Top 10 Căn bệnh lây truyền do Muỗi cần cảnh giác nhất

CamGiang Vo 137 0 Báo lỗi

Chúng ta đều biết muỗi là trung gian lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm ở người và động vật. Muỗi hút máu người và động vật, và dường như vô tình nhưng nó đã ... xem thêm...

  1. Thời gian gần đây dư luận cả thế giới hoang mang với loại virus Zika gây đầu nhỏ ở trẻ. Virus Zika không phải chỉ mới phát hiện thời gian gần đây, lần đầu tiên được tìm thấy virus Zika là ở châu Phi và những năm 1940, sau đó lan truyền sang khu vực Nam, Trung Mỹ, Mexico, vùng Carribean, Đông Nam Á và quần đảo Thái Bình Dương. Virus Zika hiện nay được biết chủ yếu lan truyền qua loại muỗi vằn Aedes - một loại muỗi có khá nhiều ở nước ta. Ngoài ra virus Zika còn được phát hiện lan truyền qua đường tình dục, đường từ mẹ sang con.


    Sở dĩ, căn bệnh này bị cho là nguy hiểm bởi đối tượng mà nó gây bệnh là phụ nữ mang thai, và thai nhi. Nó có thể gây dị tật bẩm sinh, khiến não bị teo nhỏ gây bệnh đầu nhỏ. Bệnh đầu nhỏ khiến cho trẻ sơ sinh không phát triển một cách đầy đủ, trọn vẹn, làm chậm phát triển trí tuệ và một số vấn đề về sức khỏe, thể lực của cơ thể. Những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm virus Zika: sốt nhẹ, sau đó có những phản ứng viêm, dị ứng có ban dát sẩn trên da, viêm khớp, gout… Cho đến hiện nay, virus Zika vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu, một số công trình nghiên cứu về vacxin phòng ngừa và thuốc trị loại virus Zika được tiến hành ở nhiều trung tâm lớn trên thế giới.


    Cách phòng ngừa loại virus Zika không gì khác ngoài việc tránh bị muỗi đốt đặc biệt là muỗi vằn Aedes. Ngoài ra phải đảm bảo các biện pháp về an toàn tình dục, nếu không có việc gì quan trọng thì nên tránh đi du lịch, tham quan ở những khu vực công bố có dịch virus Zika. Ở Việt Nam, một thông tin mới nhất ngày 11/11/2016 đã phát hiện 5 trường hợp nghi bị nhiễm virus Zika tại TP. HCM.

    Muỗi lây truyền virus Zika gây hiện tượng đầu nhỏ ở trẻ - Nguồn Internet
    Muỗi lây truyền virus Zika gây hiện tượng đầu nhỏ ở trẻ - Nguồn Internet
    Muỗi lây truyền virus Zika gây hiện tượng đầu nhỏ ở trẻ
    Muỗi lây truyền virus Zika gây hiện tượng đầu nhỏ ở trẻ

  2. Siêu vi trùng West Nile là một loại bệnh gây nguy hiểm đến não người như viêm não, viêm màng não. Loại siêu vi trùng West Nile này được phát hiện năm 1937 tại Uganda có mặt ở nhiều nơi trong tự nhiên và có khả năng lây truyền không chỉ ở người mà còn ở nhiều loài chim và một số loại động vật có vú khác. Loại siêu vi trùng này cũng được lây truyền sang trung gian là muỗi vằn Aedes, ngoài ra nó còn được lây truyền qua con đường truyền máu, một số trường hợp ghép nội tạng, ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên một điều yên tâm là loại siêu vi trùng West Nile không lây truyền qua con đường từ người sang người thông qua những tiếp xúc thông thường bên ngoài.


    Về triệu chứng để nhận biết có bị nhiễm loại virus này tương đối khó, vì khoảng 80% những trường hợp bị nhiễm West Nile không hề có những biểu hiện ban đầu nào khác thường, chỉ có tỉ lệ khoảng 20% số người mắc bệnh có các biểu hiện ho, tiêu chảy, biến ăn, nhức đầu, ói mửa đau khớp và các cơ, những trường hợp nặng hơn có thể bị đau mắt, cứng các cơ khó khăn trong việc đi lại vận động, động kinh hoặc nhiều khi có thể rơi vào tình trạng bị hôn mê.


    Sở dĩ căn bệnh này được đưa vào danh sách cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm do muỗi làm trung gian là vì tác hại nghiêm trọng của nó đối với những trường hợp nặng không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến co giật, sưng não, viêm màng não thậm chí trường hợp xấu nhất là tử vong. Mọi đối tượng đều có khả năng nhiễm siêu vi trùng West Nile, tuy nhiên với đối tượng là những người trên 50 tuổi thì có nguy cơ cao hơn. Đối với những trường hợp nhẹ thông thường thì bệnh không cần điều trị đặc hiệu khi đến các cơ quan y tế các bác sĩ thường tư vấn kê đơn thuốc theo các triệu chứng. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng hơn, có dấu hiệu bị nhiễm trùng não sau 3 – 6 ngày theo dõi thì có thể kéo dài thời gian điều trị lâu hơn 1 tuần. Để phòng ngừa loại siêu vi trùng này trước hết là tránh bị muỗi đốt, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ không cho muỗi có điều kiện lan truyền bệnh.

    Siêu vi trùng West Nile - Nguồn Internet
    Siêu vi trùng West Nile - Nguồn Internet
    Siêu vi trùng West Nile
    Siêu vi trùng West Nile
  3. Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm đến não, làm tổn thương trầm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh viêm não Nhật Bản được phát hiện xuất hiện khá phổ biến ở các nước châu Á, khu vực Tây Thái Bình Dương, vùng Trung và Nam Mỹ. Viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm do muỗi có chứa Virus viêm não Nhật Bản đốt và lan truyền bệnh. Nguyên nhân khởi thủy của loại bệnh này là từ các chuồng lợn và một số động vật khác có chứa virus viêm não Nhật Bản, tuy những con lợn bị nhiễm virus này nhưng lại không bị bệnh mà nó trở thành những ổ chứa virus viêm não Nhật Bản, khi muỗi hút phải máu lợn bị nhiễm virus sẽ truyền sang cơ thể người bị muỗi đốt. Có rất nhiều loại muỗi có thể mang virus lan truyền bệnh nhưng chủ yếu vẫn là 2 loại muỗi muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex Vishnui.


    Đây được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm là vì đối tượng thường mắc phải là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 2 – 6 tuổi chiếm đến 75% tổng số trẻ mắc bệnh. Một số biểu hiện của viêm não Nhật Bản từ khi bắt đầu là những cơn sốt đột ngột, kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi đau đầu, nôn mửa, những trường hợp nặng hơn có thể bị sốt cao kéo dài lên đến 38 – 400C, nôn nhiều, táo bón, đau đầu, cứng gáy, vật vã, hôn mê li bì, lên cơn co giật, lưỡi và mi mắt hoặc toàn thân bị liệt cứng. Tùy theo mức độ phát hiện bệnh sớm hay muộn, mà tỉ lệ tử vong có thể lên đến 0.3 – 60%. Những trường hợp được phát hiện sớm và được đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời thì có thể hoàn toàn bình phục.


    Đây là một căn bệnh có nguy cơ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề như: đần độn, giảm trí tuệ, động kinh, liệt… Chính vì thế cần có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình tránh những nguy cơ bị muỗi đốt, và một nguyên tắc vàng là phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất.

    Viêm não Nhật Bản - Nguồn Internet
    Viêm não Nhật Bản - Nguồn Internet
    Viêm não Nhật Bản
    Viêm não Nhật Bản
  4. Sốt Chikungunya là một căn bệnh diễn ra đột ngột do virus cấp tính Chikungunya . Căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên năm 1953 tại Tanzania, chủ yếu ở khu vực châu Á, Ấn Độ, một số khu vực ở châu Âu và Châu Mỹ. Sốt Chikungunya cũng là một loại bệnh do muỗi có chứa virus gây bệnh lan truyền. Loại muỗi truyền bệnh này là loại muỗi vằn Aedes. Bệnh sốt Chikungunya là một căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng phổ biến: nhức đầu, nôn mửa, đau lưng, phát ban, đau khớp có thể kéo dài trong thời gian khoảng vài tuần với những cơn sốt cao đột ngột từ 39 – 400 và "rét" thành từng cơn.


    Tuy căn bệnh này được cho là lành tính, vì những trường hợp nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên bệnh này tác động rất lớn đến các khớp ở người. Bệnh nhân thường phải hứng chịu những cơn đau nhức dữ dội ở các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, bàn tay và bàn chân làm cho bệnh nhân không thể đi thẳng được mà phải đi trong tư thế lưng khom. Chính vì thế mà bệnh sốt Chikungunya còn được gọi là bệnh “đi khom lưng”. Đối với đối tượng là trẻ em có sức đề kháng còn yếu khi bị bệnh này có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, triệu chứng này cũng có thể gặp ở đối tượng người lớn bị nhiễm nặng.


    Một số ghi nhận cho biết bệnh nhân của sốt Chikungunya thường phải hứng chịu những cơn đau khớp vào buổi sáng. Bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, học tập và làm việc của nhiều bệnh nhân. Chính vì vậy phòng ngừa muỗi đốt là biện pháp cơ bản để phòng tránh sốt Chikungunya.

    Sốt Chikungunya - Nguồn Internet
    Sốt Chikungunya - Nguồn Internet
    Sốt Chikungunya
    Sốt Chikungunya
  5. Sốt xuất huyết là một căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt như là khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Mỹ Latinh. Ở nước ta tỷ lệ người mắc bệnh sốt xuất huyết này được ghi nhận khá nhiều đặc biệt những mùa muỗi nhiều. Sốt xuất huyết cũng là một bệnh lây truyền qua trung gian muỗi muỗi vằn Aedes. Sốt xuất huyết là bệnh sốt cao và có hiện tượng xuất huyết dưới da gây ra những vết bầm tím người bệnh, chảy máu chân răng.


    Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể nhận biết được như, đột ngột sốt cao từ 39 – 400C, đau đầu, đau mình, đau mắt đỏ, sau đó xuất hiện hiện tượng xuất huyết từ nhẹ, chuyển dần sang nặng nếu không kịp thời chữa trị. Sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi tuy nhiên trẻ em thường gặp nhiều hơn. Hiện tượng xuất huyết ở căn bệnh sốt xuất huyết không phải chỉ có xuất huyết da với những vết hoặc những chấm xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, lòng bàn tay bàn chân… mà còn có chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, tiểu ra máu, đối với nữ có hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hoặc có kinh nguyệt sớm hơn nhiều so với định kỳ.


    Tuy sốt xuất huyết nguy hiểm và khá phổ biến tuy nhiên có thể yên tâm vì sốt xuất huyết cho đến thời điểm hiện tại đã có vacxin phòng ngừa, nhưng chưa có thuốc đặc trị, cách chữa bệnh được dùng hiện nay là điều trị các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Biết được những nguy cơ, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết thì mỗi chúng ta phải bảo vệ chính bản thân và người thân tránh khỏi nguy cơ bị muỗi đốt, nếu có những biểu hiện ban đầu về bệnh thì phải đưa nhanh đến cơ sở y tế để kịp thời tham khám, chữa trị.

    Sốt xuất huyết - Nguồn Internet
    Sốt xuất huyết - Nguồn Internet
    Sốt xuất huyết
    Sốt xuất huyết
  6. Cấp tính Sốt vàng da là một bệnh sốt gây vàng da, do siêu vi trùng Flaviviridae gây ra. Sốt vàng da là một căn bệnh khá phổ biến tại khu vực châu Phi và Nam Mỹ. Những người bị bệnh sốt vàng da sẽ có nguy cơ bị các biến chứng sau các cơn sốt cao là hiện tượng vàng da và lòng trắng mắt, khoảng một nửa bệnh nhân có biến chứng thậm chí dẫn đến tử vong nếu không kịp thời chữa trị.


    Sốt vàng da chủ yếu xuất hiện ở người và các loài linh trưởng, với sinh vật trung gian lây truyền bệnh là muỗi có chứa siêu vi trùng gây bệnh sốt vàng da. Triệu chứng của căn bệnh này là các cơn sốt cao thèm ăn, đau bắp cơ và lưng, nhức đầu, những trường hợp nặng hơn, sốt tái phát, đau bụng và tổn thương gan xuất hiện các biểu hiện vàng da. Sở dĩ bệnh sốt vàng da được cho là một căn bệnh nguy hiểm vì nó tác động đến bộ phận chức năng trong cơ thể như gan, thận… Những triệu chứng ban đầu của sốt vàng da khó phân biệt với các loại sốt khác.


    Một thông tin cho các bạn yên tâm về căn bệnh sốt vàng da là hiện nay đã có vacxin phòng chống bệnh sốt vàng da khá an toàn và hiệu quả. Những trường hợp bị bệnh thì chưa có thuốc đặc trị chỉ có thể điều trị các triệu chứng của sốt vàng da. Phòng ngừa muỗi, phát quan, dọn vệ sinh môi trường sống của mình, không để muỗi và các vi sinh vật gây bệnh khác trú ngụ đe dọa sức khỏe của con người.

    Sốt vàng da - Nguồn Internet
    Sốt vàng da - Nguồn Internet
    Sốt vàng da
    Sốt vàng da
  7. Một căn bệnh khác cũng do muỗi lây truyền cũng khá nguy hiểm đó là bệnh sốt rét. Hằng năm những cơn sốt rét nặng biến chứng có thể cướp đi tính mạng của hơn 600.000 người trên toàn thế giới. Sốt rét hay còn gọi với tên là “ngã nước” có thể được lây truyền từ người này sang người khác thông qua sinh vật trung gian là muỗi Anopheles. Muỗi Anopheles lây truyền bệnh khi nó hút phải máu người bệnh sốt rét có chứa ký sinh trùng Plasmodium.


    Bệnh sốt rét phổ biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở vùng châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Đối tượng thường mắc bệnh sốt rét là trẻ em đặc biệt là trẻ em khu vực phía nam sa mạc Sahara. Các biểu hiện và triệu chứng của sốt rét giống với những loại bệnh sốt, cảm cúm khác, như là: đau dấu, lên cơn sốt, đau khớp, nôn mửa, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc và lên cơn co giật.


    Nếu thấy sức khỏe có một số biểu hiện khác thường thì nhất định phải đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh những trường hợp sốt rét ác tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Mỗi người phải tự bảo vệ mình tránh các tác nhân muỗi đốt lan truyền bệnh.

    Sốt rét - Nguồn Internet
    Sốt rét - Nguồn Internet
    Sốt rét
    Sốt rét
  8. Viêm não ngựa Tây là một căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, loại viêm não ngựa Tây này cũng lây truyền qua các vết cắn của muỗi. Loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm này thường gặp ở khu vực phía Tây Hoa Kỳ và Canada. Viêm não ngựa Tây có các triệu chứng thường gặp như đau đầu, lên cơn sốt cao, đau cổ, mệt mỏi, ớn lạnh, đau khớp và các cơ bắp, nôn mửa.


    Những trường hợp viêm não ngựa Tây nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm não, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong. Khi bị nhiễm viêm não ngựa Tây, sẽ được điều trị bằng cách chăm sóc hô hấp, đảm bảo nhịp thở ổn định, truyền dịch và điện giải, kiểm soát các cơn co giật, giảm nguy cơ phù nề não. Với những nguy hiểm của viêm não ngựa Tây, chúng ta cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ cơ bản trước các vết cắn do muỗi đốt.

    Viêm não ngựa Tây - Nguồn Internet
    Viêm não ngựa Tây - Nguồn Internet
    Viêm não ngựa Tây
    Viêm não ngựa Tây
  9. Dirofilaria immitis là một bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của con người. Nguyên nhân của căn bệnh này là do một loại giun tròn sống ký sinh có tên “Heartworm” có trong máu người nhiễm bệnh lan truyền rộng ra nhiều đối tượng thông qua trung gian là muỗi. Các vật chủ là nguồn gốc ký sinh của giun tròn gây bệnh Dirofilaria immitis là các loài chó, mèo, vẹt và các loài động vật hoang dã như: chó sói, cáo, chồn, sư tử, thậm chí còn ở cả con người. Bệnh Dirofilaria immitis khá phổ biến ở khu vực Canada, Mỹ. Căn bệnh này được đánh giá ở mức độ nguy hiểm cao vì loại giun tròn ký sinh này có thể di chuyển tới tim phải và thậm chí nhiễm trùng các tĩnh mạch có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là tử vong.


    Các triệu chứng của bệnh là sốt cao, ho, ho ra máu, giảm cân nhanh chóng, hôn mê, trường hợp không kịp thời phát hiện có thể bị suy tim và tử vong nhanh chóng. Hiện tại việc điều trị căn bệnh này quan trọng nhất là yếu tố thời gian, phát hiện bệnh kịp thời và điều trị các triệu chứng của bệnh, loại bỏ loại ký sinh nguy hiểm này ra khỏi cơ thể người bệnh. Biện pháp an toàn cho sức khỏe tránh khỏi căn bệnh này chỉ có thể là cẩn thận trong ăn uống, tiếp xúc với các loại vật nuôi và động vật hoang dã có khả năng là vật chủ truyền bệnh, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt cho bản thân và gia đình.

    Dirofilaria immitis  - Nguồn Internet
    Dirofilaria immitis - Nguồn Internet
    Dirofilaria immitis
    Dirofilaria immitis
  10. Sốt Rift Valley là một loại bệnh sốt cấp tính, nguy hiểm xuất hiện nhiều ờ các loài động vật và cả ở người. Các vật nuôi quanh nhà như: trâu, bò, cừu, dê, lạc đà, có thể lây truyền sang người nếu như bị muỗi có chứa virus gây bệnh Sốt Rift Valley đốt phải. Loại sốt này thường phát sinh nhiều vào mùa mưa lớn và có thể trở thành ổ dịch, có tỉ lệ tử vong cao ở cả người và động vật. Trường hợp đầu tiên phát hiện bệnh này là từ năm 1930 tại thung lũng Rift. Từ khi xuất hiện cho đến nay nhiều vụ dịch lớn đã xảy ra, như tại khu vực sa mạc Sahara và Bắc Phi năm 1997 – 1998 ở Kenya, ước tính có đến 89.000 trường hợp người nhiễm bệnh với số lượng người tử vong là 478 người. Sốt Rift Valley xuất hiện nhiều ở khu vực châu Phi, Ả Rập Saudi, và nhiều quốc gia châu Á.


    Có rất nhiều loại muỗi có khả năng làm trung gian truyền bệnh Sốt Rift Valley như: Aedes, Anopheles, Culex, Eretmapodites, Mansonia… Các triệu chứng của bệnh này là: sốt cao đột ngột, đau đầu, đau lưng, cứng các cơ, sợ ánh sáng, xuất huyết. Cũng như các bệnh ở trên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu loại sốt này, tất các các phương thức đặc ra chỉ là điều trị các triệu chứng một cách kịp thời và nhanh chóng.

    Sốt Rift Valley - Nguồn Internet
    Sốt Rift Valley - Nguồn Internet
    Sốt Rift Valley
    Sốt Rift Valley



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy