Top 9 Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới hiện nay

  1. top 1 Nga
  2. top 2 Mỹ
  3. top 3 Trung Quốc
  4. top 4 Pháp
  5. top 5 Vương quốc Anh
  6. top 6 Pakistan
  7. top 7 Ấn Độ
  8. top 8 Israel
  9. top 9 Triều Tiên

Pakistan

Ngay sau khi Pakistan tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên (28-5-1998), trẻ em ở các trường học trên khắp đất nước đã ca hát, nhảy múa cổ vũ. Các thị trấn và thành phố treo cờ Pakistan để chào mừng sự kiện. Đó là khoảnh khắc tự hào đối với một quốc gia yếu kém về kinh tế đang phải vật lộn với các biện pháp trừng phạt và hàng rào kiểm soát vũ khí hà khắc của Mỹ. Cùng với các bức ảnh của Thủ tướng khi đó là Nawaz Sharif, một nhân vật nổi bật được ca ngợi là Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan “cha đẻ” chương trình hạt nhân của Pakistan. Là một cường quốc hạt nhân trong nhiều thập kỷ, Pakistan hiện đang cố gắng xây dựng bộ ba hạt nhân của riêng mình, tạo thành kho vũ khí hạt nhân hùng mạnh, có khả năng ra đòn tấn công trả đũa một cách khốc liệt.

Pakistan bắt đầu quá trình tích lũy nhiên liệu cần thiết cho vũ khí hạt nhân, làm giàu uranium và plutonium. Benazir Bhutto sau đó tuyên bố rằng bom Pakistan đã được cất giữ ở trạng thái không lắp ráp cho đến năm 1998, khi Ấn Độ thử 6 quả bom trong vòng 3 ngày. Gần 3 tuần sau, Pakistan đã tiến hành một lịch trình thử nghiệm cấp tập tương tự, với 5 quả bom trong 1 ngày và quả bom thứ 6 vào 3 ngày sau đó. Kho vũ khí hạt nhân ngày càng lớn của Pakistan hiện chịu sự kiểm soát của đơn vị kế hoạch chiến lược của quân đội và phần lớn được đặt tại tỉnh Punjab. Islamabad khẳng định số vũ khí này được bảo vệ chặt chẽ và khó có thể bị sử dụng tùy tiện.

Số liệu của viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển) vào năm ngoái ước tính Pakistan có 140-150 đầu đạn hạt nhân, trong khi con số này của Ấn Độ là 130-140. Trước đó, quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế và trung tâm Stimson (đều đặt trụ sở ở Mỹ) hồi năm 2015 đánh giá Pakistan có khả năng chế tạo 20 quả bom trong 1 năm, đồng nghĩa quốc gia này có thể nhanh chóng trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và Nga. Không dừng lại ở đó, theo Reuters, Pakistan đang chế tạo tên lửa hành trình phóng từ biển để hoàn thiện "bộ ba hạt nhân", tức khả năng tấn công hạt nhân từ đất liền, trên không và trên biển. Trước đó, Ấn Độ đã có được năng lực này vào năm ngoái khi đưa tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân INS Arihant vào hoạt động. Diễn biến này phần nào cho thấy Ấn Độ và Pakistan rõ ràng đang tham gia cuộc đua vũ khí hạt nhân, đe dọa dẫn đến kết cục bi thảm nếu quan hệ hai nước này không có dấu hiệu cải thiện thời gian tới. Vì thế, giới phân tích cho rằng đã đến lúc khu vực này cần một thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân với hy vọng giữ mọi chuyện trong tầm kiểm soát.

Vi trí thứ 6 trong danh sách này là Pakistan
Vi trí thứ 6 trong danh sách này là Pakistan
Vũ khí hạt nhân của Pakistan
Vũ khí hạt nhân của Pakistan

Top 9 Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới hiện nay

  1. top 1 Nga
  2. top 2 Mỹ
  3. top 3 Trung Quốc
  4. top 4 Pháp
  5. top 5 Vương quốc Anh
  6. top 6 Pakistan
  7. top 7 Ấn Độ
  8. top 8 Israel
  9. top 9 Triều Tiên

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy