với họ một cách tự tin rằng lương của tôi là một con số cụ thể. Bởi vì sao ư? Vì tôi có thể làm ra cho bạn gấp 4 gấp 5 lần số lương ấy. Tôi có thể làm được thế này....thế kia. Vì vậy tôi nghĩ mình đáng được hưởng thù lao như vậy. Qua kinh nghiệm tuyển dụng, các nhà tư vấn cho rằng điều tối kỵ đối với các ứng viên là không đề cập đến... lương, bởi đây là điều rất tế nhị. Nếu buộc phải trả lời, hãy đưa ra một con số cụ thể chứ đừng thế nào cũng được, vì phỏng vấn chính là một cuộc... đàm phán.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  6. Top 15

    Đừng ngần ngại bộc lộ cá tính của mình.

    Đều quan trọng nhất một ứng viên cần nhớ trong quá trình phỏng vấn đó là hãy là chính mình. Cá tính của bạn có thể giúp bạn nổi bật trong đám đông ứng viên. Khi có quá nhiều người cạnh tranh cho cùng một vị trí với trình độ tương đương, thì chắc hẳn họ sẽ chọn một người tự tin, dám bộc lộ cá tính và nét tính cách riêng trong con người của mình.


    Đôi khi, khiêm tốn là tốt nhưng đôi khi bạn cũng cần phải biết nâng tầm giá trị của mình lên. Đừng vì "khiêm tốn" quá mức để rồi mà làm giảm đi giá trị bản thân mình bạn nhé.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  7. Top 14

    Câu hỏi: "Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?"

    Trước khi bạn xin vào làm một vị trí nhất định nào đó trong doanh nghiệp, công ty, thậm chí là các tập đoàn, hãy nhớ tìm hiểu thật kĩ lưỡng về nơi mà bạn quyết định sẽ làm việc, tìm hiểu dù chỉ những chi tiết nhỏ nhất vì biết đâu chúng sẽ có hữu ích cho bạn.


    Khi được hỏi về hiểu biết của bạn hay ấn tượng về công ty, chắc chắn những ứng viên đã có sự chuẩn bị và có thể trình bày một cách dễ dàng và làm phong phú nội dung đó sẽ được đánh giá hơn một người không biết gì cứ ê a...ngân nga...hoặc là nói bừa. Vì vậy nhớ nhé, nên chuẩn bị thật kĩ, hãy bỏ chút thời gian ra tìm hiểu về nơi bạn sẽ làm việc nhé.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  8. Top 13

    Tìm kiếm "thị trường"

    Tìm kiếm các thị trường mà bạn thấy phù hợp nhất và có thể làm việc tốt nhất. Hãy tìm hiểu yêu cầu và công việc bạn phải làm trong công ty, các vấn đề khó khăn mà bạn có thể gặp phải và liệu bạn có thể giải quyết được hay không. Đừng suy nghĩ như một người đang tìm việc, hãy suy nghĩ như một người quan sát viên, tìm hiểu xem với một thị trường như vậy cần phải làm những gì.


    Một khi bạn đã tìm ra kỹ năng của bạn với thị trường, sau đó là thời gian để tìm kiếm các ngành nghề có tiềm năng, nó có thể có nhiều khó khó khăn nhưng bạn đừng vội nản lòng. Nếu có quá nhiều lựa chọn đôi khi bạn có thể cảm thấy chẳng có gì phù hợp cả, đặc biệt khi bạn đang cố gắng tìm một nghề mới cũng như sự hài lòng về công việc.


    Đương nhiên, bạn nên bắt đầu với nghề mà bạn thấy thú vị nhiều nhất nhưng cũng cần hiện thực trong khả năng của bạn.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  9. Top 12

    Xác định kỹ năng của bạn

    Kinh nghiệm là một điều quý báu và sẽ không bao giờ mất giá trị ngay cả khi nó chưa thực sự ứng dụng vào nghề nghiệp mới. Những kiến thức từ công việc trước như chiến lược lãnh đạo, kỹ thuật quản lý thời gian và thành thạo với các phần mềm máy tính sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc mới.


    Để sử dụng có hiệu quả kinh nghiệm của mình, điều quan trọng là bạn mô tả được công việc sắp tới của bạn. Xem xét lại tất các các nghề bạn đã từng làm trong quá khứ, kể cả vị trí tình nguyện viên, sau đó xác định mỗi nhiệm vụ, kinh nghiệm của công việc trước cho lĩnh vực hiện tại. Hãy đảm bảo rằng thông tin này cần được viết ra để bạn tiếp tục sử dụng nó.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  10. Top 11

    Khám phá những lựa chọn có sẵn

    Đừng giới hạn bản thân với những giấc mơ và lĩnh vực phổ biến cái mà thường đã quá bão hoà. Bạn cần phải xem xét thực tế và cân nhắc việc bạn định làm.


    Nghề nghiệp tốt nhất là phải phù hợp với nhu cầu của bạn chứ không chỉ là một công việc mơ mộng. Cách tốt nhất để tìm hiểu triển vọng nghề nghiệp có thể thông qua địa chỉ liên hệ hoặc tham khảo một số cơ quan tuyển dụng.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  11. Top 10

    Đừng nghĩ bạn chưa đủ tiêu chuẩn

    Một trong những lỗi mà các bạn mới tìm việc mắc phải. Đó là bỏ cuộc khi thấy bản thân không đáp ứng tiêu chí nào của yêu cầu công việc. Tất nhiên, các yêu cầu đó không phải để cho vui. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí kĩ sư phần mềm, thì chắc chắn bạn phải viết code. Nhưng thông thường những yêu cầu đó chỉ đơn giản là những điều mà đối với nhà tuyển dụng là “nên có”.


    “Tin tuyển dụng có thể dài và phức tạp. Thông thường sẽ có rất nhiều điều kiện mà bạn chưa đáp ứng được. Ví dụ như loại bằng cấp hay kinh nghiệm. Nhưng nếu bạn có thể làm tốt công việc đó, thì đừng để tin tuyển dụng làm bạn nản chí”, Angela Copelan. Nhà tư vấn sự nghiệp đã nói. “Rất nhiều nhà quản lý đã sao chép phần mô tả công việc từ nhiều nguồn và vội vã tổng hợp nó lại. Nếu bạn tin rằng công việc đó là dành cho bạn. Hãy ứng tuyển. Và sau đó hãy để công ty quyết định có phỏng vấn bạn hay không.”

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  12. Top 9

    Chia sẻ về những kinh nghiệm khác

    Bên cạnh đó, đừng ngần ngại chia sẻ về những kinh nghiệm nhấn mạnh các kĩ năng và tính cách của bạn. Kể cả bạn không được trả tiền cho những kĩ năng đó.


    “Khi bạn mới đi tìm việc, CV của bạn có vẻ trống trơn. Nếu bạn muốn tăng cơ hội được tuyển, tìm kiếm những cơ hội để làm đẹp CV của bạn”. Copeland khuyên. “Hãy xem xét việc tham gia các chương trình bồi dưỡng khả năng lãnh đạo, thực tập, hoặc các cơ hội tình nguyện. Làm tình nguyện cho các tổ chúc phi lợi nhuận có thể giúp bạn phát triển các kĩ năng, các mối quan hệ, và đặc biệt là CV của bạn”.


    Bạn có thể không có kinh nghiệm trong công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nhưng bạn đã hoàn thành những việc khác có liên quan. Hoặc thể hiện khả năng làm việc của bạn. MacLeod nói thêm. “Những công việc tình nguyện. Việc ở trường hay các tổ chức, đều có thể tận dụng được khi đi xin việc.”

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  13. Top 8

    Tìm kiếm một người lãnh đạo

    Rất hiểm khi công việc của bạn là công việc mơ ước. Vậy nên đừng nản chí nếu bạn không thể tìm được công việc ưng ý ngay lập tức. Tuy nhiên, một điều mà bạn nên tìm kiếm đó là một vị sếp tốt.


    “Vị sếp đầu tiên sẽ là người gây ảnh hưởng nhiều tới bạn. Hầu hết các vị sếp khi bạn mới tìm việc thường thiếu kinh nghiệm trong việc lãnh đạo. Và trớ trêu thay, đôi khi họ làm việc không tốt. Dẫn đến việc bạn sẽ không học hỏi được nhiều”. Debra Benton – Giám đốc điều hành của một công ty chia sẻ.


    Một điều quan trọng là hãy học hỏi càng nhiều càng tốt từ những người bạn trực tiếp làm việc cùng. Hãy nhìn nhận theo nấc thang về năng lực, văn hóa, tính cách, cách lãnh đạo của bất cứ ai mà bạn có thể tìm hiểu. Người bạn làm việc cùng quan trọng hơn những gì bạn đang làm.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  14. Top 7

    Thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn

    Càng thăng tiến xa, bạn càng ít khi làm việc một cách độc lập – bạn sẽ được trông chờ gửi gắm việc lãnh đạo một nhóm nào đó. Vì vậy, khi bạn chia sẻ về những kinh nghiệm trước đó. Nhấn mạnh sự sẵn lòng và khả năng dẫn dắt người khác của bạn, MacLeod chia sẻ.


    Người tìm việc tầm trung nên biết cách dẫn dắt và có thể ứng tuyển vào vị trí lãnh đạo thực sự đầu tiên của họ. Hãy nghĩ về cách mà bạn dẫn dắt người khác. Kể cả một cách không chính thức. Trong một số trường hợp từ công việc trước hay thậm chí bên ngoài công việc.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  15. Top 6

    Tạo quan hệ với đồng nghiệp

    Khi đã có thâm niên, sự hợp tác, đối xử tốt với người khác trở nên quan trọng. Những nhân viên tầm trung thường ở vị trí giữa. Họ phải kết nối với nhân viên, quản lý và những nhà điều hành cấp cao hơn.


    Khả năng làm việc trôi chảy và hợp tác với người khác là điều rất quan trọng. Đừng ngại chia sẻ những ví dụ cụ thể về cách bạn làm việc với người khác. Với tất cả các vị trí trong một tổ chức.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  16. Top 5

    Đặt câu hỏi: Điều này có giúp tôi đạt được mục tiêu?

    Khi mới bắt đầu đi làm. Nhiều người không chắc chắn rằng họ muốn làm gì, họ có thể chọn đại một công việc để có tiền và khám phá bản thân. Nhưng giờ bạn đã có kinh nghiệm. Đã đến lúc đi tìm những công việc hỗ trợ cho những ước mơ của bạn.


    Giờ bạn đã có một tầm nhìn rõ ràng hơn về việc bạn muốn xây dựng sự nghiệp lâu dài như thế nào, vậy nên hãy tự hỏi ‘công việc này có giúp tôi hoàn thành mục tiêu sự nghiệp? Đây là lúc bạn nên học hỏi một cách có tập trung và chọn lọc.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  17. Top 4

    Quan hệ mang đến cơ hội

    Ở giai đoạn này của sự nghiệp. Chắc chắn bạn đã xây dựng được cho mình một mạng lưới quan hệ đáng kể. Hãy tận dụng chúng để lấy thông tin và những lời khuyên về các vị trí đang mở.


    “Nhân sự cấp cao rất đắt và phải là người giàu kĩ năng và kinh nghiệm. Các công ty rất thích được giới thiệu hay nhìn thấy tên một ai đó mà họ nhận ra. Điều này giới hạn rủi ro khi tuyển dụng hơn. Vì vậy hãy ra ngoài, gặp gỡ và xây dựng các mối quan hệ với những người sẽ kết nối, giới thiệu và nói tốt về bạn cũng như kinh nghiệm của bạn,” MacLeod nói.


    Hãy tìm kiếm cơ hội gặp những người ngang hàng với bạn. Đi ăn trưa, chơi golf hay các hoạt động xã hội cùng họ. Bạn sẽ bất ngờ khi cơ hội ập tới.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  18. Top 3

    Mài giũa liên tục kĩ năng của bạn

    Xuyên suốt sự nghiệp, những kĩ năng và công cụ quan trọng trong ngành của bạn luôn được cải tiến mỗi ngày. Vì vậy nếu bạn muốn cạnh tranh, hãy luôn rèn luyện và mãi giũa năng lực của mình.


    Khi bạn tìm kiếm một công việc, hãy phân tích xem kỹ năng hiện tại của mình đang ở mức nào. Ví dụ, bạn đã xem xét đến công cụ lên lịch trực tuyến mới, hay bạn cần một trợ lý giúp bạn sắp xếp các cuộc họp? Nhân sự cấp cao hiện nay được kì vọng là có khả năng độc lập hơn trước đây. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, hãy đảm bảo rằng các kĩ năng của bạn luôn sẵn sàng cạnh tranh.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  19. Top 2

    Không bỏ cuộc

    Tìm việc không bao giờ là đơn giản. Chúng ta có thể xem nó như một trong những thách thức lớn. Đã có không ít ứng viên nản lòng, chùn bước mà vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Thật tồi tệ.


    Khi sự nỗ lực và kiên trì của bạn lắng xuống, hãy tìm cách đốt cháy nó lên. Tìm một ai đó nói chuyện, truyền động lực cho bạn là một cách khá hữu dụng. Bạn cũng có thể dành thời gian nghĩ lại chặng đường mình đã qua, và lý do tại sao bạn lại chọn đi trên con đường này.


    Số lượng công việc đang tuyển dụng khá nhiều, cùng với đó là lượng ứng viên tăng không kém. Hãy tận dụng những lời khuyên bên trên để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn xứng đáng hơn những ứng viên khác. Như vậy, việc chinh phục một công việc tốt chẳng phải sẽ dễ dàng hơn hay sao?

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
  20. Top 1

    Xem xét việc khởi nghiệp

    Khởi nghiệp không chỉ là xu thế cho những người trẻ tuổi. Một khi bạn đã có danh tiếng. Hãy liên lạc, hoàn thiện sản phẩm và thành lập công ty của riêng có thể là một ý kiến hay.


    Với số tiền bạn tiết kiệm được. Bạn có thể làm gì đó đặc biệt. Đó sẽ là khởi đầu của một chặng đường mới của riêng bạn.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy