Kazakhstan
Kazakhstan là đất nước Hồi giáo Trung Á, có diện tích chỉ lớn hơn bốn lần bang Texas (Mỹ), nằm sát biên giới Nga và Trung Quốc. Kazakhstan giành được độc lập sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Dân số khoảng 16,5 triệu người, phân bố đồng đều do địa hình chủ yếu là thảo nguyên. Rất giàu khoáng sản, chủ yếu là khí đốt, than đá, quặng kim loại.
Sau khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đề xuất chưa tăng sản lượng khai thác dầu thô tại Nga, Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan Serikzhan Ermentaev ngày 18 tháng 3 tuyên bố Kazakhstan dự định tuân thủ kế hoạch sản xuất dầu đã đề ra sau khi Thỏa thuận OPEC+ hết hiệu lực từ ngày 01/4. Sản lượng khai thác dầu thô trung bình của Kazakhstan trong tháng 3 đạt 1,886 triệu thùng/ngày và nước này chưa có kế hoạch tăng sản lượng. Theo kế hoạch, khai thác dầu thô năm 2020 của Kazakhstan dự kiến đạt 90 triệu tấn, thấp hơn 0,5 triệu tấn so với năm 2019.
EIA cho biết dầu thô xuất khẩu từ Kazakhstan chủ yếu thông qua hệ thống Liên hiệp đường ống Caspi (CPC) đi qua Nga, vận chuyển dầu thô được sản xuất tại Kazakhstan đến cảng Novorossiysk của Nga ở Biển Đen. Một số dầu thô sản xuất tại Nga được vận chuyển theo đường ống này, nhưng chỉ chiếm khoảng 10% lượng dầu thô xuất khẩu qua hệ thống CPC.
Số lượng dự trữ: 29 tỷ thùng