Top 9 Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới hiện nay
Sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với các cuộc chạy đua vũ trang đã tạo nên sự hình thành và phát triển củ các loại vũ khí hạt nhân. Trong ... xem thêm...các cuộc chiến lịch sử của thế giới, vũ khí hạt nhân được sử dụng như một công cụ chiến tranh có sức tàn phá, hủy diệt một cách khủng khiếp. Dưới đây là top 10 Danh sách các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nhiều nhất trên thế giới hiện nay.
-
Nga
Nga sở hữu rất nhiều vũ khí hạt nhân. Mặc dù các biện pháp trừng phạt kinh tế đã làm vô hiệu hóa một phần nỗ lực hiện đại hóa quân đội nước này nhưng Moscow vẫn duy trì trang bị nhiều loại vũ khí, trong đó có quy mô vũ khí hạt nhân khổng lồ. Với các loại vũ khí hạt nhân như RS-28 Sarmat và thiết bị lặn không người lái có tên gọi hệ thống đa năng đại dương Status-6, hiện tại Nga có thể gây ra sự tàn phá lớn hơn rất nhiều đối với bất cứ mục tiêu nào mà nước này nhắm vào so với thời điểm chiến tranh lạnh.
Học thuyết về “đảm bảo hủy diệt lẫn nhau" dường như đã trở thành phương tiện hữu hiệu duy nhất để ngăn chặn chiến tranh quy mô lớn giữa các siêu cường. Hiện nay, Nga đều duy trì các kho dự trữ hạt nhân ít hơn đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao của chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, trong khi Mỹ để một phần trong kho vũ khí hạt nhân của mình trở nên lỗi thời, thì Nga vẫn tiếp tục dựa vào vũ khí hạt nhân như một phương tiện để đạt được mục tiêu địa chính trị. Để đảm bảo các quốc gia tuân theo các giới hạn về đầu đạn hạt nhân và tên lửa, START Mới bao gồm các biện pháp để cả hai bên giám sát và xác minh sự tuân thủ. Đến năm 2018, cả Nga và Mỹ đều đã đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo START mới và vào đầu năm 2021, hiệp ước này được gia hạn thêm 5 năm.
Kho vũ khí hạt nhân của cả hai quốc gia cũng bao gồm hàng trăm vũ khí hạt nhân tầm ngắn hơn, không chịu điều chỉnh ở bất kỳ hiệp ước nào. Hiện tại, Nga có gần 2.000 vũ khí loại này, gấp khoảng 10 lần Mỹ, theo những ước tính phi chính phủ được trích dẫn rộng rãi nhất. Theo tài liệu, Nga xác lập rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là "một biện pháp cực đoan và chỉ dùng trong trường hợp thật sự bắt buộc", mà nước này "thực hiện mọi nỗ lực cần thiết". Trong bài phát biểu hôm 24-2, ngày Nga bắt đầu chến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, ông Putin đã nói về "những mối đe dọa chủ yếu mà các chính trị gia phương Tây đã tạo ra cho Moscow từ năm này qua năm khác" bằng cách mở rộng NATO dần về phía biên giới Nga. Tổng thống Nga cho biết việc mở rộng NATO là "vấn đề sinh tử" đối với Nga, gọi đó là một mối đe dọa không chỉ đối với lợi ích của Nga mà còn đối với sự tồn tại của đất nước này.
-
Mỹ
Nước Mỹ hiện sở hữu 420 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), mỗi tên lửa mang một đầu đạn hạt nhân, 240 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), mỗi tên lửa được trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân. Trong số khoảng 5.000 đầu đạn hạt nhân các loại, số đầu đạn đang trực chiến là 2.150, số đầu đạn dự bị là gần 2.850. Ngoài ra, khoảng 3.500 đầu đạn đang được cất giữ. Số tên lửa đạn đạo liên lục địa bố trí trên mặt đất được biên chế trong ba binh đoàn: Binh đoàn số 90 tại căn cứ không quân Warren, Wyoming; Binh đoàn số 91 tại căn cứ không quân Minot, Bắc Dakota và Binh đoàn số 341 tại căn cứ không quân Malmstrom, Montana. Mỗi binh đoàn có 150 tên lửa được kiểm soát bởi 5 trung tâm kiểm soát phóng. Số ICBM này được trang bị các loại đầu đạn W78 và W87, sức công phá 300 kiloton để tăng khả năng hủy diệt mục tiêu, còn các đầu đạn W62 với sức công phá 170 kiloton đã được tháo dỡ từ năm 2010. Bộ tư lệnh không quân tấn công toàn cầu (AFGSC) chỉ huy tất cả các tên lửa ICBM và các loại máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ (trước đây do bộ tư lệnh không gian và không quân đảm nhiệm).
Việc tập trung các loại vũ khí hạt nhân không quân chiến lược dưới một bộ tư lệnh là để triệt để khắc phục sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Theo bản yêu cầu ngân sách của chính quyền Biden, Anh được đưa thêm vào danh sách những quốc gia đang tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa điểm lưu trữ “vũ khí đặc biệt”, cùng với Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước Mỹ đang lưu trữ khoảng 100 quả bom hạt nhân B61. Lầu Năm Góc xác nhận, công việc nâng cấp sẽ được tiến hành với tổng chi phí 384 triệu USD trong thời gian 13 năm, trong đó chú trọng đầu tư vào “các biện pháp an ninh, hệ thống thông tin liên lạc và cơ sở vật chất”.
Giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) Hans Kristensen cho rằng hoạt động nâng cấp có thể diễn ra ở các hầm chứa của căn cứ không quân tại Lakenheath, cách London 100km về phía Đông Bắc, nơi đồn trú của Không đoàn tiêm kích số 48 thuộc Không quân Mỹ. Không đoàn tiêm kích số 48, theo truyền thống, là đơn vị vận hành tiêm kích F-15, nhưng thời gian gần đây, đơn vị này đang trong quá trình thay thế những chiếc F-15C bằng F-35A. Kế hoạch cuối cùng là tạo ra hai phi đội F-35A tại Lakenheath để hoạt động cùng 2 phi đội khác đã được trang bị F-15E Strike Eagle. Cả F-35A và F-15E đều có khả năng mang bom hạt nhân B61-12 mới. -
Trung Quốc
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã phát triển và trang bị các vũ khí hủy diệt hàng loạt, gồm vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân. Trung Quốc đã tiến hành thử hạt nhân từ năm 1964, và tiến hành thành công bom nhiệt hạch vào năm 1967. Các cuộc thử nghiệm hạt nhân tiếp tục cho đến năm 1996, khi Trung Quốc ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT). Trung Quốc sau đó đã tham gia công ước về vũ khí sinh học và chất độc (BWC) năm 1984 và công ước vũ khí hóa học (CWC) năm 1997.
Số lượng đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc là bí mật quốc gia. Có nhiều ước tính khác nhau về quy mô kho vũ khí của Trung Quốc. Theo ước tính của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc có kho vũ khí với khoảng 260 đầu đạn tính đến năm 2015, là kho vũ khí hạt nhân lớn thứ tư trong số 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân được hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân thừa nhận, hay theo SIPRI Yearbook 2020 đánh giá, Trung Quốc có tổng cộng 320 đầu đạn, đứng thứ 3 thế giới. Theo một số ước tính, nước này có thể "tăng hơn gấp đôi" "số lượng đầu đạn trên tên lửa có thể đe dọa Hoa Kỳ vào giữa những năm 2020". Do giữ bí mật nghiêm ngặt nên rất khó xác định chính xác quy mô và thành phần lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Ước tính thay đổi theo thời gian, bản tóm tắt của cơ quan tình báo quốc phòng năm 1984 ước tính kho hạt nhân của Trung Quốc bao gồm từ 150 đến 160 đầu đạn. Một báo cáo của hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ năm 1993 ước tính rằng lực lượng răn đe hạt nhân của Trung Quốc dựa vào 60 đến 70 tên lửa đạn đạo có vũ trang hạt nhân.Năm 2004, bộ quốc phòng Hoa Kỳ đánh giá rằng Trung Quốc có khoảng 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng nhắm mục tiêu Hoa Kỳ. Năm 2006, một ước tính của cơ quan tình báo quốc phòng Hoa Kỳ đánh giá "Trung Quốc hiện có hơn 100 đầu đạn hạt nhân." Tính đến năm 2011, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ước tính có khoảng 55–65 ICB.
Đầu năm 2011, Trung Quốc đã xuất bản sách trắng quốc phòng, trong đó lặp lại chính sách hạt nhân của nước này là duy trì sức răn đe tối thiểu với cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Trung Quốc tỏ ra không rõ ràng về việc chỉ duy trì răn đe hạt nhân ở mức tối thiểu, đồng thời với việc nước này liên tục triển khai thêm 4 tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân mới, đã làm dấy lên mối quan ngại về khả năng hạt nhân của Trung Quốc. -
Pháp
Sự gia tăng đáng kể trong hoạt động răn đe hạt nhân của Pháp dường như là tín hiệu cảnh báo với Nga vào thời điểm căng thẳng gia tăng tới mức chưa từng có tại châu Âu. Phương Tây lo ngại rằng, vũ khí hạt nhân có thể là một phần trong kế hoạch của điện Kremlin nếu chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bị đình trệ. Mục đích chính của các cuộc thử nghiệm là để Pháp có khả năng về vũ khí hạt nhân, phát triển, kiểm nghiệm và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân, đánh giá hiệu quả các vụ nổ hạt nhân, nâng cao tính an toàn trong việc thiết kế đầu đạn hạt nhân, duy trì ngành công nghiệp trang bị hạt nhân, hoàn thiện các cơ sở sản xuất và kiểm nghiệm tính hiệu quả của các đầu đạn hạt nhân mới.
Hiện Pháp đang có các SSBN là Le Triomphant, Le Téméraire, Le Vigilant và Le Terrible, được đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2010. Mỗi chiếc có thể mang 16 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) M51.2. nơi đặt căn cứ tàu ngầm hạt nhân cho biết, hai chiếc SSBN bổ sung đã rời căn cứ ở bán đảo Île Longue. 2 con tàu này sẽ kết hợp với một tàu ngầm khác tiến hành tuần tra tại Đại Tây Dương. Thông thường, Pháp chỉ triển khai một trong số SSBN thực hiện nhiệm vụ tuần tra. Dù tuyên bố rằng những tên lửa này sẽ không được sử dụng trong “những trường hợp thông thường”, nhưng Pháp vẫn luôn đặt mục tiêu đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân hiện hữu bất cứ lúc nào trong bối cảnh an ninh châu âu đang ngày càng bất ổn.
Lực lượng hạt nhân của Pháp chủ yếu dựa vào hải quân và không quân, ưu tiên tập trung trên tuyến từ châu âu đến Địa Trung Hải, vùng Vịnh và Ấn Độ Dương. Mục đích chính của các cuộc thử nghiệm là để Pháp có khả năng về vũ khí hạt nhân, phát triển, kiểm nghiệm và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân, đánh giá hiệu quả các vụ nổ hạt nhân, nâng cao tính an toàn trong việc thiết kế đầu đạn hạt nhân, duy trì ngành công nghiệp trang bị hạt nhân, hoàn thiện các cơ sở sản xuất và kiểm nghiệm tính hiệu quả của các đầu đạn hạt nhân mới. -
Vương quốc Anh
Vào đầu những năm 1960, lực lượng hạt nhân của Anh chủ yếu dựa vào dàn máy bay ném bom chiến lược còn gọi là “V-Force” bao gồm: Avro Vulcan, Handley Page Victor và Vickers Valiant. Nghiên cứu của bộ quốc phòng Anh cho biết, giống như Pháp, Anh sẽ cần ít nhất 5 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo để duy trì hoạt động răn đe hạt nhân một cách hiệu quả. Con số này sau đó đã được giảm xuống còn 4 chiếc.
Với mong muốn mình có tiếng nói hơn trong vấn đề hạt nhân, hồi năm ngoái, Anh tuyên bố sẽ tăng kho dự trữ đầu đạn hạt nhân Trident thêm 40%, tức là lên 260 đầu đạn. Đây là mức tăng đầu tiên kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Theo FAS, trong những năm 1990, căn cứ RAF Lakenheath có 33 hầm chứa dưới lòng đất, cất giữ 110 quả bom B61. Kể từ khi Mỹ chuyển vũ khí đi vào năm 2008 kết thúc hơn nửa thế kỷ duy trì kho dự trữ hạt nhân của mình ở Anh, các hầm đã không còn được sử dụng. Vào thời điểm đó, nhiều người cho rằng loại bom trọng lực này B61 đã lỗi thời và hy vọng các cường quốc hạt nhân sẽ giải trừ nó. Bộ Quốc phòng Anh hiện chưa bình luận về việc nâng cấp kho chứa vũ khí được đề cập trong ngân sách của Mỹ. Một quan chức Anh cho biết: "Chúng tôi sẽ không cung cấp bất cứ thông tin về vấn đề này vì nó liên quan đến việc lưu trữ vũ khí hạt nhân
Ban đầu, mỗi tên lửa được trang bị một đầu đạn đơn của Anh. Sau đó phiên bản cải tiến của tên lửa này là Polaris A-3TK đã thay đầu đạn đơn bằng hai đầu đạn Chevaline, cộng thêm các thiết bị hỗ trợ xâm nhập. Vào bất cứ thời điểm nào, hàng chục tên lửa hạt nhân của Anh cũng sẵn sàng khai hỏa trong vòng vài phút cảnh báo. Mặc dù không có được khả năng răn đe hạt nhân chiến lược mạnh như Mỹ, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của hải quân hoàng gia Anh luôn có khả năng ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công bất ngờ từ đối phương, cũng như thực hiện sứ mệnh kéo dài hàng thế kỷ để bảo vệ đất nước từ trên biển.
-
Pakistan
Ngay sau khi Pakistan tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên (28-5-1998), trẻ em ở các trường học trên khắp đất nước đã ca hát, nhảy múa cổ vũ. Các thị trấn và thành phố treo cờ Pakistan để chào mừng sự kiện. Đó là khoảnh khắc tự hào đối với một quốc gia yếu kém về kinh tế đang phải vật lộn với các biện pháp trừng phạt và hàng rào kiểm soát vũ khí hà khắc của Mỹ. Cùng với các bức ảnh của Thủ tướng khi đó là Nawaz Sharif, một nhân vật nổi bật được ca ngợi là Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan “cha đẻ” chương trình hạt nhân của Pakistan. Là một cường quốc hạt nhân trong nhiều thập kỷ, Pakistan hiện đang cố gắng xây dựng bộ ba hạt nhân của riêng mình, tạo thành kho vũ khí hạt nhân hùng mạnh, có khả năng ra đòn tấn công trả đũa một cách khốc liệt.
Pakistan bắt đầu quá trình tích lũy nhiên liệu cần thiết cho vũ khí hạt nhân, làm giàu uranium và plutonium. Benazir Bhutto sau đó tuyên bố rằng bom Pakistan đã được cất giữ ở trạng thái không lắp ráp cho đến năm 1998, khi Ấn Độ thử 6 quả bom trong vòng 3 ngày. Gần 3 tuần sau, Pakistan đã tiến hành một lịch trình thử nghiệm cấp tập tương tự, với 5 quả bom trong 1 ngày và quả bom thứ 6 vào 3 ngày sau đó. Kho vũ khí hạt nhân ngày càng lớn của Pakistan hiện chịu sự kiểm soát của đơn vị kế hoạch chiến lược của quân đội và phần lớn được đặt tại tỉnh Punjab. Islamabad khẳng định số vũ khí này được bảo vệ chặt chẽ và khó có thể bị sử dụng tùy tiện.
Số liệu của viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển) vào năm ngoái ước tính Pakistan có 140-150 đầu đạn hạt nhân, trong khi con số này của Ấn Độ là 130-140. Trước đó, quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế và trung tâm Stimson (đều đặt trụ sở ở Mỹ) hồi năm 2015 đánh giá Pakistan có khả năng chế tạo 20 quả bom trong 1 năm, đồng nghĩa quốc gia này có thể nhanh chóng trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và Nga. Không dừng lại ở đó, theo Reuters, Pakistan đang chế tạo tên lửa hành trình phóng từ biển để hoàn thiện "bộ ba hạt nhân", tức khả năng tấn công hạt nhân từ đất liền, trên không và trên biển. Trước đó, Ấn Độ đã có được năng lực này vào năm ngoái khi đưa tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân INS Arihant vào hoạt động. Diễn biến này phần nào cho thấy Ấn Độ và Pakistan rõ ràng đang tham gia cuộc đua vũ khí hạt nhân, đe dọa dẫn đến kết cục bi thảm nếu quan hệ hai nước này không có dấu hiệu cải thiện thời gian tới. Vì thế, giới phân tích cho rằng đã đến lúc khu vực này cần một thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân với hy vọng giữ mọi chuyện trong tầm kiểm soát. -
Ấn Độ
Ấn Độ bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-3 với kết cấu 2 tầng đẩy từ năm 2001. Dòng tên lửa này được kỳ vọng sẽ có khả năng cơ động cao và thời gian triển khai và thu hồi ngắn. Tuy nhiên, quá trình phát triển tên lửa Agni-3 không đáp ứng được như kỳ vọng. Ấn Độ đã tiến hành một vụ phóng thử tên lửa đạn đạn đạo tầm xa Agni-3. Vụ phóng thử ban đầu được cho là thành công, nhưng theo nhiều nguồn tin thì tên lửa Agni-3 đã rơi không lâu sau khi rời bệ phóng.
Kho vũ khí tên lửa của Ấn Độ là rất lớn và đa dạng chủng loại, họ sẽ sớm được bổ sung một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Ấn Độ đã 3 lần thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mới Agni-V, có tầm bắn tới 5.000 km. Đồng thời, Ấn Độ cũng đang phát triển Agni-VI có tầm bắn lên tới 10.000 km. Trong tương lai, Ấn Độ chắn chắn sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Công việc này sẽ không nhanh như Pakistan vì mục đích của Ấn Độ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong việc răn đe và đáp trả thụ động khi chiến tranh hạt nhân xảy ra với nước này. Ngược hẳn hoàn toàn so với ý định của Pakistan trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường và các cuộc tấn công chiến thuật. Các cơ sở hạt nhân của Ấn Độ cũng cho phép nước này chế tạo nhiều loại vũ khí hạt nhân khác nhau trong thời gian ngắn hơn khi cần thiết. Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không tránh khỏi những tranh cãi, chỉ trích, thậm chí là cả những lệnh trừng phạt từ quốc tế. Ấn Độ là quốc gia không tham gia ký kết hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và cũng không phải là một trong năm cường quốc được phép sở hữu vũ khí hạt nhân mà hiệp ước này công nhận.
Các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ diễn ra vào năm 1974 và 1998 đã kéo theo sự chỉ trích từ quốc tế, cùng với đó là hàng loạt các lệnh trừng phạt được đưa ra. Kể từ khi đó cho đến nay, các lệnh trừng phạt này hầu hết đã bị dỡ bỏ và Hoa Kỳ đã âm thầm chấp nhận việc Ấn Độ sở hữu vũ khí hạt nhân miễn là Ấn Độ không tiếp tục các vụ thử hạt nhân khác, mặc dù trên bình diện quốc tế Hoa Kỳ luôn tuyên bố không công nhận Ấn Độ là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Rõ ràng rằng Ấn Độ sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lại Pakistan cũng phải giã từ vũ khí hạt nhân. Tìm ra một kế hoạch chiến lược để có thể dung hòa và xử lý các vấn đề nan giải này là một nhiệm vụ quan trọng của Ấn Độ trong việc giải quyết các xung đột và giữ gìn an ninh cho toàn khu vực Nam Á. -
Israel
Israel bắt đầu tham gia câu lạc bộ hạt nhân vào những năm 1950. Thủ tướng David Ben-Gurion được cho là nung nấu phát triển quả bom nguyên tử như một biện pháp chống lại kẻ thù của Israel. Theo học thuyết quân sự, vũ khí hạt nhân của Israel sẽ được sử dụng nếu thất bại trong chiến tranh thông thường, hoặc để ngăn chặn các quốc gia thù địch phát động các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học, nhằm ngăn chặn sự hủy diệt nhà nước Do Thái. Ông Shimon Peres, người sau này giữ chức Tổng thống và Thủ tướng Israel, đã vun đắp mối quan hệ với Pháp, dẫn đến việc nước này đồng ý cung cấp một lò phản ứng hạt nhân nước nặng lớn và một nhà máy tái chế plutonium dưới lòng đất, biến nhiên liệu đã qua sử dụng trong lò phản ứng được xây dựng tại Dimona trên sa mạc Negev thành nguyên liệu chính cho vũ khí hạt nhân.
Cấu phần hải quân trong "bộ ba hạt nhân" Israel là một loạt tàu ngầm “Dolphin” được Đức thiết kế cho Hải quân Israel trên cơ sở tàu ngầm Type-212. Với lượng choán nước 1.840 tấn, tốc độ 20 hải lý trên 1 giờ, độ lặn sâu tối đa 350 m, thời gian lặn 50 ngày, người ta tin rằng những tàu ngầm này của Israel là phương tiện mang vũ khí hạt nhân. "Dolphin" được trang bị 10 ống phóng ngư lôi, 6 trong số đó là cỡ tiêu chuẩn 533 mm dành cho ngư lôi thông thường, 4 ống còn lại - không tiêu chuẩn, cỡ 650 mm. Tên lửa có thể là tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ với tầm bắn lên đến 2.500 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc tên lửa hành trình Popeye Turbo SLCM do Israel sản xuất với tầm bắn lên đến 1.500 km, cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân. Dolphin là một phần của Flotilla-7, có trụ sở tại Haifa. Chúng đang làm nhiệm vụ trực chiến ở biển Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư, từ đó có thể bí mật thực hiện một cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Iran, hoặc một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân.
Việc thành lập bộ ba hạt nhân chứng tỏ Israel coi trọng ý tưởng răn đe hạt nhân. Nước này sẽ không sớm tuyên bố trở thành cường quốc hạt nhân vì sự mơ hồ về việc sở hữu vũ khí hạt nhân có lợi cho họ. Người ta không biết chắc số lượng vũ khí hạt nhân nói trên của Israel đúng hay không. Israel hiện có những lợi thế áp đảo về vũ khí thông thường, nhưng các lợi thế này ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào môi trường chiến lược khu vực. Những thay đổi chính trị có thể khiến Israel bị cô lập về mặt ngoại giao và dễ bị tấn công bằng vũ khí thông thường. -
Triều Tiên
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tuyên bố rằng mình sở hữu vũ khí hạt nhân và nhiều người tin rằng quốc gia này có vũ khí hạt nhân. CIA đánh giá rằng CHDCND Triều Tiên cũng có một kho vũ khí hóa học đáng kể. Triều Tiên là một bên của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng rút lui vào năm 2003 với lý do "tình thế nghiêm trọng mà chủ quyền của dân tộc Triều Tiên và an ninh của CHDCND Triều Tiên bị đe dọa do chính sách thù địch của Mỹ". năm 2021, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn phát biểu của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Đại hội lần thứ VIII đảng lao động Triều Tiên cho biết nước này đã hoàn thiện các kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Ông Kim Jong-un tuyên bố: “Công tác nghiên cứu lập hoạch mới để chế tạo một chiếc tàu ngầm hạt nhận đã được hoàn tất và sẽ bước vào tiến trình xem xét cuối cùng”. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đồng thời cho biết Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục cải thiện các vũ khí hạt nhân như một lực lượng răn đe các thế lực thù địch.
KCNA cho biết thêm Triều Tiên dự kiến sẽ nâng tầm bắn của vũ khí hạt nhân nước này lên khoảng 15.000km. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un kêu gọi Mỹ nên từ bỏ các chính sách thù địch để cải thiện quan hệ song phương. "Triều Tiên dự kiến sẽ tiếp tục nâng cấp năng lực hạt nhân và tên lửa dưới danh nghĩa tăng cường khả năng tự vệ và huy động toàn bộ nhân lực và nguồn lực với mục tiêu cải thiện cuộc sống của người dân vào năm 2022 nhân dịp kỷ niệm 110 năm sinh nhật cố lãnh tụ Kim Nhật Thành”, báo cáo của CFR nhận định. Các loại vũ khí thông thường của Triều Tiên cũng gây chú ý. Bộ quốc phòng Seoul cho biết quân đội Bình Nhưỡng đã phát triển nhiều bệ phóng tên lửa mới có thể tấn công bất cứ nơi nào ở Hàn Quốc. "Triều Tiên dự kiến sẽ tiếp tục nâng cấp năng lực hạt nhân và tên lửa dưới danh nghĩa tăng cường khả năng tự vệ và huy động toàn bộ nhân lực và nguồn lực với mục tiêu cải thiện cuộc sống của người dân vào năm 2022 nhân dịp kỷ niệm 110 năm sinh nhật cố lãnh tụ Kim Nhật Thành”.
Các loại vũ khí thông thường của Triều Tiên cũng gây chú ý. Bộ quốc phòng Seoul cho biết quân đội Bình Nhưỡng đã phát triển nhiều bệ phóng tên lửa mới có thể tấn công bất cứ nơi nào ở Hàn Quốc. "Triều Tiên dự kiến sẽ tiếp tục nâng cấp năng lực hạt nhân và tên lửa dưới danh nghĩa tăng cường khả năng tự vệ và huy động toàn bộ nhân lực và nguồn lực với mục tiêu cải thiện cuộc sống của người dân vào năm 2022 nhân dịp kỷ niệm 110 năm sinh nhật cố lãnh tụ Kim Nhật Thành”, báo cáo của CFR nhận định.