Top 18 Sự thật thú vị nhất về loài sứa

Hoàng Thu Thuỷ 298 0 Báo lỗi

Sứa là một loài động vật phù du quá quen thuộc với chúng ta, chúng nổi tiếng với những chiếc xúc tu nhiều độc và còn có khả năng bất tử nữa. Chúng không thể ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thông tin mô tả

    Sứa lược là một ngành nhỏ (danh pháp khoa học: Ctenophora) cùng với ngành Ngành Thích ty bào (Cnidaria) hợp thành nhóm động vật ruột khoang (Coelenterata) trong động vật đối xứng tâm (Radiata). Sứa có ước tính có khoảng 100-150 loài được xác nhận.


    Sứa (lớp Scyphozoa) hay sưa sứa (phương ngữ Nam bộ) là những sinh vật biển không xương sống độc nhất của ngành Thích ty bào (Cnidaria). Chúng là những loài sứa thực sự. Lớp này có thể bao gồm nhóm hóa thạch tuyệt chủng Conulariida, có liên hệ không chắc chắn và đang được tranh luận rộng rãi.


    Chúng đã tồn tại từ đầu kỷ Cambri cho đến bây giờ. Sứa và thủy tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da. Sứa là một loài không có não, tim và xương.


    Chúng có một vài đặc điểm riêng biệt như:

    • Chỉ sống ở biển, bơi lội tự do hoặc là bò lê trên đáy biển và có đối xứng dạng tỏa tròn.
    • Di chuyển bằng các tấm lược, là tấm hình thành từ nhiều lông bơi.
    • Trên tua bắt mồi có tế bào dính để tấn công và tự vệ.
    • Có nhiều đặc điểm cấu tạo giống với phần còn lại của động vật ruột khoang, tuy nhiên đã thấy xuất hiện dấu hiệu của lá phôi thứ ba và sự đối xứng hai bên. Không có tế bào gai đặc trưng như của phần còn lại (Ngành thích ti).
    Thông tin mô tả
    Thông tin mô tả

  2. Top 2

    Nguồn gốc loài sứa

    Khi xem xét sứa lược trên quan điểm nguồn gốc và tiến hóa, người ta so sánh chúng với thích ti và nhận thấy chúng có cả những đặc điểm cổ hơn so với thích ti (như có cơ quan chuyển vận dạng lông bơi thường thấy ở một số nhóm đơn bào), một số đặc điểm cao hơn (phân cắt trứng xác định, có mầm mống của lá phôi giữa) và một số đặc điểm riêng (tế bào dính, ấu trùng cydippid) từ đó cho ra một giả thiết cho rằng thích ti và sứa lược vốn có một mối quan hệ họ hàng gần gũi và có thể xuất phát từ một tổ tiên chung.


    Đặc biệt, các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến nhóm sứa lược bò lê, là nhóm có đối xứng hai bên, có mầm mống lá phôi thứ ba, từ đó hình thành sự phân dị của mặt trên, mặt dưới hay là phần trước phần sau. Ở phần trước cơ thể tập trung các cơ quan cảm giác, ở phần bụng có các cơ quan vận động và thu nhận thức ăn. Những nét tiến hóa này mở ra những khả năng tiến hóa to lớn. Vì thế, một số nhà nghiên cứu dự đoán mang lược là tổ tiên chung của tất cả các ngành Động vật ba lá phôi.


    Do có cơ thể mềm nên chưa tìm thấy hóa thạch của nhóm động vật này.

    Nguồn gốc loài sứa
    Nguồn gốc loài sứa
  3. Top 3

    Hình dạng cơ thể

    Hình dạng chung của sứa lược là hình con quay, đối xứng tỏa tròn qua trục miệng - đối miệng. Trên cực đối miệng là cơ quan đỉnh giữ vai trò làm cơ quan thăng bằng. Dọc theo thân, bắt đầu từ cực đối miệng là 8 dãy tấm lược xếp hướng về phía cực miệng, trên tấm lược là nhiều lông bơi nhỏ. Đối xứng qua cơ thể là 2 tua bắt mồi giống như 2 quai bình, gốc của tua nằm sâu bên trong cơ thể. Tua bắt mồi thường rất dài, gấp nhiều lần chiều dài cơ thể của sinh vật. Tuy nhiên, cũng có một số loài có tua bắt mồi ngắn, thậm chí tiêu biến.


    Trên tua bắt mồi của sứa lược có tế bào dính đặc trưng là collobblaste bắm chặt vào con mồi khi tấn công. Tế bào dính có hình đinh ghim, mũ hình bán cầu có các thùy dính. Có một sợi xoắn, một sợi thẳng nối tế bào dính với mô bì của tua. Khi tua chạm vào con mồi, sợi xoắn duỗi ra, bắn tế bào dính vào cơ thể con mồi. Sau khi phóng, tế bào dính không bị hủy mà được thu hồi lại như cũ.


    Thành cơ thể sứa lược có 2 lớp tế bào và có một tầng keo ở giữa. Trong tầng keo này không có tế bào mô bì cơ như ở Sứa mà lại có tế bào cơ trơn, có khi là những tế bào rất lớn. Người ta đã phát hiện ra ở một số loài như Mnemiopsis leidyi có tế bào cơ trơn dài tới 6 cm. Sự biệt hóa của tế bào này và vị trí của nó trong tầng keo khiến nhiều người coi sứa lược là động vật ba lá phôi.

    Hình dạng cơ thể
    Hình dạng cơ thể
  4. Top 4

    Cấu tạo bên trong cơ thể

    Cơ quan tiêu hóa: Có dạng túi, gần giống như thích ty bào, nhưng phức tạp hơn với nhiều ống. Có hầu và dạ dày. Từ dạ dày có các ống vị nối đến các tua bắt mồi và các nhánh hướng ra ngoài. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào trong hầu rồi tiêu hóa nội bào trong dạ dày.


    Hệ thần kinh: Có mạng thần kinh kiểu mạng lưới giống với thích ti tuy nhiên tế bào tập trung nhiều hơn ở dưới các tấm lược. Ở phía đối miệng, có 4 hạch thần kinh nhỏ ở ngay dưới cơ quan đỉnh. Ở giữa các hạch này là kết cấu bình thạch tựa lên 4 các chổi thăng bằng ở 4 hạch, giúp Sứa lược cảm nhận được độ nghiêng của cơ thể để lấy lại thăng bằng.


    Hệ sinh dục: Sứa lược là loài động vật lưỡng tính, có 2 tuyến sinh dục và cái xếp đối xứng trong từng ống vị dọc và đối xứng qua mặt phẳng dạ dày.


    Một số loài động vật nhỏ và phù du như giáp xác chân kiếm hoặc là ấu trùng của một số sinh vật biển như cá, tôm, cua... ngoài ra còn cả thích ti và sứa lược trưởng thành. Các tua bắt mồi sau khi bắt dính mồi sẽ đưa mồi vào miệng, ở một số loài thấy xuất hiện thêm thùy hoặc tấm miệng hỗ trợ cho việc bắt mồi. Hình ảnh sinh vật phù du.

    Cấu tạo bên trong cơ thể
    Cấu tạo bên trong cơ thể
  5. Top 5

    98% cơ thể sứa là nước

    Khi nói về cơ thể của loài sứa, mọi thứ thực sự khá đơn giản. So với đại đa số các loài động vật mà chúng ta quen thuộc, sứa có cấu tạo cơ thể đơn giản hơn nhiều. Sứa thiếu não, tim hoặc xương, cũng như mọi cơ quan quan trọng khác mà con người chúng ta sở hữu. Sứa là thành viên của Cnidaria phylum – hay còn gọi là Ngành Sứa lông châm, ngành Gai chích hay ngành Thích ty bào.


    Đây là một ngành gồm hơn 10.000 loài động vật sinh sống trong môi trường nước, chủ yếu là môi trường biển. Điểm đặc trưng của chúng là lông châm, các tế bào đặc biệt được sử dụng chủ yếu để bắt mồi. Sứa không thực sự được phân loại là cá. Trên thực tế, chúng là một loại sinh vật phù du, và có liên quan đến nguồn thực phẩm siêu nhỏ tạo thành nền tảng của hầu hết các chuỗi thức ăn biển.


    Không chỉ rất đơn giản trong cấu trúc vật lý của mình, có đến 98% cơ thể sứa là nước (bên cạnh một số bộ phận khác của cơ thể). Sứa cũng có một miệng lấy thức ăn và bài tiết ra ngoài, cũng như một khoang dạ dày, một dạ dày thô sơ. Yếu tố cuối cùng trong cấu trúc vật lý của nó là các xúc tu. Mặc dù chúng có thể khác nhau rất nhiều về chiều dài và số lượng nhưng nhìn chung đây là bộ phận cơ thể quan trọng nhất của sứa. Chúng cũng là cơ quan cảm giác chính cho những sinh vật này, bao gồm cả việc mang lại tầm nhìn.

    98% cơ thể sứa là nước
    98% cơ thể sứa là nước
  6. Top 6

    Sứa có mắt không?

    Khi chúng ta nghĩ về đôi mắt, xu hướng tự nhiên sẽ là tìm kiếm sự tương đồng với mắt người, nhưng sự đa dạng của các cơ quan cung cấp mắt và thị giác trong tự nhiên là vô cùng lớn. Vẫn còn nhiều cuộc tranh luận gay gắt về việc đôi mắt phát triển một lần hay nhiều lần trong cây tiến hóa của sự sống trên Trái đất. Nhiều người đồng ý rằng một số loại cơ chế phát hiện ánh sáng đã có mặt trong tổ tiên đầu tiên của các động vật nhìn thấy được và sự đa dạng về cách mà chương trình di truyền phát triển vẫn là một yếu tố bí ẩn với các nhà nghiên cứu.


    Trong trường hợp của sứa, nó không sở hữu bộ não xử lý các kích thích thị giác phức tạp, chúng phải dựa vào một cơ quan cảm giác đơn giản nằm trong các xúc tu của chúng. Đúng vậy, những vết chích của một con sứa có thể để lại những chấm đỏ trên chân của bạn cũng là cách duy nhất mà loài sứa có thể trải nghiệm và di chuyển. Có các cơ quan cảm giác ở cuối các xúc tu này có thể phát hiện ánh sáng và các dấu vết hóa học khác nhau (mùi) trong nước, đồng thời giúp sứa tự định hướng theo không gian.


    Không giống như con người, mắt của hầu hết loài sứa không tập trung trong một cơ quan; thay vào đó, khả năng nhìn thấy được tạo ra bởi một mạng lưới các dây thần kinh và protein được gọi là opsins. Điều thú vị là, không phải tất cả các loài sứa đều có khả năng "nhìn" giống nhau. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã kết luận rằng có nhiều loại mắt ở các loài sứa với độ phức tạp khác nhau. Sứa là một thợ săn lão luyện và "những đôi mắt" thô sơ này đủ giúp chúng tồn tại và sinh sôi trên các đại dương toàn cầu.

    Sứa có mắt không?
    Sứa có mắt không?
  7. Top 7

    Tuổi thọ của sứa chỉ vài giờ đến vài tháng

    Sứa sinh sản bằng cách giao phối và cả sinh sản vô tính. Sứa đực và sứa cái được phân biệt một cách rõ ràng, mặc dù người ta cũng tìm thấy những con sứa lưỡng tính.


    Tuổi thọ của sứa chỉ vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên, có một loài sứa đã được ghi nhận là có thể sống đến 30 năm. Sứa trong các hồ thủy sinh nhân tạo thường có tuổi thọ cao hơn so với khi sống trong tự nhiên. Sứa rất mong manh, nó dễ dàng bị con người bắt khi vẫn còn ở trong giai đoạn polyp (sinh vật đơn bào). Giai đoạn này là giai đoạn chúng dễ bị tổn thương nhất.


    Sứa là động vật ăn thịt nhưng thụ động. Chúng ăn các loài giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các con cá nhỏ hay thậm chí là những con sứa khác. Chúng ăn thông qua ống miệng nằm giữa cơ thể chúng như đã nói ở trên.


    Sứa cũng là con mồi của một số loài động vật ăn thịt khác như cá mập, cá ngừ, cá kiếm, rùa biển và một số loài cá hồi ở Thái Bình Dương.

    Tuổi thọ của sứa chỉ vài giờ đến vài tháng
    Tuổi thọ của sứa chỉ vài giờ đến vài tháng
  8. Top 8

    Sứa là loài động vật không có não và tim

    Sứa không có não, tim, tai, đầu, chân hay xương. Lớp da của chúng mỏng đến mức chúng có thể hô hấp qua nó.


    Tuy sứa không có não, nhưng chúng có một hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các hóa chất có trong nước. Những khả năng trên cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp cho sứa có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng.


    Vì không có não, chuyển động của sứa bị hạn chế, phụ thuộc vào các dòng hải lưu. Sứa cũng không chủ động săn bắt thức ăn mà chỉ chờ các con mồi chạm trán chúng. Xúc tu bao phủ bởi các tế bào đặc biệt gọi là Cnidoblasts, dùng để săn bắt và tự vệ.


    Về cơ bản, sứa hoạt động không cần tim. Lớp vỏ ngoài của sứa gọi là Ectoderm, oxy đơn giản khuếch tán vào cơ thể chúng, không cần hoạt động bơm máu để lấy oxy từ tim. Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa của sứa rất thô sơ. Cả hai quá trình hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng không cần đến bộ phận phức tạp như tim.


    Sứa còn có một bộ phận giống như một cái ống ngắn được treo ở giữa cơ thể hình cái chuông của nó. Cái “ống” này đóng vai trò của cả miệng và cơ quan tiêu hóa. Ở một số loài sứa, cái “ống” này còn được bao bọc bởi một miếng diềm giống như một dải duy băng xoắn trong nước. Chúng còn được gọi là vũ khí miệng hay cánh tay miệng.

    Sứa là loài động vật không có não
    Sứa là loài động vật không có não
  9. Top 9

    Xúc tu có thể tiêm chất độc khi bị đứt khỏi cơ thể

    Mỗi xúc tu của sứa được cấu tạo bởi hàng ngàn tế bào được gọi là cnidoblasts. Bên trong mỗi cnidoblasts là các nematocysts. Mỗi nematocysts chứa một sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc. Khi một con mồi bị mắc kẹt trong những chiếc xúc tu của sứa thì áp suất bên trong nematocysts sẽ làm cho những chiếc kim xoắn này duỗi thẳng ra và giống như một chiếc lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi bị mắc phải những chiếc “lưỡi câu” này.


    Cơ chế tự vệ chính của sứa là tiêm chất độc vào kẻ thù và chính cơ thể trong suốt của nó giúp cho nó dễ dàng ẩn náu trong lòng đại dương. Trong xúc tu của sứa gồm hàng loạt các mũi lao siêu nhỏ chứa chất độc nằm cuộn trong các nang hình ống rỗng. Khi có tác nhân cơ hay hóa học kích hoạt các thụ cảm, nắp các nang sẽ bật ra và nước biển tràn vào làm cho các lao độc bắn ra, đâm xuyên qua da và tiêm chất độc vào nạn nhân. Những lao độc này bắn ra chỉ trong vòng chưa đến 1/1.000.000 giây và được coi là một trong những chu trình sinh - hóa tự nhiên nhanh nhất.


    Lao độc có thể bắn ra ngay cả khi con sứa đã chết, nên nếu bị sứa đốt việc loại bỏ xúc tu còn sót lại trên da rất quan trọng. Sau đó, rửa với giấm sẽ làm vô hiệu hóa những nang chứa lao độc chưa kích hoạt. Nước biển có thể giúp loại bỏ những nang chứa lao độc còn sót lại.

    Xúc tu có thể tiêm chất độc khi bị đứt khỏi cơ thể
    Xúc tu có thể tiêm chất độc khi bị đứt khỏi cơ thể
  10. Top 10

    Thực chất sứa vừa có lời vừa có hại

    Xét về khía cạnh có hại thì bên cạnh những loài sứa có lợi thì nhiều loài sứa có chứa rất nhiều nọc độc nếu không may bị nó chích thì khá nguy hiểm nếu không sơ cứu kịp thời. Nọc độc của chúng có thể gây lên những biểu hiện sau:

    • Khi bị sứa cắn biểu hiện đầu là xuất hiện các lằn đỏ, nâu hoặc tím trên da. Kế tiếp sẽ có cảm giám ngứa, bỏng rát thậm chí là đau nhức và châm chích. Để lâu da sẽ sưng vù và cảm giác đau theo nhịp đập và lan toả khắp vùng bị sứa cắn.
    • Nếu bị nặng chưa kịp sơ cứu có thể dẫn đến các tình trạng như: đau bụng, buồn nôn và chóng mặt, nhức đầu kèm theo đó là những biểu hiện của chuột hoặc đau cơ, nếu để lâu thì dẫn tới tình trạng khó thở thậm chí là rối loạn tim mạch và dẫn tới tử vong


    Bên cạnh những mặt có hại thì sứa được biết đến là một nguyên liệu rất ngon và bổ dưỡng trong nấu ăn và rất tốt cho sức khoẻ nhờ công dụng nó mang lại vì bên trong sứa chưa nhiều protein và các khoáng chất như: B, Ca, và Fe ngoài ra còn có các sinh tố như B1,B2,Na rất tốt cho sức khoẻ.
    Nhờ vậy mà sứa có thể chữa được nhiều bệnh như là:

    • Giảm huyết áp
    • Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
    • Duy trì sức khoẻ cho làn da
    • Giảm cân hiệu quả
    • Cải thiện trí nhớ
    Thực chất sứa vừa có lời vừa có hại
    Thực chất sứa vừa có lời vừa có hại
  11. Top 11

    Loài sứa trưởng thành như thế nào?

    Là loại động vật lưỡng tính, sứa có hai tuyến sinh dục đực và cái, nằm trong ống vị dọc đối xứng qua mặt phẳng dạ dày. Thông thường, một con sứa trải qua năm giai đoạn trong cuộc đời. Đầu tiên, sứa trưởng thành sẽ “đẻ” trứng và tinh trùng vào nước. Hai tế bào này kết hợp với nhau tạo thành trứng thụ tinh trong nước.


    Trứng được thụ tinh phát triển thành ấu trùng nhỏ, gọi là planula. Nó trông giống một con sâu siêu nhỏ và có thể di chuyển tự do trong nước. Planula sẽ tìm kiếm một bề mặt rắn, chẳng hạn như đáy biển, để trú chân. Trong thời gian này, nó sẽ phát triển hệ tiêu hóa và có thể tự kiếm ăn. Nhờ điều kiện nước, nhiệt độ phù hợp, planula sẽ biến thành polyp. Polyp mọc chồi, tự nhân ra thành các đám lớn trông như những bụi cây khổng lồ.


    Khi gặp điều kiện thích hợp, các polyp giải phóng thành nhiều con sứa non. Sau khi sản sinh ra sứa non, polyp biến đổi về dạng polyp trẻ hơn. Còn sứa non tiếp tục lớn lên thành sứa trưởng thành.


    Dù khởi đầu cuộc đời theo cách đặc biệt, hầu hết các loài sứa có vòng đời không dài, thường từ vài giờ đến vài tháng. Một số loài có thể sống được vài năm.Tuy nhiên, sứa bất tử (tên khoa học: Turritopsis Dohrnii) lại nằm ngoài quy tắc này.

    Loài sứa hình thành như thế nào?
    Loài sứa hình thành như thế nào?
  12. Top 12

    Sứa bất tử là loài có khả năng "cải tử hoàn sinh"

    Sứa bất tử là loài thuỷ tước giống sứa, thuộc ngành Cnidaria, thường được tìm thấy ở vùng biển Địa Trung Hải hoặc vùng biển Nhật Bản. Nó có hình dạng giống như chuông, với đường kính khoảng 4,5mm. Bức màng của loài sứa này khá mỏng, ngoài trừ một ít phần dày ở trên đỉnh.


    Dạ dày của chúng tương đối lớn, có màu đỏ tươi. Sứa non có đường kính 1mm và chỉ có 8 xúc tu mọc đều nhau dọc theo mép, trong khi các cá thể trưởng thành có 80-90 xúc tu. Sứa bất tử có thể đảo ngược vòng đời khi bị thương hoặc sắp chết đói. Điều này đồng nghĩa, về mặt lý thuyết, chúng có thể tồn tại mãi mãi.


    Khi bị tổn thương về mặt thể chất hoặc gặp căng thẳng vì đói, sứa bất tử trưởng thành sẽ biến chuyển các mô tế bào và hệ tuần hoàn trong cơ thể về lại trạng thái polyp. Vì mất xúc tu và khả năng bơi, polyp lại lắng xuống đáy biển. Trong 24 - 36 giờ tiếp theo, polyp này sẽ phát triển thành một polyp mới, nằm ở giai đoạn đầu của sứa non. Rồi dần dần, polyp này sẽ nở ra thành sứa non.


    Hiện tượng này được so sánh với vòng đời của một con bướm. Thay vì chết đi, bướm có thể chuyển mình trở lại làm sâu bướm rồi từ trong kén, nó sẽ tung cánh một lần nữa. Quá trình đằng sau việc “cải tử hoàn sinh” của sứa bất tử là quá trình biến đổi phân biệt, cực kỳ hiếm gặp ở các loài động vật.


    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tế bào trong sứa trưởng thành và tế bào trong polyp là khác nhau. Quá trình sứa trưởng thành co lại thành polyp cho phép nó tự hình thành một cơ thể mới, khác với hình thái ban đầu. Nhưng sứa trưởng thành mới và sứa cũ giống hết nhau về mặt di truyền. Việc đảo ngược vòng đời có thể lặp đi lặp lại. Trong điều kiện môi trường sống hoàn hảo, sứa bất tử sẽ không bao giờ chết vì già yếu.

    Sứa bất tử là loài có khả năng
    Sứa bất tử là loài có khả năng "cải tử hoàn sinh"
  13. Top 13

    Loài sứa lớn nhất có xúc tu dài đến 36,6m

    Loài sứa bờm sư tử là một trong số những loài sứa lớn nhất. Nó có xúc tu dài đến 36,6m. Phần thân hình chuông của nó có thể lớn hơn 2.3m. Nó sống ở khắp các đại dương trên toàn thế giới. Thức ăn chủ yếu của nó là cá nhỏ, tôm, và các loài sứa nhỏ khác. Nọc độc của loài sứa này chỉ gây đau đớn nhưng không làm chết người.


    Sứa bờm sư tử (danh pháp hai phần: Cyanea capillata) là loài sứa lớn nhất trong các loài sứa được biết. Phạm vi phân bố của loài này giới hạn vùng nước lạnh, phương bắc của Bắc Cực, phía bắc Đại Tây Dương, và phía bắc Thái Bình Dương, hiếm khi tìm thấy xa hơn về phía nam hơn 42° vĩ bắc. Loài tương tự như con loài này, mà có thể là cùng một loài, sinh sống ở vùng biển gần Australia và New Zealand.


    Các mẫu vật lớn nhất ghi lại được tìm thấy, trôi dạt vào bờ biển của vịnh Massachusetts vào năm 1870, đã có một chuông (cơ thể) có đường kính 2,29 mét và xúc tu dài 120 feet (37 m). Đang có tranh cãi về phân loại loài sứa này, một số nhà động vật học đã cho thấy rằng tất cả các loài trong chi này phải được coi là một. Hai cách phân loại riêng biệt, tuy nhiên, xuất hiện cùng nhau trong ít nhất miền Bắc phía đông Đại Tây Dương, với sứa màu xanh (Cyanea lamarckii Peron & Lesueur, 1810) khác nhau trong màu sắc (màu đỏ) màu xanh da trời và kích thước nhỏ hơn (đường kính 10–20 cm, hiếm khi 35 cm).

    Loài sứa lớn nhất có xúc tu dài đến 36,6m
    Loài sứa lớn nhất có xúc tu dài đến 36,6m
  14. Top 14

    Sứa đốt như thế nào và cách điều trị khi bị sứa đốt

    Bạn đang bơi giữa biển bỗng thấy ngứa ở chân, rất có khả năng bạn đã bị sứa đốt. Sứa rất mềm vì chứa 95% là nước và chủ yếu cấu tạo từ một loại chất hơi đục, giống gel gọi là Mesoglea. Với cơ thể mỏng manh như vậy, chúng tồn tại được là nhờ chất độc chứa trong các tế bào hình mũi lao gọi là Cnidocytes để tự vệ và bắt mồi.


    Lao độc có thể bắn ra ngay cả khi con sứa đã chết, nên nếu bị sứa đốt việc loại bỏ xúc tu còn sót lại trên da rất quan trọng. Sau đó, rửa với giấm sẽ làm vô hiệu hóa những nang chứa lao độc chưa kích hoạt. Nước biển có thể giúp loại bỏ những nang chứa lao độc còn sót lại.


    Đừng dùng nước thường vì sự thay đổi nồng độ muối làm thay đổi áp suất thẩm thấu sẽ kích hoạt các nang độc. Ngoài ra việc dùng mẹo dân gian như tưới nước tiểu lên vùng bị ngứa cũng có thể gây hại, tùy thuộc vào thành phần nước tiểu. Vết thương do sứa cắn thực sự rất đau rát, khiến người bị thương khó chịu, nhất là trẻ nhỏ. Để giảm đau, bớt sưng và ngăn độc tố của sứa lan rộng trên da, có thể dùng đá để chườm trên phần da bị thương.


    Vết thương sứa đốt có thể ở thể nhẹ, hoặc ở thể nặng. Nếu nhẹ thì sau khi thực hiện các bước trên, tình trạng ngứa rát sẽ giảm. Còn tình trạng nặng, người bị sứa cắn không chỉ cảm thấy đau nhức, sưng tấy tại vết thương mà còn có thể sốt, co giật, buồn nôn, khó thở…


    Với bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc nguy hiểm nào ở trên, sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa người bị thương đi cấp cứu để xử lí kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng.

    Sứa đốt như thế nào và cách điều trị khi bị sứa đốt
    Sứa đốt như thế nào và cách điều trị khi bị sứa đốt
  15. Top 15

    Sứa Vàng – loài động vật sống theo ánh nắng mặt trời

    Loài Sứa nói chung được biết đến với cách sống trôi dạt theo dòng chảy của đại dương – nhưng không phải tất cả chúng đều thụ động như vậy. Sứa Vàng – loài sứa đặc biệt của họ nhà Sứa là minh chứng tiêu biểu cho việc tiến hóa để sinh tồn. Chúng tập hợp lại thành những bầy có số lượng lên tới hàng triệu con và dành phần lớn cuộc đời mình để di chuyển trong cuộc di cư hàng ngày theo sự thay đổi của ánh sáng mặt trời.


    Trước lúc mặt trời mọc, những con Sứa Vàng sẽ tập hợp lại thành đàn bên phía Tây của hồ rồi bắt đầu di chuyển vào khoảng 6 giờ sáng. Và đến khi bình minh hé rạng ở phía Đông, chúng bắt đầu bơi theo ánh sáng trên bầu trời. Những con Sứa Vàng sử dụng chiếc chuông của mình để bơm nước và đẩy cơ thể di chuyển xung quanh hồ. Sau khi đến được bờ phía Đông, chúng sẽ ở lại đó để hấp thụ ánh sáng và chỉ dừng lại ở những nơi có bóng cây bên cạnh hồ.


    Ánh sáng mặt trời luôn tràn ngập ở hòn đảo xa xôi xinh đẹp thuộc Thái Bình Dương này – đây thực sự là một lợi thế bởi những con sứa vàng này không chỉ thích “tắm nắng” mà chúng còn cần ánh sáng để tồn tại. Ánh sáng mặt trời giúp nuôi dưỡng các chất thiết yếu cho tảo zooxanthellae – một loài sinh vật sống cộng sinh với Sứa Vàng để chúng có thể cung cấp năng lượng cho vật chủ bằng sự quang hợp của mình.


    Sứa vàng sẽ tập trung nghỉ ngơi ở phía Đông của hồ vào giữa trưa khi ánh sáng mặt trời mạnh nhất. Nhưng đến mỗi buổi chiều khi ánh nắng bắt đều yếu dần và mặt trời chuẩn bị lặn, những con sứa vàng lại tiếp tục bơi ngược lại về bờ phía Tây của hồ và chờ đợi đến bình minh tiếp theo của ngày hôm sau.

    Sứa Vàng – loài động vật sống theo ánh nắng mặt trời
    Sứa Vàng – loài động vật sống theo ánh nắng mặt trời
  16. Top 16

    Những loài sứa độc nhất thế giới

    Sứa box (sứa hộp): Loài sứa này được xếp là loài sứa độc nhất cũng như là một trong số những sinh vật biển nguy hiểm nhất thế giới. Sứa hộp có 24 xúc tu, mỗi xúc tu có thể dài 3 m, mỗi xúc tu chứa hơn 5.000 tế bào đốt. Mỗi xúc tu có độc tố đủ giết chết 60 người. Khám phá 5 loài sứa độc nhất thế giới, có loài độc gấp 100 lần rắn hổ mang. Độc tính của sứa box mạnh tới nỗi chỉ một lượng nhỏ cũng tác động lên tim và hệ thần kinh, có thể khiến tim ngừng đập trong vòng vài phút. Người trúng nọc độc của sứa box nếu không được điều trị khẩn cấp rất khó qua khỏi.


    Sứa Lion’s Mane (sứa bờm sư tử): Đây là loài sứa biển khổng lồ, thường xuất hiện ở Bắc Cực và phía bắc Đại Tây Dương. Sứa bờm sư tử có đường kính khoảng 2,4m, xúc tu của chúng có thể vươn xa hơn 30m. Bên ngoài trông chúng như một loài sinh vật kỳ quái. Bên trong, loài sứa này chứa nọc độc mạnh tới nỗi có thể khiến nạn nhân bị chuột rút ngay sau khi tiếp xúc. Khám phá 5 loài sứa độc nhất thế giới, có loài độc gấp 100 lần rắn hổ mang.


    Sứa Irukandji: Đây là loài sứa có họ hàng với sứa box nhưng kích thước nhỏ hơn, chỉ bằng hạt lạc khoảng 2,5 cm, màu trong suốt. Nọc độc của sứa Irukandji mạnh hơn 100 lần so với nọc độc của rắn hổ mang, nhẹ nhàng tấn công cơ thể mà nạn nhân không hề hay biết. Các xúc tu lẫn vỏ ngoài của chúng đều có thể chích người. Nạn nhân xuất hiện các triệu chứng nôn, đau đầu, tim đập loạn nhịp và huyết áp tăng cao được gọi là “triệu chứng Irukandji”, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị phù phổi, ngưng tim sau vài giờ.


    Portuguese man o’war (sứa kẻ gây chiến): Đây là một loài sứa ăn thịt, nói đúng hơn chúng là một tập hợp cộng sinh chứa nọc độc vào loại nguy hiểm nhất thế giới. Những xúc tu tỏa sáng đẹp mắt trong đêm nhưng để dụ dỗ và quấn chặt con mồi. Vết đốt do xúc tu của loài sứa này để lại trên da trông giống như những vết lằn roi. Chúng khiến nạn nhân đau đớn nhiều ngày, gây sốt và choáng, khiến ngưng tìim, ngưng phổi dẫn tới tử vong.


    Sứa tầm ma biển: Loài sứa có tên Sea Netle còn được gọi là sứa tầm ma biển vì hình dạng cơ thể chúng giống cây tầm ma. Loài sứa này được tìm thấy nhiều ở khu vực Vịnh Chesapeake thuộc bờ viễn Đông Hoa Kỳ. Mỗi con sứa biển tầm ma có 24 xúc tu, mỗi xúc tu dài trung bình 1,8m. Nọc độc của chúng không đủ mạnh để giết người nhưng vẫn gây đau đớn hết sức khó chịu.

    Những loài sứa độc nhất thế giới
    Những loài sứa độc nhất thế giới
  17. Top 17

    Những loài sứa đẹp nhất đại dương

    Các loài sứa luôn khiến chúng ta thích thú với vẻ đẹp của chúng dù cho không ít trong số các con vật này sở hữu chất độc chết người. Sứa sống ở tất cả các đại dương và cả ở một số sông, hồ nước ngọt và là một trong những kỳ quan của thế giới dưới nước.


    Dưới đây là những loài sứa đẹp nhất đại dương:

    • Sứa Biển Đen: Chúng là loài sứa khổng lồ với "vòng eo" lên tới 1m và các tua dài khoảng 6m. Loài sứa này ăn thịt các ấu trùng, sinh vật phù du và cả các con sứa khác.
    • Sứa Crossota: Chúng có màu đỏ rất ấn tượng và những cái tua khiến người ta liên tưởng tới quái vật đầu rắn Medusa trong thần thoại Hy Lạp. Loài sứa này được phát hiện năm 2005 tại Bắc Băng Dương.
    • Sứa xanh: Chúng có màu sắc tuyệt đẹp nhưng các tua lại có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Loài sứa dài khoảng 15cm này sống ở bờ biển Scotland, Biển Bắc và Biển Ireland.
    • Sứa Darth Vader: Sống ở Bắc Băng Dương, loài sứa này mới được tìm thấy và ngay lập tức mang tên nhân vật trong phim Star Wars nhờ ngoại hình của nó. Chúng có 4 tua và 12 khoang dạ dày. Đây cũng là 1 loài sứa độc.
    • Sứa trứng rán: Nhìn nó giống hệt một quả trứng rán và sống ở các khu vực biển Địa Trung Hải, Adriatic và biển Aege. Nó cũng là một trong số ít các loài sứa có thể tự bơi thay vì dựa vào các dòng biển.
    • Sứa sọc tím: Chúng ta một loài còn khá bí ẩn và ngoại hình có thể thay đổi theo tuổi tác. Loài sứa này hay sống chúng với một loài cua theo hình thức cộng sinh.
    • Sứa đạn súng thần công: Chúng sống dọc bờ biển phía Đông châu Mỹ và có cái tên này nhờ hình dạng của mình. Loài sứa này có cách sinh sản xuất độc đáo. Chúng vừa có khả năng sinh sản vô tính, vừa có thể làm theo cách thông thường.
    • Sứa mũ hoa: Nhìn chúng giống hệt một cái mũ diêm dúa. Loài này rất hiếm và chỉ sống ở các vùng biển Brazil, Argentina và Nhật Bản. Các tua của chúng tự quấn lên khi không cần sử dụng và nhìn càng giống với một chiếc mũ.
    • "Chiến thuyền" Bồ Đào Nha: Người ta hay nhầm chúng là sứa nhưng thực chất, chúng là một tổ chức được tạo thành từ rất nhiều cá thể nhỏ bé. Chúng bơi trên đầu các ngọn sóng, mặc cho gió và nước làm cho mình trôi đi trong khi các tua có thể rủ sâu tới 20m.
    Những loài sứa đẹp nhất
    Những loài sứa đẹp nhất
  18. Top 18

    Giá trị kinh tế của loài sứa

    Sứa sinh sống trong các đại dương, vùng biển nước mặn, xuất hiện từ tầng mặt cho đến tầng sâu. Có một loài sống ở vùng nước ngọt đó là sứa hoa đào. Sứa biển là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật biển và con người. Theo các thầy thuốc Đông y cho rằng: Sứa biển có vị mặn, tính ôn hòa, có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng phong thấp.


    Ở một số nơi trên thế giới, sứa còn là một món ăn. Hằng trăm tấn sứa được tiêu thụ mỗi năm với giá 15 đô la/1 pound (khoảng 0,45kg). Đã có nhiều doanh nghiệp “triệu đô” xuất hiện nhờ kinh doanh loại thực phẩm này. Loài sứa dùng để ăn thường là loài Cannonball.


    Sứa còn được khai thác để lấy collagen, chúng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó bao gồm cả việc điều trị viêm khớp dạng thấp.


    Đặc biệt thích hợp dùng trong các trường hợp ho, hen suyễn, nhiều đờm, viêm khí phế quản, viêm họng, táo bón, đầy bụng, phù nề, viêm sưng. Chính vì vậy mà nó là loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Trước đây, việc xuất bán sứa lại chỉ chủ yếu ở dạng thô, giá thành thấp, đến nay nhiều cơ sở đã chế biến sứa thành sản phẩm ăn liền mang lại giá trị cao.


    Những món ngon từ sứa:

    • Sứa xào cần tây: Một sự phối hợp khá thú mùi vị giữa mùi vị sứa giòn ngon chín tới và cần tây với màu xanh tự nhiên mang độ ngọt vừa phải. Mùi thơm pha chút cay cay của gừng tỏi cùng gia mùi vị được nêm nếm đậm đà thật sự là một đồ ăn đáng để thử.
    • Nộm sứa hoa chuối: Sở hữu vẻ ngoài vô cùng thú mùi vị có lẽ rằng ai cũng ham mong muốn được thưởng thức ngay lập tức, ham mong muốn cắn ngay lập tức lớp sứa giòn sần sật, hoa chuối trắng phối hợp cùng những loại rau thơm và chút đậu phộng rắc lên trên
    • Sứa xào sa tế: Nghe tên khá kỳ lạ nhưng ai đấy đã nếm thử đồ ăn này một lần thì sẽ ghi nhớ mãi. Sự phối hợp tuyệt đối giữa sứa dai giòn sần sật thấm mùi vị sa tế cay nồng đấy là đồ ăn yêu yêu thích của người hảo cay.
    Giá trị kinh tế của loài sứa
    Giá trị kinh tế của loài sứa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy