Top 10 Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất bệnh trầm cảm sau sinh bạn nên biết

Mai Tuyet Nguyen 91 0 Báo lỗi

Trầm cảm là căn bệnh tâm lí khiến cho người bệnh lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng, hay cáu gắt và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mẹ và bé. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thay đổi nội tiết

    Nguyên nhân:

    • Khi sinh con xong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Cơ thể bỗng dưng mất đi một lượng lớn progesterone và estrogen khiến cho hóc môn tuyến giáp bị tác động, thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi, buồn chán và khó điều chỉnh được tâm trạng.
    • Thêm nữa sau sinh huyết áp, lượng máu và nhiều thứ khác trong cơ thể thay đổi khiến bạn mệt mỏi, nhạy cảm và dễ thay đổi cảm xúc và gây ra trầm cảm.


    Cách điều trị:

    • Nhanh chóng bổ sung các thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố như đậu nành, quả óc chó. Có thể dùng các loại thuốc bổ sung giúp cân bằng huyết áp, lưu lượng máu và nội tiết để cơ thể không bị thiếu hụt thành phần gì và trở nên khỏe mạnh.
    Nội tiết tố cụ thể là lượng estrogen tăng cao là nguyên nhân phổ biến của trầm cảm
    Nội tiết tố cụ thể là lượng estrogen tăng cao là nguyên nhân phổ biến của trầm cảm
    Phụ nữ sau sinh
    Phụ nữ sau sinh

  2. Top 2

    Sinh con ngoài ý muốn

    Nguyên nhân:

    • Sinh con ngoài ý muốn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng những người phụ nữ sinh con ngoài ý muốn có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm lên đến 85%. Sinh con ngoài ý muốn khiến họ chịu áp lực rất lớn, họ luôn căng thẳng và lo lắng, tâm lí không ổn định. Những người phụ nữ còn quá trẻ chưa sẵn sàng làm mẹ, những người phụ nữ vì một lí do nào đó mà phải sinh con như bị cưỡng hiếp, bị ép buộc, tâm lí không được giải tỏa khiến họ trầm cảm. Có một trường hợp nữa gây trầm cảm rất nhiều đó là sinh con không như ý, những người phụ nữ bị áp lực phải sinh một thằng con trai nối dõi nhưng sinh liên tiếp con gái khiến họ mệt mỏi, căng thẳng và mắc phải căn bệnh này.

    Cách điều trị:

    • Gặp phải trường hợp này những người xung quanh phải luôn động viên kịp thời, người chồng không được tạo áp lực và phải luôn động viên vợ mình. Bản thân người bệnh phải đối mặt và cố gắng nhìn nhận mọi việc nhẹ nhàng nhất có thể. Hãy nghĩ mình may mắn hơn hàng vạn người khác muốn có con mà không thể có hoặc hãy nghĩ con chính là thiên thần nhỏ mà thượng đế phái xuống cho chúng ta và có thiên thần này không còn gì là khó khăn, chán nản nữa.
    Người thân động viên, chia sẻ là cách vượt qua áp lực tâm lí hiệu quả
    Người thân động viên, chia sẻ là cách vượt qua áp lực tâm lí hiệu quả
    Phụ nữ sau sinh
    Phụ nữ sau sinh
  3. Top 3

    Bạo hành hoặc mâu thuẫn gia đình

    Nguyên nhân:

    • Người phụ nữ sau sinh có tâm lí hết sức nhạy cảm và hay suy nghĩ lung tung. Nếu họ có tiền sử bị bạo hành và sau khi sinh họ tiếp tục bị bạo hành hoặc trường hợp có mâu thuẫn nào đó trong gia đình không được giải quyết khiến họ căng thẳng và mắc bệnh. Những phụ nữ sống trong gia đình không yên ấm, vợ chồng thường xuyên xung đột, cãi vã, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không được giải quyết khiến họ luôn căng thẳng mệt mỏi sẽ kéo theo bệnh trầm cảm.

    Cách điều trị:

    • Trường hợp này quan trọng nhất là vai trò của người thân, chồng và những thành viên khác trong gia đình. Phải kịp thời can thiệp, ngăn chặn bạo hành, giải quyết các mâu thuẫn đừng để những mâu thuẫn dồn nén. Phải tạo một môi trường văn hóa, khoa học, tràn đầy tình yêu thương nhằm giúp mẹ khỏe, con khỏe.
    Bạo lực, mâu thuẫn gia đình nguyên nhân song hành với trầm cảm đối với phụ nữ
    Bạo lực, mâu thuẫn gia đình nguyên nhân song hành với trầm cảm đối với phụ nữ
    Mâu thuẫn vợ chồng
    Mâu thuẫn vợ chồng
  4. Top 4

    Lo lắng quá nhiều

    Nguyên nhân:

    • Lo lắng quá nhiều, lo lắng về kinh tế, về thân hình xồ xề đầy mỡ, về sức khỏe của con, về chuyện gia đình... khiến người phụ nữ suy nghĩ, áp lực và dần dần họ cảm thấy bất lực, mệt mỏi đè nặng không sao thoát ra được. Họ lúc nào cũng cảm thấy có gánh nặng rất lớn đè lên mình và lo lắng đó khiến họ không ăn được, không ngủ được và dần dần trầm cảm lúc nào không hay.

    Cách điều trị:

    • Lúc này quan trọng là ở bản thân người bệnh phải để tâm lí mình thật thoải mái, hãy suy nghĩ tích cực bởi không có vấn đề gì không giải quyết được. Có thể chia sẽ nổi lo lắng của mình với bạn bè, người thân hoặc bác sĩ tâm lí để họ cho bạn các lời khuyên hữu ích giúp bạn vững vàng trong tâm lí và thoải mái nhìn nhận mọi việc.
    Lo lắng quá nhiều là nguyên nhân phổ biến của chứng trầm cảm
    Lo lắng quá nhiều là nguyên nhân phổ biến của chứng trầm cảm
    Căng thẳng sau sinh
    Căng thẳng sau sinh
  5. Top 5

    Khó khăn trong việc chăm sóc con

    Nguyên nhân:

    • Những đứa trẻ sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì người mẹ đỡ phải gánh chịu áp lực. Nhưng nếu đứa trẻ đó sinh ra không may bị dị tật, mắc bệnh, ốm đau, lười bú, quấy khóc khiến người mẹ lúc nào cũng căng như dây đàn vì áp lực, vì suy nghĩ. Con không được khỏe mạnh, ngoan ngoãn khiến mẹ mất ngủ, khiến người mẹ cảm thấy mình bất lực, vô tích sự và dần dần mất hứng thú với cuộc sống.

    Cách điều trị:

    • Lúc này là lúc người mẹ cần nhất sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè đặc biệt là chồng để cùng hỗ trợ chăm sóc đứa trẻ, hướng dẫn người mẹ chăm sóc con, động viên người mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nếu đứa trẻ gặp các vấn đề nghiêm trọng hãy đưa đến gặp bác sĩ để bác sĩ giúp đỡ, hỗ trợ và có cách điều trị hiệu quả.
    Cùng chồng và người thân chia sẻ việc chăm sóc con
    Cùng chồng và người thân chia sẻ việc chăm sóc con
    Chăm sóc con
    Chăm sóc con
  6. Top 6

    Thiếu dinh dưỡng

    Nguyên nhân:

    • Sau khi sinh con người mẹ dành hầu hết thời gian, sức lực vào việc chăm sóc đứa trẻ mà quên đi bản thân. Những người phụ nữ không chú trọng chăm sóc bản thân, không ăn uống đầy đủ, không ăn đúng giờ đúng giấc và không đủ chất khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, cơ thể thiếu đi sức lực, suy nhược khiến lúc nào cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi, ốm yếu và hệ lụy tiếp theo chính là trầm cảm.

    Cách điều trị:

    • Giải pháp tốt nhất khắc phục đó là bổ sung dinh dưỡng hợp lí, chú trọng khẩu phần ăn đúng và đủ chất khiến cơ thể có sức sống, có sức lực để thực hiện các công việc liên quan. Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày và ăn nhiều trái cây, rau quả cho cơ thể có sức đề kháng.
    Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lí
    Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lí
    Bổ sung dinh dưỡng sau sinh
    Bổ sung dinh dưỡng sau sinh
  7. Top 7

    Làm việc quá tải và thiếu sự quan tâm

    Nguyên nhân:

    • Nhiều người phụ nữ mặc dầu mới sinh xong, cơ thể còn rất yếu nhưng phải làm rất nhiều công việc quá tải mà không được giúp đỡ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, đơn độc và thiếu hứng thú sống. Họ dù cơ thể yếu nhưng đã phải làm rất nhiều việc nặng quá sức, cơ thể lúc nào cũng có một gánh nặng đè nặng. Những người thân, bạn bè, đặc biệt là chồng thiếu sự quan tâm, chia sẻ cho họ khiến họ suy nghĩ mệt mỏi và mắc phải căn bệnh trầm cảm là điều dễ hiểu.

    Cách điều trị:

    • Giải pháp hiệu quả đó là phải nghỉ ngơi hợp lí, dành thời gian cho giấc ngủ, hạn chế làm các công việc nặng, đừng làm quá nhiều công việc trong một ngày. Những người xung quanh cần luôn tâm sự, chia sẻ, quan tâm, động viên họ để họ vượt qua giai đoạn này.
    Đừng để phụ nữ sau sinh áp lực vì công việc đè nặng
    Đừng để phụ nữ sau sinh áp lực vì công việc đè nặng
    Áp lực việc nhà
    Áp lực việc nhà
  8. Top 8

    Yếu tố di truyền

    Nguyên nhân:

    • Yếu tố di truyền cũng liên quan rất lớn tới căn bệnh trầm cảm. Những người trong gia đình có tiền sử mắc căn bệnh trầm cảm thì người phụ nữ sau sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này.

    Cách điều trị:

    • Tốt nhất lúc này chính là sống khoa học, môi trường sống lành mạnh, luôn vui vẻ, có thể dùng thuốc chống trầm cảm. Để ý những dấu hiệu sớm nhất để phát hiện và ngăn ngừa kịp thời dấu hiệu của bệnh. Cùng người thân động viên chia sẻ vượt qua giai đoạn khó khăn và căn bệnh nguy hiểm này.
    Sống vui vẻ, khoa học, trong sạch, lành mạnh
    Sống vui vẻ, khoa học, trong sạch, lành mạnh
    Yếu tố di truyền
    Yếu tố di truyền
  9. Top 9

    Có bệnh sử bị trầm cảm

    Nguyên nhân:

    • Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường. Sau khi sinh, người mẹ do bọ đột thay đổi cuộc sống khiến chứng trầm có thể quay lại hoặc dễ tái phát. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình làm cho người phụ nữ dễ bị trầm cảm sau sinh.

    Cách điều trị:

    • Trầm cảm vừa đến nặng được điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý, hoặc cả hai và đôi khi trị liệu bằng liệu pháp shock điện.
    • Khuyến khích mẹ bầu sau ở cữ nên tăng dần các hoạt động đơn giản như tập thể dục, đi bộ, yoga,... và tương tác xã hội phải được cân bằng với sự thừa nhận mong muốn tránh các hoạt động.
    Bệnh sử trầm cảm
    Bệnh sử trầm cảm
    Điều trị trầm cảm
    Điều trị trầm cảm
  10. Top 10

    Tiếp xúc với thành viên trong gia đình đã bị trầm cảm hoặc có các vấn đề về tâm trạng không ổn định

    Nguyên nhân:

    • Khi phụ nữ sau sinh tiếp xúc và chăm sóc người bị bệnh trầm cảm. Phụ nữ sau sinh do đang trong giai đoạn mẫn cảm, tâm lý bị thay đổi và chưa được ổn định nên cảm xúc, suy nghĩ của người bị trầm cảm có thể tác động rất lớn tới tâm lý của phụ nữ sau sinh. Như vậy, phụ nữ sau sinh không đủ tâm lý vững vàng để có thể đưa ra lời khuyên hay ổn định cảm xúc, dẫn đến họ có thể bị căng thẳng và có nguồn năng lượng tiêu cực hơn.

    Cách điều trị:

    • Bàn bạc với chồng, gia đình và bạn bè về các cảm xúc tiêu cực khi tiếp xúc với những nguồn năng lượng tiêu cực.
    • Hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ.
    • Nên cách xa nguồn cảm xúc tiêu cực trong thời gian sau sinh để tranh bị ảnh hưởng.
    Tâm sự với mẹ bầu khác
    Tâm sự với mẹ bầu khác
    Giữ tâm trạng thoải mái
    Giữ tâm trạng thoải mái




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy