Hatshepsut
Hatshepsut còn được gọi là Hatshepsut là pharaoh thứ năm của triều đại thứ mười tám của Ai Cập cổ đại. Hatshepsut là con gái của Pharaoh Thutmose I và hoàng hậu Ahmes, bà là một trong những vị pharaoh vĩ đại nhất của Ai Cập cổ đại bên cạnh vua Tut hay Nefertiti. Bà đã lên ngôi năm 1479 TCN làm nhiếp chính cho cậu con trai nhỏ của Thutmosis II và thứ phi Iset là Thutmosis III (10 tuổi) lên ngôi và Hatshepsut đã đồng cai trị với ông. Sau khi Hatshepsut mất, Thutmosis III đã đập phá lăng mộ của Hatshepsut nhằm mục đích xoá bỏ hình ảnh Hatshepsut trong tâm trí người Ai Cập. Xác ướp của bà đã được nhà Ai Cập học Zahi Hawass tìm thấy vào tháng 6 năm 2007.
Dù một phụ nữ cầm quyền là điều hiếm xảy ra ở Ai Cập, điều này cũng không phải chưa từng xảy ra. Với tư cách nhiếp chính, Hatshepsut là người thứ hai sau Merneith của Vương triều thứ Nhất - người đã được chôn cất với danh dự cao nhất của một pharaon và có thể đã đích thân cầm quyền. Nimaethap của Vương triều thứ Ba có thể từng là người thừa kế tước hiệu của Khasekhemwy, nhưng chắc chắn đã làm nhiếp chính cho con trai bà là vua Djoser và có thể đã cai trị như một pharaon. Vương hậu Sobekneferu của Vương triều thứ Mười hai được biết là đã nắm quyền lực chính thức như Nữ vương của "Thượng và Hạ Ai Cập" ba thế kỷ trước Hatshepsut. Ahhotep I, được tán dương như một Nữ vương chiến binh, có thể từng là một nhiếp chính dưới triều hai vua con Kamose và Ahmose I, vào thời kỳ cuối của Vương triều thứ mười bảy và thời kỳ đầu của Vương triều thứ mười tám - vương triều của chính Hatshepsut.