Top 10 Món ăn đặc trưng ngày Tết ở miền Bắc

Nhu NG 1500 0 Báo lỗi

Tết là ngày mọi người trong gia đình được sum vầy bên nhau, trong những ngày này họ cùng nhau nấu những món ăn đặc trưng. Ngày Tết trong mỗi vùng miền lại có ... xem thêm...

  1. Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới. Trong tâm thức người Việt, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành nét đẹp của con người Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.


    Bánh chưng xanh có hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.


    Miền Bắc với tết là phải có bánh chưng xanh, nó thể hiện mọi sự tinh túy nhất của đất trời. Cách làm và nấu bánh chưng đơn giản nhưng cũng cần phải có sự khéo léo mới có thể tạo ra những chiếc bánh đẹp và vừa vặn. Cách chọn gạo nếp phải chọn loại gạo dẻo thơm nhất để lâu không bị cứng gạo. Phần nhân của bánh thường có thịt, đậu xanh, hạt tiêu. Khi gói phải gói chặt tay và luộc trong khoảng 8 - 10 tiếng mới vớt ra rửa qua nước lã, dùng một tấm ván với những vật nặng ép chặt bánh cho rỏ bớt nước ngấm vào bánh để khi cắt bánh được dẻo và không bị nát.

    Bánh chưng được tạo ra qua bàn tay khéo léo của con người
    Bánh chưng được tạo ra qua bàn tay khéo léo của con người
    Bánh chưng, món đặc trưng ngày Tết
    Bánh chưng, món đặc trưng ngày Tết

  2. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là đôi câu đối chỉnh chu mà vô cùng hợp lý về ngày Tết cổ truyền của ông bà ta xưa. Năm mới đến, ai cũng cầu mong sự đủ đầy, viên mãn: Tâm hoan hỉ, thân sung túc. Vừa được ăn những món cầu kì hơn ngày thường, lại vừa được thưởng thức cái không khí nô nức, vui vầy của ngày xuân mới… thật đúng là như ý, hảo hợp biết bao. Dưa Hành là món không thể thiếu trong ngày Tết của miền Bắc. Cũng đúng như câu ví thời xưa “Thịt mỡ dưa hành”. Dưa Hành thường được sử dụng là món ăn kèm với Bánh Chưng hoặc các loại thịt nhiều mỡ như thịt đông, thịt kho Tàu… để cho đỡ ngán, ngoài ra còn có tác dụng gia tăng hương vị và giúp cơ thể dễ tiêu hóa.


    Dưa Hành là món ăn ngày tết phổ biến ở miền Bắc. Dưa hành muối từ bao đời nay là món ăn gắn liền với mỗi người Việt Nam, cả trong những ngày bình thường. Tuy nhiên, người miền Bắc chỉ muối dưa hành vào những ngày đông, khi hành củ mới được thu hoạch từ vụ hoa màu, để cho đến dịp Tết là vừa chín tới, đủ chua và khi ăn không có vị hăng. Trông thì có vẻ đơn giản nhưng việc muối dưa hành không phải ai cũng có thể muối ngon được. Dưa hành là món ăn đơn giản từ công đoạn chế biến lên men đến cách thưởng thức. Chính vì thế món ăn này được xem là món ăn dân dã, gắn liền với ẩm thực Hà Nội. Dưa hành muối là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Vị chua giòn thơm của dưa hành cùng miếng thịt mỡ béo ngậy đã đủ đánh thức vị giác, đánh thức không khí Tết đang về trên khắp mọi miền đất nước. Đó là vị đậm đà khó quên và cũng là nét truyền thống của quê hương đất nước.


    Để muối được một hũ Dưa Hành ngon cần phải biết cách lựa hành, hành cần lựa loại già, củ chắc. Khi làm hành cần cắt bỏ phần đuôi chỉ chừa lại phần củ và rễ, sau đó ngâm hành vào nước tro có pha hàn the trong khoảng thời gian hai ngày đêm rồi vớt ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ ngoài rồi xếp hành vào hũ hoặc vại, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng cho thơm hành và ngọt nước, rồi nèn đá, cho nước vừa ấm và đậy lại. Khoảng 3 tuần là ăn được. Trước khi cho lên đĩa, bạn có thể bóc bớt vỏ, cắt đầu và cuống hành rồi trộn với chút ớt bột để nhìn đẹp mắt hơn. Và để cho món ăn thêm đậm đà, bạn cũng có thể cho một ít nước mắm vào dĩa hành muối trước khi ăn khoảng 3 phút nhé.

    Dưa hành muối
    Dưa hành muối
    Món dưa hành ngày Tết
    Món dưa hành ngày Tết
  3. Cỗ Tết truyền thống miền Bắc chắc chắn phải có món thịt đông. Từ thời xa xưa, thịt đông chính là món ăn Tết Việt đặc trưng nhất. Đó là bởi mùa đông cũng như đầu xuân là dịp duy nhất mà thời tiết trở lạnh, thịt nấu lên mới đông lại và bảo quản được nhiều ngày mà không lo ôi thiu.


    Thịt đông là món ăn quen thuộc của người Việt vào dịp tết. Đây là món ăn giàu chất đạm nhưng ăn lại không ngán, ngấy. Bên cạnh đó, còn được xem là món ăn “đắt khách”, trống ngán. Thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt. Thịt nấu đông ăn với cơm nóng chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, dưa cải muối chua, kim chi, củ kiệu… trong ngày Tết hoặc làm món ăn chơi cũng đặc biệt vô cùng.


    Món thịt đông là món ăn rất ngon tuy nhiên có độ béo cao. Thịt đông được làm từ thịt lợn ba chỉ, thịt chân giò, ngoài ra có thể sử dụng cả gà, thêm một ít bì lợn, cộng thêm mộc nhĩ, nấm hương, măng khô sợi... Mọi thứ được ninh nhừ và thêm một ít gia vị cho đậm đà rồi sau đó để nguội ta sẽ có một nồi thịt đông ngon. Nếu trời trở nóng bức thì sau khi để nguội có thể cho vào tủ lạnh để thịt đông rắn hơn. Thịt đông được làm xong giống như bát thạch, cảm giác ăn một miếng mát lịm cả cơ thể. Đặc biệt màu trắng trong của bát thịt tượng trưng cho tất cả những điều may mắn cũng như sự trong trẻo và tinh khôi của một năm. Trong món ăn Tết Việt này có sự hòa quyện và gắn kết thật hoàn hảo giữa các thành phần, nó tựa như một lời chúc nhẹ nhàng cho những ai đã, đang và sẽ yêu vậy.

    Món thịt đông ngày Tết ăn kèm với dưa hành sẽ không còn bị ngấy mà cho ta vị giác ngon hơn
    Món thịt đông ngày Tết ăn kèm với dưa hành sẽ không còn bị ngấy mà cho ta vị giác ngon hơn
    Món thịt đông ngày Tết
    Món thịt đông ngày Tết
  4. Vào những ngày Tết se lạnh, sau khi ăn những món ăn nhiều dầu mỡ khiến bạn ngấy thì một bát canh miến nấu măng gà nóng hổi chắc chắn sẽ làm bạn thấy ngon miệng hơn. Cách làm cũng rất đơn giản, hãy cùng làm món miến nấu măng sườn hấp dẫn cho ngày Tết thêm hấp dẫn và ngon miệng các chị em nhé! Món miến nấu canh măng gà nóng hổi với vị gà chín nhừ, măng khô dai ngon, nước dùng vừa ngọt vừa béo thêm vị cay cay thực sự rất tuyệt. Canh miến nấu măng là món canh truyền thống và rất được yêu thích trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Món canh là sự kết hợp giữa sự béo bùi của thịt gà, sườn non được hầm vừa chín và hương thơm thanh mát, vị bùi ngọt, dai dai của măng sẽ đem đến cho bạn một cảm nhận vô cùng khó quên.


    Miến măng gà là món ăn ngày tết luôn được người dân miền Bắc ưa chuộng vì vị đặc trưng và rất dễ ăn, cho ta cảm giác không bị ngấy. Để có bát Miến măng gà ngon ngọt cần có các nguyên liệu như: gà, miến, mộc nhĩ, măng, hành, cà rốt. Và cách nấu món Miến măng gà rất đơn giản, lấy nước luộc gà rồi cho măng tươi hay khô vào nấu, sau khi nêm nếm gia vị vừa ăn thì cho miến vào nấu trong 1 - 2 phút là có thể ăn. Còn gì bằng khi được thưởng thức một chén canh nóng hổi, nước dùng ngọt béo cùng vị cay cay của ớt trong không khí se lạnh ngày Tết đúng không nào?

    Một bát miến măng gà ngon ấm áp trong ngày Tết
    Một bát miến măng gà ngon ấm áp trong ngày Tết
    Món miến măng gà ngày Tết
    Món miến măng gà ngày Tết
  5. Không chỉ ngày Tết mà Nem rán đã trở thành món ăn quen thuộc trong các gia đình trong cuộc sống ngày thường. Nem rán hay chả giò, chả ram là món ăn truyền thống miền Bắc, thường được dùng trong các dịp quan trọng, đặc biệt là vào dịp Tết. Món nem rán với lớp vỏ ngoài giòn tan kết hợp với phần nhân bên trong béo ngậy từ thịt lợn nạc, thịt cua bể hay tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ cùng một số nguyên liệu khác chắc chắn sẽ làm nức lòng bất kỳ ai. Nem rán phải ăn kèm với chén nước chấm chanh tỏi cay nồng đúng cách thì mới có thể làm dậy lên tất cả hương vị mà nó mang lại.


    Tất cả trộn đều và gói lại bằng bánh đa nem thành những cuốn tròn rồi rán chín vàng trong chảo ngập mỡ. Bánh đa nem phải chọn loại mỏng và dai để gói thì nem rán sẽ ngon hơn, vỏ vàng giòn mà không bị vỡ. Để ngon hơn cần pha được nước chấm ngon, mọi thứ sẽ hòa quyện lại với nhau làm cho vị giác của người thưởng thức bị kích thích khó mà quên được hương vị đó. Trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu món nem rán này. Để thực hiện món nem cũng rất đơn giản nên được các chị em nội trợ chuẩn bị chu đáo cho mâm cỗ để cúng Gia tiên, cầu mong một năm mới an vui, hạnh phúc!

    Những chiếc Nem rán cho cảm giác giòn tan trong miệng
    Những chiếc Nem rán cho cảm giác giòn tan trong miệng
    Món Nem rán giòn ngon
    Món Nem rán giòn ngon
  6. Giò lụa là món thường có trong mâm cỗ ngày Tết không chỉ miền Bắc mà cả miền Nam. Để làm được món giò thì phải giã thịt trong cối đá cho thật nhuyễn, gói lại thành hình ống bằng lá chuối (ngày nay có thể dùng khuôn sắt làm sẵn), buộc lạt giang, rồi mang luộc, nhưng hấp thì giò ngon hơn. Khoanh Giò nhìn trắng mịn,thỉnh thoảng có vài lỗ nhỏ do nước thoát ra thành bọt khi hấp. Có nhiều loại món giò khác nhau (giò lụa, giò bò…) và cách làm cũng chỉ khác nhau không đáng kể các bước.


    Bên cạnh đó, ngày Tết miền Bắc còn có món giò xào cũng rất đặc trưng. Giò xào hay còn gọi là giò hoa, giò thủ hay giò mỡ được làm từ các bộ phận của thủ lợn, như tai, mũi, lưỡi, má, là món ăn phổ biến vào Tết nguyên đán ở miền Bắc. Thịt thủ lợn có đặc điểm là phần da khi xào chín có nhiều keo dính, dễ làm giò, mỡ ăn giòn mà không quá ngấy. Sở dĩ giò xào có vị giòn ngon là nhờ có sụn tai, mộc nhĩ, nấm hương kết hợp với các gia vị tẩm ướp cũng như thịt được xào đến độ. Trong thời tiết lạnh của những ngày đầu năm mới ở miền Bắc, thưởng thức những miếng giò xào giòn sần sật ăn kèm với hành muối, dưa góp thì quả thật là quá đã.

    Món giò lụa được trang trí đẹp mắt và gọn gàng
    Món giò lụa được trang trí đẹp mắt và gọn gàng
    Món giò xào ngày Tết
    Món giò xào ngày Tết
  7. Canh bóng nấu thả là một món thường xuyên có mặt trong cỗ Tết miền Bắc xưa. Món ăn này vừa thanh tao, vừa bổ dưỡng, phù hợp với thời tiết giá lạnh ngày Tết. Da lợn (da heo) có tác dụng bổ huyết và mịn da, bởi vậy, mâm cỗ truyền thống phía Bắc đã hình thành nên món canh bóng độc đáo này. Mùa lạnh miền Bắc da thường khô nứt nẻ, bởi vậy những món như thịt đông hay canh bóng sử dụng nhiều da lợn như một biện pháp cân bằng tự nhiên.

    Ăn nóng canh bóng nấu thả sẽ rất thơm ngon. Bóng bì ngọt nhờ thấm nước dùng. Khi múc để các loại rau củ đẹp mắt lên trên và bóng bì trên cùng để phân biệt với các món canh khác trong một mâm cỗ có nhiều món. Thấy canh bóng thả là thấy hương vị Tết! Vị thanh mát, ngọt lịm của nước dùng, đi kèm với viên mọc, bóng bì giòn sần sật, thơm lừng hương nấm, và các loại rau củ mùa đông đặc trưng tạo nên hương vị trọn vẹn, vô cùng đặc trưng cho món ăn này. Hãy nâng tầm của món canh lên bằng cách chiên vàng ươm các quả trứng chim cút rồi thả vào bát canh, bạn sẽ thấy màu sắc, hình dáng của các nguyên liệu sinh động và cực kỳ ngon mắt.

    Canh bóng nấu thả
    Canh bóng nấu thả
    Canh bóng nấu thả
    Canh bóng nấu thả
  8. Đây là món ăn có thể thực hiện nhanh chóng và tận dụng được những nguyên liệu có sẵn ở nhà. Sự kết hợp ngẫu hứng ấy có thể không đẹp mắt nhưng hương vị thì chắc chắn rất ngon nhé. Với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, miến xào thập cẩm mang lại hương vị vô cùng đặc biệt, lôi cuốn người thưởng thức. Đặc biệt món miến xào thập cẩm thường được các gia đình ưa chuộng trong những ngày Tết. Hương vị thơm ngon, nguyên liệu xào miến phong phú, miến xào thập cẩm đậm đà chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn ăn Tết rất ngon miệng cho xem.


    Miến xào thập cẩm ăn cực ngon với độ mềm dẻo dai của sợi miến, rau củ xào cùng rất giòn ngọt, độ chín vừa tới đều với miến. Miến xào mềm nhưng phải tơi, không bị đóng bánh do quá nát hoặc khô cứng do thiếu nước. Món ăn này phải dùng ngay khi còn nóng mới ngon, khi ăn bạn thêm một chút hạt tiêu vào sẽ thơm lắm đấy. Miến xào thập cẩm sẽ khiến bữa ăn ngày Tết của gia đình bạn không những đủ dinh dưỡng mà còn đẹp mắt và ngon miệng.

    Miến xào thập cẩm
    Miến xào thập cẩm
    Miến xào thâp cẩm
    Miến xào thâp cẩm
  9. Một trong những món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trong những ngày Tết chính giò chả, và sang trọng hơn cả là chả bò. Giò chả đã xuất hiện từ giữa thế kỉ 18, thời Lê Trung Hưng, là thực phẩm quý, tượng trưng cho sự sang trọng, chỉ được dâng cho vua chúa dịp lễ. Cũng chính nhờ có sự tinh hoa của ẩm thực Việt mà giờ đây giò chả đã trở thành món ăn vừa dân dã, quen thuộc, vừa sang trọng đãi khách. Miếng giò trông có vẻ dung dị nhưng lại là biểu tượng của sự phú quý, sang trọng, trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.


    Để làm ra món Chả bò ngon thì thịt bò xay mịn, ướp gia vị đậm đà sau khi được hấp/luộc chín tỏa hương thơm của thịt lẫn lá chuối, hấp dẫn về màu sắc, ăn vào lại thấy được cái dai săn chắc. Không chỉ mang ý nghĩa đủ đầy, trọn vẹn cho ngày Tết đoàn tụ mà còn là món ngon miễn chê. Tại sao bạn không tự tay trổ tài món ăn này để đón Tết?


    Trong bàn tiệc thiết đãi khách trong dịp Tết hầu hết các gia đình sẽ thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng. Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Chả bò thơm ngon, dai dai, đậm đà với vị ngọt tự nhiên của thịt bò, vị béo nhẹ của mỡ heo thật thích đúng không nào?

    Chả bò
    Chả bò
    Chả bò
    Chả bò
  10. Theo quan niệm lâu đời của người Việt, màu đỏ là màu mang đến sự may mắn cho mọi người, mọi nhà. Chính vì vậy mà Tết của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ. Màu đỏ còn tượng trưng cho phước lành, tươi thắm sắc xuân, biểu trưng cho tình yêu và hạnh phúc viên mãn. Màu đỏ có trong thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vào dịp tết. Màu của gấc là màu tự nhiên tượng trưng đất trời, mang đến sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống hôn nhân. Do đó, xôi gấc có vị dẻo thơm của những hạt lúa nếp, vị ngậy từ quả gấc và bùi từ đỗ xanh không thể thiếu trong những dịp lễ, mừng thọ quan trọng và đặc biệt là cúng giao thừa, đón năm mới.

    Nấu xôi gấc là cả một nghệ thuật từ khâu chọn gấc, chọn gạo nếp cho đến hấp gạo cho thơm ngon. Xôi sau khi nấu phải có màu đỏ đặc trưng của quả, hương vị ngọt bùi và gạo chín đều mềm dẻo khi ăn. Nên chế biến thành công món Xôi Gấc người nấu xôi đã gửi gắm tất cả sự khéo léo, tinh tế và tâm huyết của mình từ khâu chọn nguyên liệu, chuẩn bị và chế biến với sự thành tâm chúc phúc cho cô dâu, chú rể hạnh phúc lứa đôi bền chặt.

    Gấc được chọn nấu xôi phải là những quả tươi nguyên, có dáng tròn đều, gai nở đều, vỏ ngoài màu đỏ cam, cầm phải nặng tay. Gạo chọn nấu xôi là gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Gạo vo sạch, ngâm qua đêm với chút muối. Chẻ dọc quả gấc , lấy nạc và hạt gấc bỏ vào bát to, cho vào chút rượu trắng, rồi dùng tay bóp cho gấc ngấm rượu, nạc gấc sẽ nhuyễn mịn ra, dậy màu đỏ rất đẹp.


    Xôi gấc rất bổ dưỡng, tốt cho người có thị lực kém. Xôi gấc cũng cung cấp các chất bổ khác cho cơ thể và rất được người miền Bắc ưa chuộng. Màu đỏ tươi của gấc tượng trưng cho sự may mắn mà đất trời mang lại cho mỗi con người trong năm mới. Do vậy, món xôi gấc thường được người miền Bắc dùng thiết đãi bạn bè và người thân trong mâm cỗ. Tết đến, xuân về là dịp để chúng ta gặp mặt người thân trong gia đình và những người bạn lâu ngày gặp lại, mọi người cùng nhau thưởng thức các món ngon ngày Tết miền Bắc vừa ngon, vừa bổ dưỡng.

    Xôi gấc
    Xôi gấc
    Xôi gấc ngày Tết
    Xôi gấc ngày Tết



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy