Hệ thống đường sắt trên núi, Ấn Độ
Những tuyến đường sắt trên núi không chỉ đóng góp cho sự phát triển thương mại và công nghiệp của Ấn Độ, mà còn là điều thú vị thu hút rất nhiều khách du lịch, nhất là những người ưa mạo hiểm. Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ là một trong những di sản thế giới và là một trong những di sản ấn tượng nhất của UNESCO tại Châu Á. Hệ thống đường sắt trên núi tại Ấn Độ tiến hành xây dựng từ năm 1881 đến năm 1908. Hệ thống đường sắt kéo dài tới 3 dãy núi của Ấn Độ này là một công trình nổi bật với thời gian, giúp kết nối làng quê nông thôn với vùng đồng bằng và cao nguyên vùng núi. Cho đến ngày nay, hệ thống đường sắt này vẫn hoạt động tốt như hơn 100 năm trước. Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ cũng là một trong những di sản thế giới của đất nước này. Không chỉ ghi tên vào danh sách di sản văn hóa thế giới, hệ thống đường sắt xuyên núi Ấn Độ, thắng cảnh tuyệt vời do bàn tay con người tạo ra, còn mang đến cho du khách những cuộc phiêu lưu mạo hiểm chưa từng có.
Trải dài suốt vùng không gian của Nam Á là chi chít những hệ thống đường ray xe lửa. Nhưng không một hệ thống nào có thể “qua mặt” được bộ ba Darjeeling Himalayan, Nilgiri Mountain và Shimla Kalka. Cả ba “anh em” gốc Ấn này đã đem lại vinh quang cho nước nhà khi ghi tên mình vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 1999. Hệ thống đường sắt này mang đến cho du khách những cuộc phiêu lưu mạo hiểm chưa từng có nơi địa hình núi non hiểm trở. Chúng vẫn tồn tại bền vững, ngang nhiên thử thách sức tàn phá của thời gian, và khẳng định tên tuổi mình trong số những kỳ công xây dựng nổi bật của con người. Có vai trò rất lớn trong nền du lịch nước nhà, tuy nhiên vai trò quan trọng ưu tiên nhất của chúng vẫn là “cầu nối” kinh tế - xã hội cho các cộng đồng bị tách biệt trong khu vực miền núi. Chúng đã giúp người dân nông thôn giao thương với nhau, góp phần thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa của Ấn Độ một cách nhanh chóng.