Top 10 Thói quen hàng ngày đang làm ố răng của bạn

Mai Ly 61 0 Báo lỗi

Nụ cười giúp bạn thêm tự tin nhưng cũng có thể phá vỡ hình tượng của bạn. Thực tế cho thấy 94% trong chúng ta cho rằng nụ cười là điều bắt gặp đầu tiên khi họ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bạn nướng bánh kèm các quả mọng

    Mặc dù các quả tươi mọng rất có lợi cho sức khỏe nhưng chúng lại là nguyên nhân chính gây ra các vết ố trên răng. Nhiều người cho rằng chỉ ăn các quả mọng sẫm màu mới ảnh hưởng đến độ trắng sáng của răng thôi, nhưng ăn quả mọng trong các loại bánh ngọt, mứt và thạch cũng có thể làm răng bạn xỉn màu. Hàm lượng axit cao trong các loại trái cây chua như cam, quýt... có thể khiến men răng bị bào mòn theo thời gian nếu bạn sử dụng quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên cắt giảm bớt lượng trái cây và đồ uống chua để bảo vệ răng luôn chắc khỏe, trắng sáng.


    Tuy nhiên, khi nhắc đến dâu tây thì loại quả này lại có tác dụng làm hàm răng trắng ấn tượng: Chúng giúp nụ cười của bạn rạng rỡ hơn mà không làm hỏng men răng. Nhiều người hay ăn đồ ngọt và thường sử dụng để ăn vặt hàng ngày, tuy nhiên lại không có thời gian để đánh răng liên tục sau mỗi lần ăn. Chính điều đó đã khiến cho hàm răng ngày một xấu đi do các vi khuẩn sâu răng tấn công và làm hại răng. Ngoài ra, thói quen ngậm kẹo lâu trong miệng cũng khiến răng dễ bị vàng và gây sâu răng.

    Bạn nướng bánh kèm các quả mọng
    Bạn nướng bánh kèm các quả mọng
    Bạn nướng bánh kèm các quả mọng
    Bạn nướng bánh kèm các quả mọng

  2. Top 2

    Bạn không uống trà đá

    Soda có đường và nước ngọt có thể phá vỡ lớp men trên răng của bạn, nhưng trà đá lại giúp bạn chăm sóc hàm răng trắng sáng của mình. Hầu hết các loại trà đá đều chứa axit malic, một hợp chất hữu cơ cũng được tìm thấy trong dâu tây, có tính tẩy trắng mạnh. Nó cũng làm tăng quá trình tiết nước bọt, do đó, giúp chống sâu răng và ngăn ngừa sự đổi màu trên răng. Soda có đường và nước ngọt có thể phá vỡ lớp men răng khiến răng xỉn màu.


    Thói quen thưởng thức một cốc trà xanh, trà mạn, trà đen hay trà atiso có lẽ là thói quen của rất nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên những người uống trà thường cảm nhận được màu răng của họ dần trở nên ố vàng, sậm màu theo thời gian. Theo nhiều nghiên cứu, những người có tần suất uống trà 1 – 2 cốc mỗi ngày sẽ ít khi bị vàng răng. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều từ 3 – 4 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ có nguy cơ răng xỉn màu cao hơn. Ngoài ra, tùy thuộc vào độ đậm đặc của trà mà khả năng vàng răng cũng khác nhau. Những người hay uống trà đá ngoài vỉa hè sẽ ít bị vàng răng hơn người uống trà đặc. Bởi trà đá vỉa hè có tới 80% cốc là nước lọc & đá, lượng trà rất thấp.


    Để tránh tình trạng này, bạn nên uống trà đá. Hầu hết các loại trà đá đều chứa axit malic, một hợp chất hữu cơ cũng được tìm thấy trong dâu tây, có tính tẩy mạnh. Nó cũng làm tăng sản xuất nước bọt giúp chống sâu răng và ngăn ngừa xỉn màu.

    Bạn không uống trà đá
    Bạn không uống trà đá
    Bạn không uống trà đá
    Bạn không uống trà đá
  3. Top 3

    Bạn bơi quá nhiều

    Đi hồ bơi mùa hè là thú vui của nhiều người nhưng thói quen đó có thể làm bạn bị khô da, đổi màu tóc và làm mất men răng. Các nha sĩ từ lâu đã biết rằng bơi có thể gây phá hủy men răng, đặc biệt nếu nước hồ bơi không được xử lý hợp lý. Sự mất men răng xảy ra khi nước trong hồ bơi có tính axit cao, khi đó nước trở nên có tính ăn mòn và có thể phá hủy các bề mặt như răng, và kích thích da.


    Nếu bạn là một vận động viên bơi lội yêu nghề và dành hơn 6 giờ mỗi tuần trong hồ bơi, rất có thể bạn sẽ nhận thấy răng mình dần ngả sang màu nâu. Khi đi bơi, bạn sẽ vô tình để nước vào miệng, và tất cả các chất hóa học trong nước hồ bơi có thể gây ra các vết ố trên răng.


    Mặc dù clo giúp loại bỏ vi khuẩn trong nước, nhưng nó lại làm cho răng của bạn ngả vàng hoặc nâu và làm suy yếu men răng, khiến răng bạn trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy để bảo vệ răng của bạn, hãy tạo cho mình thói quen bơi lội phù hợp với sức khỏe.

    Bạn bơi quá nhiều
    Bạn bơi quá nhiều
    Bạn bơi quá nhiều
    Bạn bơi quá nhiều
  4. Top 4

    Bạn sử dụng nước súc miệng

    Nước súc miệng có thể mang lại cho bạn hơi thở thơm tho, nhưng bạn nên kiểm tra nhãn trước khi mua chai tiếp theo. Một số thành phần trong nước súc miệng có thể phản ứng với các hợp chất gây ố màu trong thực phẩm, và thay vì làm răng của bạn trắng sáng thì nước súc miệng sẽ làm xỉn màu trắng như ngọc trai của chúng. Nếu bạn không hình dung ra thói quen chăm sóc răng miệng của mình mà không có nước súc miệng, bạn hãy chọn những loại không chứa thành phần chlorhexidine hay eucalyptol và chỉ súc miệng trước khi đi ngủ.


    Nước súc miệng có tính axit nên khi bạn quá lạm dụng và phụ thuộc vào nó sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng một phần không nhỏ, từ đó là nguyên nhân gây ố vàng và xỉn màu răng. Thay vì lạm dụng quá nhiều thì bạn chỉ nên ngậm nước súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra và tránh dùng quá 2 lần/ngày. Bởi vây, để bảo vệ răng miệng, bạn hãy quan tâm và tìm hiểu kĩ đối với các sản phẩm mà bản thân cùng gia đình sử dụng.

    Bạn sử dụng nước súc miệng
    Bạn sử dụng nước súc miệng
    Bạn sử dụng nước súc miệng
    Bạn sử dụng nước súc miệng
  5. Top 5

    Bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng

    Bàn chải đánh răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng hằng ngày của bạn. Khi dùng bàn chải quá cứng để chải răng sẽ làm cho nướu của bạn bị tổn thương, răng dễ bị mòn. Lông bàn chải cứng không thể luồn vào từng kẽ răng để làm sạch răng hoàn toàn, tích tụ lâu ngày khiến răng ố vàng. Sử dụng bàn chải cứng sẽ không làm cho răng của bạn trắng thêm - trên thực tế, chải quá mạnh có thể làm mòn men răng. Điều này sẽ khiến răng bạn dễ bị sâu và ố vàng. Các nha sĩ khuyên chúng ta nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm hoặc cực mềm và thay ngay khi lông bàn chải bắt đầu bung ra.


    Việc làm này chẳng những không mang lại hiệu quả gì mà còn khiến hàm răng của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đó, khi bạn chải răng quá mạnh sẽ kích thích nướu răng và làm răng trở nên nhạy cảm, dễ bị mài mòn hơn. Đồng thời, hành động này cũng dễ làm hỏng bàn chải sớm nên tốt nhất hãy chải răng theo chiều dọc và chải theo chuyển động tròn một cách nhịp nhàng.

    Bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng
    Bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng
    Bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng
    Bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng
  6. Top 6

    Bạn nêm một số loại gia vị khi nấu ăn

    Nêm gia vị vào thức ăn sẽ làm tăng thêm hương vị và mùi thơm cho món ăn của bạn, nhưng bạn nên hạn chế một số loại gia vị nếu muốn giữ cho răng trắng. Một số loại gia vị có sắc tố cao, chẳng hạn như cà ri, có thể làm răng của bạn bị ố và ngả sang màu vàng. Bột cà ri có thể mang lại hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn, nhưng chúng cũng là nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu. Nhiều chuyên gia cho rằng, các sắc tố trong cà ri có thể liên tục gây ố vàng răng theo thời gian.


    Do đó, bạn nên thêm các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, cần tây… vào món cà ri, hạn chế dùng quá nhiều bột cà ri khi chế biến món ăn. Nếu bạn không thích hương vị của những bữa ăn bình thường, hãy nêm gia vị vào món ăn bằng các loại thảo mộc có lợi cho sức khỏe răng miệng như cỏ xạ hương, nghệ hoặc quế. Bởi vậy, chế độ ăn uống cũng như thói quen nấu ăn của bạn cũng quyết định đến sức khỏe răng miệng của gia đình bạn.

    Bạn nêm một số loại gia vị khi nấu ăn
    Bạn nêm một số loại gia vị khi nấu ăn
    Bạn nêm một số loại gia vị khi nấu ăn
    Bạn nêm một số loại gia vị khi nấu ăn
  7. Top 7

    Bạn quá căng thẳng

    Khi chịu nhiều áp lực, căng thẳng, stress hoặc hành động vô thức trong khi ngủ, khó kiểm soát theo bản năng, chúng ta sẽ nghiến răng để giải tỏa căng thẳng. Nghiến răng có thể làm mòn răng theo thời gian. Tuy nhiên, khi làm như vậy thường xuyên, chúng ta đã vô tình làm hỏng răng.


    Ngoài việc khiến bạn đau đầu và đau hàm, nghiến răng có thể làm yếu men răng, khiến răng bạn ngả vàng và dễ gãy. Nên tránh ăn các thực phẩm cứng để giúp giảm đau và hạn chế thiệt hại răng từ thói quen này. Ngoài ra, đeo dụng cụ bảo vệ miệng vào ban đêm có thể ngăn ngừa tổn thương do nghiến răng khi ngủ. Nếu bạn hay xuất hiện nghiến răng khi đi ngủ, cũng nên thăm khám kịp thời để tránh các bệnh tật khác phát sinh về sau.


    Với đời sống và công việc hiện nay, áp lực, căng thẳng và stress là rất thường hay gặp, bạn nên tạo thêm thời gian và không gian thư giãn cho bản thân, rất có lợi cho sức khỏe cũng như đem lại cho bạn nhiều năng lượng hơn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất và hiệu quả hơn.

    Bạn quá căng thẳng
    Bạn quá căng thẳng
    Bạn quá căng thẳng
    Bạn quá căng thẳng
  8. Top 8

    Dùng răng như một công cụ

    Đừng coi hàm răng của mình là một công cụ để mở nắp chai hay xé mác quần áo vì hành động này vô tình đang gây hại răng nghiêm trọng. Thậm chí, nó còn làm răng bị lung lay, suy yếu và sứt mẻ, kéo theo đó là nhiều vấn đề xấu khác. Vì vậy, đừng tự ý dùng hàm răng của mình để làm bất kỳ một việc gì khác ngoài nhiệm vụ nhai thức ăn bạn nhé!


    Thật chẳng khó để bắt gặp cảnh một người dùng răng để cạy bia, hoặc mở thứ gì đó không thể dùng tay. Tuy có thể mở nắp chai thành công nhưng đổi lại là những vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như nứt vỡ răng và làm chúng đau buốt. Một số trường hợp nặng còn bị tổn thương xương hàm.

    "Răng chỉ nên dùng cho việc nhai thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa, chúng không có nghĩa vụ phải gánh thêm những chuyện khác vì rất dễ gây hại" – Alice Boghosian, nha sĩ nổi tiếng có phòng khám tại Park Ridge kiêm phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Mỹ khẳng định. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không được lạm dụng răng để mở đồ vật mà hãy kiếm công cụ thay thế. Chẳng hạn mở bao bì thì dùng kéo cắt, bật nắp chai thì dùng đồ mở chuyên dụng… Một khi quen rồi thì bạn cũng bỏ dần thói quen tai hại này.

    Dùng răng như một công cụ
    Dùng răng như một công cụ
    Dùng răng như một công cụ
    Dùng răng như một công cụ
  9. Top 9

    Hút thuốc lá

    Hút thuốc cũng có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác như bệnh nướu răng, sâu răng và khô miệng - vì vậy hãy xem xét răng trắng hơn và khỏe hơn như là một lý do để bỏ thuốc lá. Chẳng những gây hại phổi, thói quen hút thuốc lá còn làm men răng dần bị ngả màu và nhanh bị xỉn hơn. Do đó, bạn cần sửa ngay thói quen này nếu mắc phải để hàm răng được bảo vệ một cách tốt nhất.


    Hút thuốc nhiều không những là nguyên nhân gây hư hỏng men răng mà còn khiến các cơ quan trong cơ thể bạn bị tổn hại theo thời gian. Do trong thuốc lá có chứa nhiều thành phần gây ố vàng, rất khó loại bỏ khi vệ sinh răng miệng nên khiến hàm răng của bạn dần bị đổi màu về sau. Friedman nói rằng các chất hóa học trong thuốc lá có ảnh hưởng nhuộm màu răng vì chúng bám vào men răng và càng hút thuốc nhiều thì điều này sẽ càng thể hiện rõ ràng hơn. Cho nên, để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

    Hút thuốc lá
    Hút thuốc lá
    Hút thuốc lá
    Hút thuốc lá
  10. Top 10

    Nghiện cà phê

    Một trong số các loại thức uống khi tiếp xúc với men răng lâu ngày gây ra ố vàng ở răng chính là cà phê, nó chứa nhiều đường và sẫm màu sắc. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng đó lại là một loại nước có thể gây hại cho răng – theo nhận định của nha sỹ Katia Friedman, thuộc trung tâm Răng miệng Friedman Dental. "Nhâm nhi 2-3 ly cà phê mỗi ngày có thể khiến men răng tiếp xúc thường xuyên với chất nhuộm màu. Vì men răng có độ xốp, những vết bẩn này có thể lắng đọng và gây ngứa nếu răng không được đánh rửa thường xuyên", Katia cho biết.


    Thói quen uống cà phê thường xuyên là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị vàng và ố. Màu của cà phê không chỉ dễ bám mà còn bám rất lâu vào răng. Hơn nữa, uống quá nhiều cà phê cũng không tốt cho sức khoẻ. Các bạn nên hạn chế và khi uống cà phê thì nên dùng ống hút, sau khi uống hãy súc miệng bằng nước lọc để tránh các nguy cơ làm răng ố màu.

    Nghiện cà phê
    Nghiện cà phê
    Nghiện cà phê
    Nghiện cà phê




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy