Xúc tu có thể tiêm chất độc khi bị đứt khỏi cơ thể

Mỗi xúc tu của sứa được cấu tạo bởi hàng ngàn tế bào được gọi là cnidoblasts. Bên trong mỗi cnidoblasts là các nematocysts. Mỗi nematocysts chứa một sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc. Khi một con mồi bị mắc kẹt trong những chiếc xúc tu của sứa thì áp suất bên trong nematocysts sẽ làm cho những chiếc kim xoắn này duỗi thẳng ra và giống như một chiếc lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi bị mắc phải những chiếc “lưỡi câu” này.


Cơ chế tự vệ chính của sứa là tiêm chất độc vào kẻ thù và chính cơ thể trong suốt của nó giúp cho nó dễ dàng ẩn náu trong lòng đại dương. Trong xúc tu của sứa gồm hàng loạt các mũi lao siêu nhỏ chứa chất độc nằm cuộn trong các nang hình ống rỗng. Khi có tác nhân cơ hay hóa học kích hoạt các thụ cảm, nắp các nang sẽ bật ra và nước biển tràn vào làm cho các lao độc bắn ra, đâm xuyên qua da và tiêm chất độc vào nạn nhân. Những lao độc này bắn ra chỉ trong vòng chưa đến 1/1.000.000 giây và được coi là một trong những chu trình sinh - hóa tự nhiên nhanh nhất.


Lao độc có thể bắn ra ngay cả khi con sứa đã chết, nên nếu bị sứa đốt việc loại bỏ xúc tu còn sót lại trên da rất quan trọng. Sau đó, rửa với giấm sẽ làm vô hiệu hóa những nang chứa lao độc chưa kích hoạt. Nước biển có thể giúp loại bỏ những nang chứa lao độc còn sót lại.

Xúc tu có thể tiêm chất độc khi bị đứt khỏi cơ thể
Xúc tu có thể tiêm chất độc khi bị đứt khỏi cơ thể

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy