Lẩu cá linh bông điên điển
Đến miền Tây mà không thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển thì quả thật đáng tiếc. Đây được xem là đặc sản nổi tiếng của người miền Tây mùa nước nổi, bởi cá linh chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Cá linh được xem là đặc sản của mùa nước nổi và đây cũng là mùa hoa điên điển nở vàng khoe sắc các mé sông. Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, giòn ngọt, thơm thơm kèm hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi béo, lại nồng của hoa điên điển. Món này được ăn cùng bún tươi hoặc cơm nóng, thêm chút nước mắm ngon và ớt để chấm cá. Vào những ngày nước ngập trắng đồng, đến miền Tây du lịch mà không thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển thì coi như uổng phí cả chuyến đi. Đây là món ăn đặc sản chỉ có vào mùa nước nổi.
Để có được món lẩu cá linh ngon, trước hết phải chọn được những con cá tươi. Ngoài ra, nguyên liệu của món này thì chắc chắn không thể thiếu bông điên điển và bông súng. Chuẩn bị nồi nước lẩu cũng là một trong những giai đoạn rất quan trọng. Nước lẩu cá linh thường được hầm từ xương heo cùng với hỗn hợp lá me non và ngò gai. Bắt nồi nước lẩu lên bếp cồn cho cá linh đã ướp vào, rồi tiếp đến cho vào bông điên điển, bông súng, nổi nước lẩu sôi lên là dùng được. Lẩu cá linh thường ăn kèm với bún tươi và nước mắm mặn.
Cách chế biến lẩu cá linh bông điên điển cũng khá đơn giản, thế mà hương vị lại quyến rũ ngây ngất lòng người. Để có một nồi lẩu ngon đúng điệu, phải chọn loại cá linh thật tươi, làm sạch và để ráo nước. Thêm nhiều nguyên liệu đi kèm khác như nước dừa tươi, dứa, sả, tiêu, ớt, tỏi... nồi lầu chắt chiu hương đồng gió nội giống như bản ca của đồng quê sông nước. Cá linh nhỏ nên rất nhanh chín, chỉ cần bỏ vào nồi lẩu nhanh thôi là đã có thể thưởng thức được rồi, điên điển gặp nước là đã mềm, ban đầu ăn có vị chát chút xíu nhưng ngay sau đó là vị ngọt thanh dịu nhẹ. Thực khách có thể ăn kèm với bún hoặc cơm trắng đều được, dân dã thế thôi mà mang sắc vị riêng biệt, hấp dẫn bao tâm hồn yêu ăn uống gần xa.