Top 10 Món ăn ngon làm ấm bụng vào mùa đông ở Đà Nẵng

Ngọc Chi 417 0 Báo lỗi

Nhắc đến Đà Nẵng, ai cũng biết những món nổi tiếng đặc trưng của địa phương như: Bánh tráng cuốn thịt heo, mì quảng, bún thịt nướng… Nhưng vào mùa đông se ... xem thêm...

  1. Đứng đầu danh sách của hầu hết teen Đà Nẵng phải kể đến đó chính là bánh tráng kẹp. Món ăn đơn giản là những miếng bánh tráng mềm được rải nhiều loại nhân và nướng lên. Mùi thơm nức mũi, giòn rụm trong miệng khi nhai đã biến bánh tráng kẹp thành “ông vua” trong tất cả món ăn vặt ở Đà Thành. Bánh tráng có nhiều loại nhân như: pa tê, ốp la, trứng ướt… đáp ứng nhu cầu thực khách. Giá cả thì rất rẻ, chỉ 10.000 đến 15.000 VNĐ một đĩa bao gồm 4 miếng bánh tráng thơm lừng. Quá thích hợp để thưởng thức món ăn vặt vào mùa mưa, lạnh.


    Chuẩn bị nguyên liệu:

    • Bánh tráng gạo.
    • Một bát nước đun sôi.
    • Pate
    • Hành lá
    • Trứng cút
    • Hành khô
    • Bò khô
    • Tương ớt
    • Dầu ăn
    • Dụng cụ để nướng bánh: Lò than, vỉ nướng.

    Cách làm:

    • Bước 1: Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, để ra một bát riêng. Hành khô thái lát mỏng, để riêng.
    • Bước 2: Dấp một chút nước đun sôi lên bánh tráng, xoa đều cho bánh tráng mềm ra, tí nữa nướng bánh tráng sẽ nở ra. Phết pate đều lên mặt bánh, trứng cút đập thẳng vào bánh, đặt bánh lên vỉ nướng rồi cho các nguyên liệu còn lại vào.
    • Bước 3: Đặt bánh lên bếp than, dùng tay xoay bánh đều để bánh có thể chín đều và không bị cháy. Nhấc bánh ra khỏi vỉ và đặt lên đĩa. Nếu bạn có thể ăn được cay, thì hãy ăn món này cùng tương ớt, khuyến khích phụt tương ớt đều lên trên mặt bánh. Nước chấm có thể là tương ớt, tương cà, nước ruốc, nước bò khô rim hoặc nước sốt me, tùy vào khẩu vị của bạn mà chọn loại nước chấm phú hợp nhé.
        Đa dạng các loại nhân .
        Đa dạng các loại nhân .
        Bánh tráng kẹp Đà Nẵng
        Bánh tráng kẹp Đà Nẵng

      • Bánh Xèo là món ăn dân dã của người Đà Nẵng. Với màu vàng ươm, vị giòn tan, nhân bánh là những cọng giá, thịt, tôm… tuỳ từng nơi mà tạo ra vị đặc trưng khác nhau. Món ăn kết hợp với nước chấm chua ngọt hoặc có những nơi kết hợp với nước lèo để tạo ra chút riêng biệt với những nơi khác.


        Một điều không thể thiếu trong món bánh “vàng tươi” này là những loại rau cải, bắp chuối xắt, chuối chát xắt lát mỏng, rau thơm, xà lách, bắp sú xắt sợi… tất cả kết hợp làm dậy mùi những chiếc bánh vàng thơm ngon tạo ra món bánh xèo đặc sản Đà Nẵng trứ danh. Ngoài ra người ta thường ăn kèm với những cây nem lụi thơm “nức mũi” đây là “cặp đôi hoàn hảo” cho những ngày mưa, se lạnh ở Đà Nẵng. Các bạn không phải lo về giá cả đâu. Mỗi đĩa chỉ dao động từ 40.000 đồng.


        Nguyên liệu:

        • Bột bánh xèo pha sẵn (nếu không có bạn dùng bột gạo trộn với bột nghệ và cốt dừa)
        • Bia (giúp vỏ bánh giòn lâu).
        • Thịt ba chỉ.
        • Tôm nõn.
        • Đỗ xanh nguyên vỏ.
        • Hành tây, hành lá, hành khô, giá đỗ, cà rốt, ớt tươi, chanh, tỏi.
        • Rau sống.
        • Muối, hạt tiêu, đường.

        Cách làm:

        • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Thịt ba chỉ thái mỏng hoặc bằm sơ, ướp gia vị, hành khô. Tôm cắt râu, làm sạch đem xào chín cùng thịt. Hành tây bóc vỏ thái múi cau ngâm nước đá. Giá đỗ rửa sạch để ráo nước. Cà rốt thái hoa đẹp mắt. Hành lá xắt nhỏ. Đỗ xanh đồ chín.
        • Bước 2: Pha nước chấm: Nước chấm pha chua ngọt theo tỷ lệ: 5 nước, 2 đường, 1.5 mắm, 1 nước cốt chanh rồi thêm tỏi, ớt băm vào.
        • Bước 3: Trộn bột với một thìa nhỏ muối, một chén bia và nước. Khuấy đều đến khi có hỗn hợp lỏng, không vón cục. Thả hành lá và đỗ xanh vào. Để bột nghỉ khoảng 20 phút. Không nên pha bột đặc khiến vỏ bánh dày, không giòn, khó chín.
        • Bước 4: Cho một thìa dầu ăn vào chảo chống dính, chờ dầu sôi. Đổ một thìa bột vào láng cho thật mỏng. Đậy vung khoảng 1 phút cho chín. Cho hỗn hợp nhân tôm thịt và đỗ giá sống lên. Gấp đôi bánh và chờ cho giòn đều 2 mặt.
        • Bước 5: Gắp bánh ra đĩa, thưởng thức nóng. Khi ăn cuộn bánh xèo vào bánh tráng hoặc lá cải xanh, thêm rau sống, chấm nước chua ngọt.
        Bánh xèo
        Bánh xèo
        Bánh xèo Đà Nẵng
        Bánh xèo Đà Nẵng
      • Nói đến cháo thì không ai không biết cách làm, ở Đà Nẵng thì cháo lòng lại là món “được bụng” nhất trong những ngày đông. Một tô cháo nấu lỏng đi kèm một đĩa đầy đủ các phần, lòng non, gan, tim, cật…chấm với nước chấm gừng hoặc mắm ruốc cùng một dĩa rau các loại và chuối sống thái mỏng nữa thì còn gì bằng. Ngoài cháo lòng, cháo vịt cũng là món ăn làm ấm bụng ngày đông. Đây là món ăn dân dã nên chỉ có dân địa phương mới biết nơi có bán món này ngon, khách du lịch ít người biết đến. Giá cả thì rẻ miễn bàn, chỉ dao động từ 10.000 đồng một tô cháo lòng muốn ăn thêm thì các bạn cứ việc gọi thôi. Hãy thêm cháo lòng vào danh sách nếu Đà Nẵng vào mùa này nhé!


        Nguyên liệu:

        • 200 gr gạo
        • 2 lít nước dùng gà hoặc heo
        • 10 gr muối, 10 gr hạt nêm, 15 ml nước mắm, 5 gr tiêu.
        • 30 ml tiết heo.
        • 100 gr tim heo
        • 100 gr lòng heo
        • 50 gr da heo
        • 100 gr gan heo
        • 50 gr gừng
        • 50 gr ớt.

        Cách làm:

        • Bước 1: Nấu nước dùng: xương heo vào đun sôi với nước cùng 1 muỗng canh muối.
        • Bước 2: Luộc chín các phần nội tạng heo: cho nước vào một nồi, cho gừng, thêm 2 muỗng canh muối. Sau đó cho tim, lưỡi vào lòng vào luộc. Luộc lòng trong khoảng 20 phút, tim và lưỡi khoảng 50 phút hoặc cho đến khi chín. Khi các nguyên liệu chín, vớt ra bát nước lạnh khoảng 1 tiếng.
        • Bước 3: Nấu cháo: Cho gạo vào nước hầm xương hầm đến khi nhừ thì cho tiết heo vào khuấy cho cháo có màu đục rồi tắt bếp, để sang một bên. Ngâm tôm khô với nước ấm khoảng 4 tiếng, sau đó bỏ nước. Hành củ băm nhỏ rồi giã cùng 1 với lát gừng. Trong 1 chảo, thêm 2 muỗng canh dầu ăn, sau đó cho gừng, hành giã dập vào xào thơm rồi cho tôm khô vào xào thêm 2 phút rồi tắt bếp.
        • Bước 4: Khi ăn: múc cho các nguyên liệu lòng, tim, gan… ra bát, múc cháo lên, rắc hành lá, rau mùi, giá đỗ, tiêu, ớt… rồi thưởng thức.
        Tô cháo đi kèm với một dĩa lòng.
        Tô cháo đi kèm với một dĩa lòng.
        Cháo lòng Đà Nẵng
        Cháo lòng Đà Nẵng
      • Món Bún bò Huế xuất phát từ “xứ sở nón lá” nên có cái tên thân thuộc là Bún bò Huế. Đây là món ăn được ưa chuộng nhất không chỉ riêng mùa đông mà ở bất cứ mùa nào trong năm. Để có một tô bún ngon thì cần nhiều yếu tố. Trong đó nước dùng chiếm vị trí rất quan trọng.


        Người ta thường nói ngon hay không ăn thua nước dùng là thế. Nước dùng được nấu bằng cách ninh xương bò cả đêm trong nồi, tuỳ theo công thức mỗi người bán cho thêm gia vị theo cách riêng của họ. Người nấu phải thức dậy từ 3 - 4 giờ sáng để nấu một nồi nước dùng ngọt, đậm vị. Có nhiều khẩu vị cho các bạn lựa chọn như bún bò tái, bò nạm, bún giò,… vô cùng đa dạng. Có những nơi, Bún bò Huế đi kèm với một đĩa rau, giá, xà lách… Giá chỉ từ 15.000 đồng một tô bún ngon “nức mũi”. Còn chần chừ gì mà không thử phải không?


        Nguyên liệu:

        • 600g bắp bò, 600g nạm bò, 400g gân bò.
        • 1 cái giò heo (chọn giò trước) (khoảng 800g)
        • 1kg xương ống.
        • 3 muỗng canh mắm ruốc Huế.
        • Sả, gừng, hành tím, tỏi
        • Bún, rau sống, rau chuối thái lát mỏng, rau muống chẻ…
        • Chả Huế (tùy thích)
        • Ớt, sa tế

        Cách làm:

        • Bước 1: Sả, gừng rửa sạch, đập dập, Giò heo lóc xương. Phần bắp heo cuộn lại, dùng chỉ hoặc sợi lát buộc chắc.
        • Bước 2: Bắc chảo nước sôi trụng sơ xương và bắp bò, nạm bò, gân bò, giò heo. Cắt gân thành miếng vừa ăn. Pha 3 muỗng canh mắm ruốc Huế với 1/2 chén nước, quậy cho hòa đều.
        • Bước 3: Ướp tất cả thịt với 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh mắm ruốc (đã pha loãng), 2 muỗng canh hành tím băm, 2 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh sả băm.
        • Bước 4: Hầm thịt và xương bằng cách lót 3 cây sả và 1/2 lượng gừng ở đáy nồi áp suất, cho xương heo và thịt giò heo vào, cho nước sâm sấp mặt thịt, đậy kín nắp, đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút, tắt bếp.
        • Bước 5: Nấu nước dùng: Phần nước hầm thịt bò và nước hầm xương đong chung, thêm nước lạnh cho vừa. Đun sôi, nêm gia vị.
        • Bước 6: Trụng bún qua nước sôi, xếp thịt, gân, chả, rắc ít rau mùi, chan nước dùng. Dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, rau thơm, chanh ớt... và thưởng thức bún bò Huế nào.
        Tô bún ngon phụ thuộc vào nước dùng.
        Tô bún ngon phụ thuộc vào nước dùng.
        Bún bò
        Bún bò
      • Ứng cử viên tiếp theo trong danh sách các món ăn ấm bụng đó chính là Ram cuốn cải. Cách chế biến khá đơn giản. Giá của mỗi dĩa dao động từ 20.000 đồng – 50.000 đồng dành cho hai người đến bốn người dùng.


        Nguyên liệu:

        • 250 gram thịt heo, 2 quả trứng gà, 100 gram nấm tai mèo.
        • Lá lốt, ngò gai, hành lá
        • Bánh tráng bò bía, bánh tráng cuốn
        • Cà rốt, đu đủ xanh, dưa leo, cải xanh
        • Gia vị: nước mắm, tiêu, tỏi, ớt, dầu ăn

        Cách làm:

        • Bước 1: Thịt heo sau khi mua về, bạn mang rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ rồi băm nhuyễn. Dưa chuột rửa sạch, thái thành miếng mỏng dài.
        • Bước 2: Nấm mèo đem ngâm trong nước khoảng 20 – 30 phút cho nở mềm rồi mang cắt bỏ chân, rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhuyễn.
        • Bước 3: Hành lá, lá lốt, ngò gai rửa sạch, cho ra rổ để ráo nước rồi băm nhỏ. Rau cải bỏ lá sâu, héo, rửa sạch từng lá.
        • Bước 4: Cà rốt, đu đủ gọt sạch lớp vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Sau đó, cho chung vào rồi cho 1.5 thìa cà phê muối cùng 2 thìa canh đường vào trộn đều, ngâm khoảng 15 phút.
        • Bước 5: Vắt đu đủ và cà rốt cho bớt nước rồi tiếp tục đem ngâm với chút giấm trong khoảng 30 phút. Sau đó, vắt ra để bát riêng.
        • Bước 6: Chuẩn bị một âu lớn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị và sơ chế vào, bao gồm: thịt heo băm, nấm mèo, hành lá, lá lốt, ngò gai, trứng gà, tỏi băm.
        • Bước 7: Cho nước mắm, chút ít tiêu xay, muối, ớt vào hỗn hợp trên rồi trộn đều, để khoảng 15 – 20 phút cho thấm gia vị.
        • Bước 8: Trải bánh tráng bò bía rồi cho phần hỗn hợp ở bước 3 vào và cuốn chắc tay. Làm lần lượt cho đến khi hết nguyên liệu thì dừng.
        • Bước 9: Chuẩn bị một chảo lớn, đổ dầu vào làm ngập ½ chảo. Sau đó, cho lên bếp đun sôi rồi cho lần lượt từng miếng ram vào rán chín đều.Lưu ý: Trong quá trình rán, bạn nên trở ram đều đặn sẽ giúp cho miếng ram được vàng đều và chín giòn hơn.
        • Bước 10: Khi thấy ram đã vàng đều, bạn dùng đũa gắp ra và cho vào một cái âu có lót báo hay giấy thấm dầu.
        Ram cuốn cải giòn rụm kèm dĩa rau
        Ram cuốn cải giòn rụm kèm dĩa rau
        Ram cuốn cải
        Ram cuốn cải
      • Mì Quảng là đặc sản, là một món ăn ngon Đà Nẵng mang đặc trưng của xứ Quảng. Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.


        Nguyên liệu:

        • Nửa con gà ta (có thể thay gà bằng ếch hoặc tôm)
        • 1 kg mỳ quảng
        • Một ít hành tím và tỏi băm
        • Hành ngò, chanh ớt, dầu điều, bột nghệ
        • Cùng các loại gia vị khác như đường, nước mắm, hạt nêm…

        Cách làm:

        • Bước 1: Đầu tiên, gà sau khi làm sạch lông, bạn dùng nước muối loãng rửa cho bớt mùi sau đó rửa lại bằng nước sạch. Sau khi rửa sạch bạn chặt gà thành từng miếng vừa ăn.
        • Bước 2: Bạn pha một hỗn hợp gồm 3 thìa canh nước mắm, 1 nửa số hành tỏi băm, 3 thìa canh hạt nêm, 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ tiêu bột, 1 thìa bột nghệ, 1 thìa canh dầu điều… Tiếp đó bạn cho hỗn hợp này vào chung với gà, trộn đều và ướp khoảng 2 tiếng cho thịt ngấm đều gia vị.
        • Bước 3: Bạn chuẩn bị một cái chảo lòng sâu, đun nóng ít dầu ăn rồi cho hành và tỏi băm còn lại vào phi lên cho thơm. Khi dậy mùi thơm rồi bạn cho thịt gà vào, để lửa lớn và đảo đều tay cho thịt gà săn lại. Tiếp đến bạn đổ thêm nước sao cho xâm xấp mặt gà, đun cho nước sôi lên sau đó giảm lửa liu riu và rim như vậy cho tới khi nước hơi cạn, lúc này gà đã thấm đều gia vị rồi.
        • Bước 4: Trút hết nguyên liệu trên chảo vào nồi lớn, đổ thêm nước dùng vào và tiếp tục đun sôi thêm một lần nữa. Sau khi nước dùng sôi, hạ lửa nhỏ và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, đun thêm vài phút cho gà chín hẳn là xong.
        • Bước 5: Nấu nước trụng sơ mì Quảng rồi cho ra tô, để thịt gà lên trên và chan nước dùng vào xâm xấp mặt bánh, thêm hành lá và đậu phộng rang. Ăn kèm với rau sống và bánh đa mè bạn nhé!
        Mỳ quảng Đà Nẵng
        Mỳ quảng Đà Nẵng
        Mỳ quảng Đà Nẵng
        Mỳ quảng Đà Nẵng
      • Thịt cừu có lẽ còn là một món ăn khá mới mẻ đối với thực khách Đà Nẵng. Đây là món đặc sản nổi tiếng ở Ninh Thuận. Món ăn này du nhập đến Đà Nẵng làm tô điểm thêm nét đặc sắc và đa dạng cho ẩm thực của nơi đây. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ cừu, nổi bật nhất là món cừu nướng.


        Nguyên liệu:

        • Đùi cừu: 1 đùi khoảng 2 – 2.5kg cho 3 – 4 người ăn nhé (có thể mua đùi lớn hoặc nhỏ hơn tùy các thành viên trong gia đình bạn nhé).
        • Dầu ô liu: 3 muỗng
        • Muối, tiêu đen tươi, tỏi băm nhuyễn.
        • Thảo mộc: 20 gram, (hoặc lá hương thảo: 50gram)

        Cách làm:

        • Bước 1: Đặt đùi cừu lên trên vỉ nướng, đặt vỉ trên khay nướng. Lấy dầu ô liu tưới đều lên đùi, sau đó chà đều dầu khắp đùi cừu.
        • Bước 2: Rắc đều muối và hạt tiêu lên khắp bề mặt đùi. Các bạn nhớ rắc nhẹ tay thôi nhé.
        • Bước 3: Đem khay nướng vào lò nướng khoảng 5 phút, cho đến khi phần trên bề mặt thịt cừu săn và sẫm màu lại.
        • Bước 4: Lật đùi cừu lại để nướng mặt dưới. Tiếp tục nướng thêm 5 phút nữa để cho bề mặt còn lại cũng sẫm màu và săn thịt lại.
        • Bước 5: Lấy thịt cừu ra khỏi lò. Lấy phần tỏi băm và thảo mộc đã chuẩn bị chà đều khắp bề mặt đùi (thảo mộc giúp giảm đi mùi hôi của thịt cừu, và còn làm tăng thêm hương vị của món đùi cừu nướng) – nếu không có thảo mộc, các bạn có thể sử dụng lá hương thảo (Rosemary) thay thế, lá này bạn có thể mua ở siêu thị bạn nhé.
        • Bước 6: Tiếp các bạn dùng giấy bạc bọc đùi cừu lại và cho vào lò nướng trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ là 1620C. Việc bọc giấy bạc để nướng giúp cho tỏi và thảo mộc không bị cháy, không làm mất đi hương thơm của thảo mộc.
        • Bước 7: Sau khi đem ra khỏi lò nướng để nguyên đùi cừu nướng 15 – 20 phút,để khối thịt tiếp tục quá trình tự chín rồi mới đem đi cắt.
        Đùi cừu nướng Đà Nẵng
        Đùi cừu nướng Đà Nẵng
        Đùi cừu nướng Đà Nẵng
        Đùi cừu nướng Đà Nẵng
      • Mít Trộn là một món ăn độc đáo của người dân Xứ Quảng thuộc vùng đất hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi tại Thành phố Đà Nẵng. Mít Trộn làm ngon nhất là đúng vào mùa mít non (tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch). Mít trộn là món ăn không thể bỏ qua ở Đà Nẵng vì ở đây trái mít có vị rất thơm và đậm mùi.


        Nguyên liệu:

        • 1kg mít non, 250 gram thịt ba chỉ, 150 gram mỡ heo, 200 gram tôm sú, 100 gram đậu phộng.
        • 50 gram mè trắng, 50 gram rau thơm, 50 gram rau mùi, 50 gram húng quế, 1 trái chanh tươi, 5 trái ớt sừng, 3 nhánh tỏi
        • 1 gói bánh phồng tôm
        • Gia vị: nước mắm, đường, tiêu, ớt bột…

        Cách làm:

        • Bước 1: Pha nước mắm để trộn với mít luộc bằng cách cho nước mắm, nước lọc, đường vào chung một chén theo tỉ lệ 1: 1: 1.
        • Bước 2: Sau đó, đổ hỗn hợp trên vào nồi nhỏ, bắc lên bếp đun sôi. Vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
        • Bước 3: Đợi hỗn hợp nguội thì cho ớt, tỏi giã nhỏ vào cùng 1.5 muỗng cà phê nước cốt chanh rồi trộn đều là hoàn thành bát nước mắm để trộn mít.
        • Bước 4: Chuẩn bị một âu lớn rồi cho mít, tôm, thịt ba chỉ đã được sơ chế vào. Sau đó, cho hỗn hợp nước mắm ở bước 3 vào trộn đều.
        • Bước 5: Tiếp tục cho đậu phộng giã nhỏ, mè trắng, rau thơm, rau mùi, rau quế, tóp mỡ và một chút ít gia vị vào trộn
        Mít trộn Đà Nẵng
        Mít trộn Đà Nẵng
        Mít trộn Đà Nẵng
        Mít trộn Đà Nẵng
      • Bánh Bèo chén nổi tiếng là món ăn dân dã, bình dị của người dân Đà Nẵng. Với những chiếc bánh nhỏ xíu, dẻo thơm hấp dẫn làm từ bột gạo và vị ngọt của tôm hòa quyện trong vị chua chua ngọt ngọt của nước chấm khiến người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức.


        Nguyên liệu:

        • Bột gạo tẻ 100 gram
        • Bột mì 30 gram
        • Bột bắp hoặc bột năng/ bột mì 10 gram
        • Muối, dầu ăn.
        • Tôm tươi 200 gram
        • Gừng, hành lá, một ít hạt tiêu, muối, rượu trắng.
        • Cải ngồng hoặc cải thìa ăn kèm.

        Cách làm:

        • Bước 1: Rây bột gạo và bột năng vào âu sạch. Thêm một nhúm muối nhỏ vào âu, đổ từ từ nước lạnh vào hỗn hợp khô rồi quấy đều tay. Tiếp theo, bạn đổ nước sôi vào hỗn hợp, khuấy bột liền tay cho bột tan hết, hòa quyện với nhau. Ngâm hỗn hợp bột qua đêm.
        • Bước 2: Đậu xanh cà bạn cũng ngâm qua đêm cho nở, sau cho đãi sạch vỏ, cho vào nồi hấp chín. Khi đậu chín bạn cho vào tô rồi tán nhuyễn, nêm thêm ít muối, hạt nêm, hành phi cho đậu xanh thơm hơn.
        • Bước 3: Tôm mua về bạn lột sạch bỏ, rút bỏ chỉ đen, rửa sạch rồi để vào rổ cho ráo nước. Cho tôm vào cối giã cho tôm tơi ra. Đổ tôm vào đảo đều tay, vặn nhỏ lửa, nêm chút xíu muối. Xào đến lúc thấy tôm hơi khô và chuyển sang màu cam đẹp là đạt yêu cầu.
        • Bước 4: Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu. Bạn bắc một nồi to lên bếp, đổ nước vào nồi hấp rồi đặt lên bếp đun sôi. Trong khi chờ nước sôi, thoa dầu ăn vào chén để chống dính. Khi nước sôi bạn cho chén vào nồi. Đợi chén nóng thì đổ hỗn hợp bột vào cỡ 2/3. Đậy nắp lại, thỉnh thoảng mở nắp nồi để lau hơi nước đậy trên nắp nồi.
        • Bước 5: Bạn cần hấp khoảng 5 đến 7 phút đến khi thấy bánh trắng đục là chín. Hoàn thành và thưởng thức. Khi ăn bạn cho ít tôm chấy, đậu xanh lên bề mặt bánh bèo, múc chút hành phi và ít bánh mỳ chiên rắc lên trên.
        Bánh bèo
        Bánh bèo
        Bánh bèo Đà Nẵng
        Bánh bèo Đà Nẵng
      • Gỏi cá trích là một đặc sản nức tiếng ở Đà Nẵng nhưng cho tới giờ nhiều người mới dám thử ăn, không phải vì nó không ngon mà cơ bản với những người thuộc dạng sợ ăn đồ tươi sống thì đây quả là một trải nghiệm đáng nhớ.


        Nguyên liệu:

        • Cá trích, số lượng thì tuỳ vào số người ăn mà bạn chuẩn bị nhé.
        • Gừng, chanh, tỏi, ớt hiểm.
        • Giấm gạo, bột ngọt.
        • Đậu phộng.
        • Mè.
        • Bánh tráng nướng.
        • Bánh tráng lề để cuốn cá.

        Cách làm:

        • Bước 1: Cá trích sau khi mua về bạn dùng muối và giấm để rửa cá nhằm loại bỏ mùi tanh, rửa tới khi nào nước trong thì thôi. Tiếp theo bạn bỏ đầu và ruột cá, đánh vảy và tiến hành lọc thịt cá, bỏ xương. Lọc thịt cá xong thì bạn thái thịt cá thành từng miếng dài vừa ăn, để ráo nước.
        • Bước 2: Gừng bạn gọt vỏ rồi đập dập, băm nhỏ, tỏi và ớt bạn cũng rửa sạch rồi băm nhỏ luôn. Chanh vắt lấy nước cốt, trộn tất cả nguyên liệu này lại với nhau để làm hỗn hợp ướp cá. Đậu phộng và mè bạn tiến hành rang lên rồi giã nhỏ, bánh tráng bạn nướng rồi cũng đem giã cho mịn luôn. Các loại rau cuốn bạn rửa cho sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước là được.
        • Bước 3: Bạn cho cá trích vào hỗn hợp gừng, ớt, chanh đã pha chế ở khâu trước, trộn đều lên và ướp cá như vậy trong khoảng hơn 10 phút sau đó bạn vớt cá ra, đeo bao tay và bóp cá cho ra hết nước, để ráo.
        • Bước 4: Sau đó bạn dùng phần cá đã ướp đem trộn chung với đậu phộng, mè và bánh tráng giã mịn, bạn đảo đều cho tới khi các nguyên liệu này bám sát vào cá là được.
        • Bước 5: Làm nước chấm: Đầu tiên bạn băm nhỏ cà chua rồi cho lên chảo xào tới khi cà chua chín nhuyễn, bạn tắt bếp chờ nguội rồi pha thêm một ít nước mắm, rắc thêm ít đậu phộng rang giã nhỏ để nước chấm hơi đặc lại một chút là hết sẩy.
        Gỏi cá trích
        Gỏi cá trích
        Gỏi cá trích
        Gỏi cá trích



      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy