Khentkaus I
Khentkaus I là một nữ hoàng Ai Cập cổ đại trong triều đại thứ 4. Cô được cho là con gái của Pharaoh Menkaure. Theo một số tài liệu cô là vợ của Shepseskaf và là mẹ của userkaf. Cô được nhiều người tin là nữ hoàng lâu đời nhất đã sử dụng danh hiệu Vua của Thượng và Hạ Ai Cập. Khentkaus được chôn cất ở quần thế kim tự tháp Giza. Danh hiệu của Khentkaus I có thể được dịch là "Mẹ của hai vị vua Thượng và Hạ Ai Cập" hoặc "Vua của Thượng và Hạ Ai Cập, và Mẹ của vua Thượng và Hạ Ai Cập". Điều này khá mơ hồ, hoặc bà có hai người con đều lên làm vua hoặc bà sẽ làm nhiếp chính cho con trai, hoặc hơn thế nữa là bà đã có riêng một triều đại độc lập cho mình. Tuy nhiên, người ta lại chưa thể xác định được những người con của bà.
Một số nhà Ai cập học khác đều cho rằng, Khentkaus I là con gái của pharaon Menkaure, do Mastaba của Khentkaus I nằm rất gần với Kim tự tháp của Menkaure. Trên tường đền thờ của Menkaure có nhắc đến một cái tên (đã bị mất một phần) là "...kau...", có thể ám chỉ đến Khentkaus I. Silke Roth lại nghi ngờ điều này và cho rằng, đó là tên của một người khác. Tất cả chỉ là phỏng đoán, vì bà không mang danh hiệu "Con gái của Vua", nên có lẽ bà không phải là một công chúa. Về hôn nhân của Khentkaus I, phần lớn các nhà Ai Cập học tin rằng, bà đã kết hôn với pharaon Shepseskaf. Shepseskaf có lẽ là con của Menkaure với một người thiếp, nếu vậy, Khentkaus I và Shepseskaf là anh chị em cùng cha với nhau. Shepseskaf có thể phải lấy Khentkaus I để hợp thức hóa việc lên ngôi của mình. Borchardt và Grdseloff đều nghĩ rằng, Khentkaus I đã tái giá với vua Userkaf sau cái chết của người chồng trước. Lúc này, các con của bà còn quá nhỏ nên Userkaf đã đăng cơ trở thành vua. Hai vua Sahure và Neferirkare Kakai sẽ là con của Khentkaus I và Shepseskaf, theo Borchardt.