Top 11 Bí quyết hạn chế mâu thuẫn với đồng nghiệp

Phương Bùi 292 0 Báo lỗi

Trong công việc không tránh khỏi những mâu thuẫn với đồng nghiệp, việc này thường gây bất hòa và khó khăn cho bạn sau này, làm giảm hiệu quả làm việc. Dưới đây ... xem thêm...

  1. Bạn nên chú ý nhiều hơn tới tính tình và phong cách làm việc để hợp tác ăn ý hơn với đồng nghiệp. Mỗi người có một sở thích cá nhân và cung cách giao tiếp khác nhau vì thế bạn nên hòa hợp với họ, không nên đặt cái tôi của bản thân quá cao.


    Bên cạnh đó, khi làm việc chung, hãy đặt mình vào vị trí của người cộng sự mà thông cảm cho áp lực mà họ đang chịu. Nếu bạn làm được điều này, đồng nghiệp của bạn sẽ tôn trọng, yêu quý bạn và cố gắng cho công việc nhiều hơn, đặc biệt là tránh được những cuộc cãi vã không đáng có.

    Đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp
    Đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp
    Đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp
    Đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp

  2. Đây là yếu tố dẫn đến sự bất đồng nhiều nhất khi hợp tác với nhau. Chính vì vậy, khi phân công nhiệm vụ, hãy lưu ý rằng phải luôn rạch ròi, công bằng, tránh trường hợp mọi người cảm thấy không công bằng vì người này làm việc nhiều hơn, người kia làm việc ít hơn.


    Tốt nhất là cả nhóm nên họp lại với nhau để cùng bàn bạc thống nhất công việc, sau đó phải thường xuyên theo dõi tiến độ công việc để thúc đẩy công việc diễn ra như mong muốn. Việc này sẽ giúp tất cả thành viên thấy bản thân được tôn trọng, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng từ đó phấn đấu hoàn thành phần việc được giao một cách hiệu quả.

    Rõ ràng trong công việc
    Rõ ràng trong công việc
    Rõ ràng trong công việc
    Rõ ràng trong công việc
  3. Phải luôn ghi nhớ điều này: không ai hoàn hảo 100% ngay cả bản thân bạn. Vì thế, khi đồng nghiệp bạn có điểm yếu thì cũng đừng chỉ trích họ, điều này chỉ làm cho mối quan hệ của bạn tệ thêm thôi. Một khi đã bất đồng quan điểm, cả bạn và đồng nghiệp đều đang rất cố gắng để bảo vệ quan điểm đó của chính mình. Lúc này, nếu không cẩn thận trong việc tranh luận thì sẽ dẫn đến những xung đột không nên có.


    Chính vì thế điều bạn cần làm là không nên cố gắng bảo vệ quan điểm của mình ngay lúc đó. Mà hãy tìm một thời điểm khác thích hợp hơn để nói chuyện lại với nhau khi cả hai đã bình tĩnh trở lại. Hãy tuyên dương điểm mạnh của họ khuyến khích họ phát huy, đồng thời khéo léo nhắc nhở họ về những điểm yếu. Bên cạnh đó, khi làm việc nhóm bạn có thể phân công hoặc gợi ý để đồng nghiệp mình chọn công việc phù hợp với họ hơn.

    Chấp nhận khuyết điểm của đồng nghiệp theo hướng tích cực
    Chấp nhận khuyết điểm của đồng nghiệp theo hướng tích cực
    Chấp nhận khuyết điểm của đồng nghiệp theo hướng tích cực
    Chấp nhận khuyết điểm của đồng nghiệp theo hướng tích cực
  4. Khi đồng nghiệp làm sai và điều đó ảnh hưởng tới bạn, tất nhiên bạn không thể im lặng mà chấp nhận. Điều bạn cần làm là góp ý trực tiếp với họ. Tuy nhiên, hãy lựa chọn ngôn ngữ và biểu cảm phù hợp, thể hiện được sự tôn trọng lẫn nhau, vì chỉ cần bạn thể hiện sai thì mâu thuẫn của bạn và đồng nghiệp sẽ xảy ra và tình hình ngày một nghiêm trọng hơn.


    Chúng ta không nên tỏ ra thái độ khó chịu, không hài lòng cho dù đồng nghiệp của mình có đang làm sai đi chăng nữa. Bạn cũng không nên tỏ ra gượng ép phải vui vẻ với đồng nghiệp khi nói chuyện, chính như thế sẽ làm cho người đối diện cảm thấy giả tạo. Nếu không vui thì bạn có thể ít giao tiếp lại một chút. Hãy hẹn họ đi ăn cơm hoặc uống nước và góp ý một cách vui vẻ, thân tình, chắc chắn đồng nghiệp của bạn sẽ hiểu và tôn trọng lời góp ý của bạn.

    Góp ý trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
    Góp ý trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
    Góp ý trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
    Góp ý trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
  5. Rất nhiều người vì lòng tự trọng mà chọn cách im lặng để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn không giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến tình hình xấu đi. Điều bạn cần làm là trình bày với đồng nghiệp những gì bạn nghĩ một cách tôn trọng, hòa nhã, cùng nhau tìm ra mấu chốt vấn đề và giải quyết hiểu lầm với nhau.


    Tuyệt đối, không đi nói xấu sau lưng đồng nghiệp vì đây là cách làm tồi tệ nhất, khiến sự bất hòa ngày một nghiêm trọng. Nếu bạn mạnh dạn giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp, mọi người sẽ tin tưởng, và đánh giá bạn là một người cương trực, ngay thẳng.

    Không để mâu thuẫn kéo dài
    Không để mâu thuẫn kéo dài
    Không để mâu thuẫn kéo dài
    Không để mâu thuẫn kéo dài
  6. Nếu bạn thực sự không thích đồng nghiệp của mình, bạn hoàn toàn có thể hạn chế tối đa việc giao tiếp, ngoại trừ các cuộc gặp gỡ trong công việc. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các xích mích và mâu thuẫn trong mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp. Trong trường hợp bạn và đồng nghiệp làm việc cùng nhóm hoặc cùng làm một dự án, cần phải duy trì mối quan hệ, hãy đổi chủ đề nói chuyện.


    Khi họ bắt đầu bàn luận không tốt về một người khác hoặc nói về các chủ đề dễ gây tranh cãi, hãy tìm một chủ đề khác một cách khéo léo để cuộc nói chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể chọn các chủ đề về các tin nóng trong ngày, sở thích chung, về công việc. Đây là cách rất hiệu quả để hạn chế các tranh cãi trong mối quan hệ với đồng nghiệp.

    Thay đổi chủ đề
    Thay đổi chủ đề
    Thay đổi chủ đề
    Thay đổi chủ đề
  7. Nếu đồng nghiệp của bạn trở nên quá khích, tốt nhất bạn nên tạm ngưng buổi nói chuyện. Bạn có thể ra khỏi phòng hoặc tạm thời ngưng tranh cãi để quan sát tình hình xung quanh. Cách này sẽ giúp bạn biết cần phải làm gì tiếp theo. Bạn có thể thử thay đổi cách nói chuyện: dùng bảng, dùng giấy để thảo luận, thậm chí có thể đề nghị tiếp tục câu chuyện trong lúc ăn tối. Nếu tất cả những cách này đều không hiệu quả, hãy rút lui và tìm một người thứ ba để giải quyết đó là sếp của bạn.


    Khi bất đồng giữa bạn và người đồng nghiệp trở nên nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ sếp của mình. Với cương vị được nhiều người tôn trọng, chắc chắn sếp của bạn sẽ đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho cả đôi bên, các lời khuyên này cũng có sức nặng hơn và có thể giúp bạn giải quyết tốt hơn các vấn đề với đồng nghiệp. Đây cũng là cách hữu ích giúp bạn giải quyết các căng thẳng giữa những người đồng nghiệp của mình.

    Tìm kiếm sự giúp đỡ từ “sếp”
    Tìm kiếm sự giúp đỡ từ “sếp”
    Tìm kiếm sự giúp đỡ từ “sếp”
    Tìm kiếm sự giúp đỡ từ “sếp”
  8. Đem người khác ra làm trò tiêu khiển, cười cợt chẳng thể làm cho người đó xấu đi, hay tồi tệ hơn. Thay vì nói xấu người khác thì bạn hãy dành thời gian rảnh để chăm lo cho bản thân, bạn có thể đọc sách mở mang kiến thức, đi café thư giãn, hoặc mua sắm cho mình một bộ đồ thật đẹp để bản thân cảm thấy thoải mái hơn.


    Trong cuộc sống, ai cũng đã từng mắc sai lầm, và bạn cũng vậy, không lúc này thì lúc khác, vậy hà cớ gì bạn lại cười đùa và phê phán sai lầm của người khác? Hãy thử tưởng tượng nếu bạn là người mắc sai lầm và mọi người xung quanh cười đùa bạn, cảm giác đấy thật sự rất khó chịu. Người khác còn xem hành động đó của bạn là vô duyên, bất lịch sự. Thay vì cười đùa, giễu cợt, thì hãy tìm cách giúp đỡ họ giải quyết và đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho những trường hợp như vậy.

    Đừng cười đùa trên sai lầm của người khác
    Đừng cười đùa trên sai lầm của người khác
    Đừng cười đùa trên sai lầm của người khác
    Đừng cười đùa trên sai lầm của người khác
  9. Ở đây không chỉ là kiên nhẫn ngồi im lắng nghe người khác nói mà là bạn phải “thực sự lắng nghe” những gì họ nói, đồng thời cũng phải lên kế hoạch bạn sẽ nói những gì sau khi người kia nói xong. Bạn nên áp dụng một vài cách để vẫn giữ sự tập trung trong khi nghe người khác nói.


    Nếu nói chuyện qua điện thoại và đồng nghiệp không nhìn thấy bạn, hãy ghi lại một vài ý chính mà bạn muốn nói trên giấy để nhắc nhở mình chỉ tập trung vào những điểm ấy sau khi người kia nói xong. Thực sự lắng nghe giúp người nói nhận thấy rằng họ đang được bạn tôn trọng. Bạn cũng có thể nảy ra nhiều ý tưởng mới khi nghe đồng nghiệp trình bày quan điểm của họ, bạn sẽ bỏ lỡ điều này nếu không thực sự lắng nghe người khác nói.

    Thực sự lắng nghe
    Thực sự lắng nghe
    Thực sự lắng nghe
    Thực sự lắng nghe
  10. Trong các tình huống mâu thuẫn, cãi vã bạn cần giữ sự bình tĩnh để có thể làm chủ tình hình. Cố gắng tìm cách làm giảm sự căng thẳng giữa bạn và đồng nghiệp. Tại môi trường công sở, để thành công trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, bạn cần giữ cho đầu óc tỉnh táo, duy trì thái độ điềm tĩnh và hành xử theo lý trí.


    Nóng giận luôn làm cho con người mất hết lý trí, lúc đó bạn chỉ nghĩ đến sự tức giận của mình mà lại không để ý đến quan điểm của đồng nghiệp, biết đâu bạn lại là người sai thì sao. Chính vì thế trong những lúc nóng giận thì bạn không nên tiếp tục cuộc tranh luận nữa, hãy tìm lúc khác để nói chuyện nhưng thật khéo léo nhé. Hãy dành không gian riêng để xử lý những xích mích giữa bạn và đồng nghiệp. Tuyệt đối không giải quyết xích mích với đồng nghiệp tại nơi đông người hay nơi công cộng.

    Giữ bình tĩnh
    Giữ bình tĩnh
    Giữ bình tĩnh
    Giữ bình tĩnh
  11. Khi có xích mích, bất đồng với đồng nghiệp, hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết. Không nên để mâu thuẫn kéo dài, có thể khiến tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Bạn hãy chọn một thời điểm thích hợp trò chuyện cùng đồng nghiệp để giải quyết những xích mích giữa hai người. Bạn nên chủ động hành động thay vì cố chấp cho rằng đồng nghiệp của bạn là người có lỗi nên họ phải lên tiếng trước.


    Việc nói chuyện một cách thẳng thắn và cởi mở là một biện pháp tuyệt vời giúp tháo gỡ những mâu thuẫn, xích mích nhanh nhất. Thực tế bạn dành thời gian ở công sở còn nhiều hơn ở nhà. Vì thế không ai muốn giữ mãi trạng thái đối đầu nơi công sở hết. Khi bạn chủ động làm hòa với đồng nghiệp họ cũng sẽ sẵn sàng mở lòng ra với bạn mà thôi. Trong mọi tình huống, bạn nên nhớ rằng nguyên tắc giao tiếp với mọi người nơi công sở chính là linh hoạt và cảm thông.

    Tìm cơ hội thích hợp để trò chuyện
    Tìm cơ hội thích hợp để trò chuyện
    Tìm cơ hội thích hợp để trò chuyện
    Tìm cơ hội thích hợp để trò chuyện




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy