Top 15 Món "sơn hào hải vị" đắt nhất Việt Nam
Những món ăn được bán với giá trên trời, đúng chất chỉ nhà đại gia mới nên thưởng thức, khiến không ít nhiều người giật mình. Cùng tìm hiểu xem chúng là những ... xem thêm...món ăn gì mà đắt đến vậy!
-
Cá mập là một loài cá sống phổ biến ở các vùng biển trên khắp thế giới. Theo thống kê của các nhà khoa học, hiện nay trên thế giới có hơn 420 loài các mập với các kích cỡ khác nhau. Việc khai thác, đánh bắt cá mập đã trở thành một nghề nổi trội, thu hút đa số ngư dân tại các nước giáp với biển trên thế giới. Người ta đánh bắt cá mập chủ yếu để lấy vi cá, do vi cá mập có giá trị rất lớn trên thị trường thế giới. Hiện nay, những nước đánh bắt và tiêu thụ vi cá mập lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có nhưng vùng khai thác cá mập như Phú Yên, Nha Trang, Bình Định.
Vi cá mập được sử dụng làm thực phẩm từ cách đây hàng ngàn năm nhưng các nhà khoa học mới quan tâm đến tác dụng của vi và sụn cá mập tới bệnh tật từ những năm 1950-1960. Chất Chondroitin có trong sụn vi cá mập thường được chế biến thành những loại thuốc có tác dụng:· Chữa trị các bệnh về xương khớp. Chữa các bệnh về mắt. Bồi bổ cơ thể...
Vì vậy, chúng có giá trị rất cao. Ở Việt Nam, 1 bát nhỏ đã qua chế biến được bán với giá 1,3 triệu đồng, còn giá chưa chế biến giao động khoảng 10 đến 20 triệu đồng/kg.
-
Tôm hùm thường sống ở dưới rạn đá san hô, từ lâu đã được coi là vua của các loại hải sản thuộc họ tôm bởi thịt chắc ngọt. Tôm hùm nổi bật với hai chiếc càng to, rất khỏe, thịt tôm ngon và ngọt nhất cũng ở hai phần càng này. Do thức ăn của tôm hùm chủ yếu là cá, cua, sò... nên đây là món hải sản giàu canxi và đạm, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực.
Ở các nhà hàng hải sản, tôm hùm được chế biến thành rất nhiều món ngon như tôm nướng phô mai, nướng bơ tỏi, sốt bơ cà chua... Với giá thành khá cao, khoảng khoảng 3 triệu đồng/kg nhưng món tôm này rất hấp dẫn với thực khách sành ăn nhưng món tôm này rất hấp dẫn với thực khách sành ăn.
-
Cua huỳnh đế là đặc sản từ vùng biển Quảng Ngãi đến Phú Yên. Loài cua này trước đây thường được dùng để tiến cống cho các vị vua ở Việt Nam vì tương truyền họ ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe. Cua huỳnh đế có thể chế biến các món như rang me, rang muối, nướng... nhưng ngon nhất và đơn giản trong chế biến vẫn là món hấp ăn với muối tiêu ớt xanh hoặc luộc lấy thịt phi hành, gia vị rồi nấu cháo. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ.
Hiện nay, cua Huỳnh đế được bán với giá 2 đến 2,5 triệu đồng/kg. Đây được xem là cái giá cao ngất ngưởng với loài cua. -
Sá sùng là một loại hải sản (thuộc ngành Sá sùng). Loài này thường gặp ở vùng biển Vân Đồn và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ở Nha Trang, (Cửa Bé, Hòn Rùa...), Côn Đảo, ngoài ra còn có ở bãi biển Vạn Mỹ,Đông Hưng, Trung Quốc.
Sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm. Từ thời xưa, chúng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan. Chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng.Theo Đông y, sá sùng có thể sử dụng như một vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Chúng có thể dùng để chế biến để làm thuốc bằng cách ngâm nước muối, luộc chín, căng ra phơi khô. Muốn ăn lại thì đem luộc lần nữa rồi cắt thành từng miếng nhỏ nấu với thuốc Bắc hoặc bỏ vào bụng gà ác hầm nhừ rồi ăn.
Ngoài ra, sá sùng còn được sử dụng cả lúc còn tươi (nấu canh, xáo) hay khô (rang). Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương bò, người ta còn cho thêm sá sùng hoặc tôm nõn. Hiện nay, giá trị của Sá sùng đang được bán với giá 2,3 triệu đồng/kg.
-
Sâm cầm là một loài chim thuộc họ Gà nước (Rallidae). Đây là loài chim có đầu và cổ màu đen tuyền, mắt nâu đỏ, mỏ nhọn dài và miếng sừng sau mỏ có màu trắng, trọng lượng trung bình 400-500gr nhưng cũng có con nặng 700gr.
Sâm cầm là giống chim di cư, hằng năm nó bay dọc trái đất. Sâm cầm sống bằng thực vật tìm thấy dưới đáy ao hồ. Sâm cầm sinh sản tại nhiều vùng hồ và đầm nước ngọt ở Cựu Thế giới. Khi thời tiết băng giá vào mùa đông, Sâm cầm di cư về phía Nam và phía Tây.Vì trước đây từng là sản vật tiến vua nên nó có giá thành rất cao. Hiện nay, một con sâm cầm được nuôi trong các trang trại sẽ có giá 1,8 triệu đồng/kg. Những con được đánh bắt tự nhiên sẽ được bán với giá cao hơn nữa.
-
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.
Gà Đông Tảo chế biến được nhiều món như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc... nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông Tảo vì dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Một số nước như Anh, Nhật Bản,... cũng đang có ý định nhập khẩu loại gà này về nghiên cứu. Tại thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2012, những con gà trống có tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5 đến 6 triệu đồng/ con. Chân gà có giá từ 1 đến 1,5 triệu đồng/kg nhưng chân gà Đông Tảo vẫn luôn được giới đại gia ưa chuộng.
-
Cá anh vũ được xem là một loài cá quý và thường được làm cá tiến vua trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Huyền sử người Việt cổ truyền lại rằng, cá Anh Vũ có ở Việt Nam từ hai ngàn năm trước Công nguyên, được một người dân dâng lên Vua Hùng. Vua Hùng ban tên Anh Vũ, phong là “Văn Lang đệ nhất ngư” và ra chiếu dụ yêu cầu dân chúng nếu bắt được loài cá này phải dâng triều đình.
Ở cá anh vũ, ngon nhất là khối sụn môi. Khối sụn môi làm cho cá anh vũ có phần mồm y như cái mõm lợn. Chính vì vậy, ngư dân ở bến Cát, Việt Trì, Phú Thị thường gọi tránh là cá mõm lợn. Do bám vào vách đá để gặm ăn rong rêu ở lòng sông, nên môi chúng trở nên như vậy. Thậm chí, lúc ngủ chúng cũng dùng môi để bám trụ vào đá.
Hiện nay trên thị trường, giá bán của cá Anh Vũ rơi vào khoảng 850 nghìn đến 1,3 triệu đồng/kg nếu là cá đông lạnh, 1,4 đến 1,5 triệu đồng/kg nếu là cá sống. -
Gà chín cựa hay gà nhiều cựa là tên gọi chỉ về một giống gà tại Việt Nam với đặc trưng là có nhiều cựa. Loại gà này được nuôi xã Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn và vùng Thanh Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn của Phú Thọ. Gà chín cựa được nhắc đến trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh như là một sính lễ mà Vua Hùng đòi hỏi để cầu hôn nàng Mỵ Nương cùng với voi chín ngà và ngựa chín hồng mao. Việc nuôi loại gà này cho hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên hiện nay, gà có đầy đủ chín cựa thì khá hiếm và rất quý, hầu như không còn, chủ yếu là gà bảy, tám cựa. Giá bán của những con gà lai này như sau: Với loại gà có 5 – 6 cựa thì mức giá giao động từ 400 – 500.000 đồng/1kg. Loại 7 cựa có giá 900 – 1 triệu đồng/kg.
-
Ngán là loài nhuyễn thể, hai mảnh vỏ sống ở vùng nước mặn và nước lợ. Tại Việt Nam, loại ngán to và ăn được duy nhất chỉ có tại khu vực cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Ngán là đặc sản của Quảng Ninh.
Ngán là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Trong thịt ngán có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipit, nhiều vitamin và những chất khoáng cần thiết cho cơ thể.Ngán bắt được hay mua về cho vào chậu nước rửa sạch bùn bám sau đó cho vào chậu nước vo gạo, hoặc nước ấm ngâm khoảng 2-3 giờ cho chúng nhả hết cát rồi vớt ra.Từ con ngán có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán...Món ngán được chế biến theo những cách khác nhau lại có hương vị riêng. Đặc biệt nhất đó là món rượu ngán.
Giá bán khoảng 600 đến 800 nghìn đồng/kg.
-
Cá chép giòn mới du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn khoái khẩu của giới nhà giàu bởi thịt khá săn chắc, ngọt mà dai dai, sần sật. Khi ăn, có thể cảm nhận được vị ngọt của tôm và độ dai của thịt lợn trong đó. So với các loại cá trắm nuôi hay cá sông thì cá chép giòn có độ ngon và thơm vượt trội.
Giá bán ra cũng cao hơn nhiều khoảng 400 đến 500 nghìn đồng/kg
-
Do mỏ cá có hình ống dài và đầu miệng loe ra như miệng cái bình vôi nên ngư dân đặt tên cho loài cái này là cá chìa vôi. Cá chìa vôi có chiều dài như con lươn cỡ lớn, thân hình tròn, da màu đỏ. Con trưởng thành chiều dài đến cả mét, nặng trên dưới 1 kg. Cá chìa vôi là một hải sản quý của vùng biển miền Trung, được giới sành ăn săn đón với mức giá từ 1 - 1,3 triệu đồng.
Thịt cá chìa vôi rất thơm ngon và là nguồn cung cấp nhiều chất đạm, ít chất béo, nhiều vitamin như niacin, B6 và khoáng chất như canxi, sắt... giúp tạo hồng cầu và kích hoạt hệ miễn nhiễm. Cá cũng chứa một lượng acid béo omega -3 đáng kể. Hơn thế, loài cá này còn được các thầy thuốc dùng làm thuốc trị đau lưng, bổ thận và giúp phụ nữ dễ sinh nở. Bên cạnh đó, cá chìa vôi được nấu chung với táo tàu và nấm đông cô để chữa trị bướu cổ và tràng nhạc (sưng hạch cổ, lao hạch)...và có thể dùng cho cả trẻ em và người cao tuổi.
-
Cá mặt quỷ là loại cá độc nhất trên thế giới, gần giống với loài bọ cạp. Cá mặt quỷ có thân hình to xù xì, nhiều vây ở sống lưng, giống tảng đá với lớp da loang lổ màu nâu đỏ thô ráp nên còn được gọi là cá đá (stone fish). Cá mặt quỷ sống là ở vùng rạn (đá ngầm), san hô… Ngay sau khi bắt được, ngư dân thường thả cá vào khoang kín có nước biển và chạy máy oxy để giữ cho cá sống khỏe trong môi trường mới.
Việc chế biến loại cá này đòi hỏi khá nhiều công phu và người đầu bếp phải thật sự khéo léo. Đầu tiên, việc lọc bỏ lớp da sần sùi bên ngoài không hề dễ. Da cá rất dai, có nhiều chiếc vây sắc nhọn nên người đầu bếp thực sự phải rất chú tâm, cẩn trọng. Dùng lưỡi dao nhọn, nghiêng một góc 45 độ, người đầu bếp nhẹ nhàng lách mũi dao để tách giữa da cá và thịt cá, làm sao để giữ nguyên khối thịt cá bên trong.
Thịt cá mặt quỷ ngon lạ lùng, chắc, dai và ngọt như thịt gà, lại có phần giòn giòn như tôm hùm, miếng cá trắng trong và dày thịt. Tuy nhiên, cá mặt quỷ không thể ăn sống, phần da cá không ăn được (làm sạch có thể ăn nhưng rất đắng). Các cách chế biến của cá mặt quỷ như nướng, chiên giòn, hấp Hongkong, nấu cháo, nấu lẩu… thực sự ăn chỉ no mà không biết ngán. Cá mặt quỷ ăn không những ngon, vị lạ miệng mà giàu dưỡng chất omega 3 giúp tuần hoàn máu tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. -
Được mệnh danh là những con bò "ăn cỏ non, nghe nhạc giao hưởng", thịt bò Kobe (thuộc vùng Kinki, Nhật Bản) được xem là loại đắt đỏ nhất thế giới. Nguyên nhân của việc thịt bò Kobe đắt đỏ là bởi chúng rất hiếm, do nguồn cung ít ỏi, chi phí chăm sóc cao cũng như chất lượng thơm ngon độc đáo.Dù ngày nay rất nổi tiếng và được săn mua trên toàn thế giới (người Nhật Bản muốn đặt mua cũng phải mất tới vài tháng chờ đợi), nhưng trong thời phong kiến (những năm 1600-1860), bò Kobe chỉ để sử dụng lấy sức kéo và người dân bị cấm giết mổ loài động vật vốn rất quan trọng với nền nông nghiệp Nhật thời đó.
Thịt bò Kobe được chia thành 5 loại, từ A1 đến A5, với mức giá chênh lệch khá lớn. Điều làm nên sự khác biệt của bò Kobe chính là vị ngọt tan đầu lưỡi khi thực khách nếm chúng. Bởi toàn bộ quá trình nuôi bò chỉ được thực hiện tại một số vùng nhất định của Nhật Bản thì mới cho ra đúng loại thịt mang hương vị đặc trưng, nên giá bò Kobe luôn ở mức cao ngất ngưởng. Trung bình, mỗi kg thịt bò ngon được định giá từ 500 USD đến 3.000 USD. -
Yến sào, hay tổ chim yến (hay đúng hơn là tổ chim yến làm ở trong hang/động - sào = sào huyệt), là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Món súp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất, ở Hongkong giá của một bát canh tổ yến khoảng 60 USD.
Người ta có thể chế biến tổ yến thành rất nhiều món như: yến tần gà thuốc bắc, yến sào súp bồ câu non, cháo nếp than yến sào... rất bổ dưỡng. Mặc dù đây là món ăn đắt giá nhưng được giới sành ăn ở Việt Nam rất ưa chuộng. Bạn có thể tìm mua tổ yến nhiều nhất ở Khánh Hòa. Đây nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam, với giá khoảng 4,5 triệu đồng/100g. Không chỉ ở Việt Nam, tổ yến còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á khác.
-
Hải sâm biển là động vật không có xương sống, giá trị dinh dưỡng cao, thường được ứng dụng để bồi bổ sức khỏe và điều trị một số bệnh lý liên quan. Trong y học, Hải sâm được xem là có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng hấp thụ oxy và chống lại mệt mỏi cơ tim. Ở nước ta cũng có nhiều loại hải sâm, như: tại vùng biển vịnh Bắc bộ thấy phổ biến là các loại: Leptopentacta typica Stichopus hay Chloronotus holothuria Martensii hoặc Protankyra Pseudodigitata… Và hải sâm thấy nhiều ở vùng biển Khánh Hòa hay biển đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu…
Hải sâm có rất nhiều công dụng, dưới đây là một số công dụng:
- Giúp bổ thận điền tinh hợp với trường hợp di tinh, liệt dương, tiểu đêm…
- Giúp bổ ích cường tráng, đặc biệt đối với trường hợp tinh tuyến hư tổn
- Giúp tư âm, nhuận táo tốt cho người táo bón, tiểu đường.
- Giúp bổ huyết, tốt cho người bị thiếu máu
- Giúp phòng và điều trị xơ vữa động mạnh, ổn định huyết áp, giảm thiểu các bệnh về tim.
- Ngoài ra, loài hải sâm đỏ còn tốt đối với phụ nữ: được coi là thần dược của sắc đẹp vì có chứa đến hơn 60% collagen giúp tăng thời gian tồn tại của các tế bào, làm giảm quá trình lão hóa. Hàm lượng testosterol có trong Đỉa biển giúp cải thiện và điều hòa nội tiết tố nữ, tăng cường sức khỏe cho chị em.