Tung trẻ sơ sinh ở Ấn Độ
Ở Maharashtra, Ấn Độ, người dân tại đây có một văn hóa là ném trẻ sơ sinh từ trên mái của một ngôi đền có độ cao 15 m xuống một tấm nệm bên dưới. Mục đích của hành động này là họ nghĩ rằng điều đó sẽ đem đến may mắn cho cuộc đời của em bé, giúp tăng trưởng trí não. Nghi lễ này bắt đầu xuất hiện vào khoảng 700 năm về trước tại Maharashtra và Karnataka (hai tiểu bang ở miền Tây và miền Tây Nam Ấn Độ). Đây là hai nơi có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao vì y tế ở đây rất lạc hậu và khan hiếm sự giúp đỡ. Kể từ đó, những người dân ở 2 tiểu bang luôn thực hiện nghi lễ này mỗi khi trong làng có đứa trẻ sơ sinh nào đó ra đời. Mục đích là cầu chúc cho những đứa trẻ sơ sinh có một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài và gặp thật nhiều may mắn.
Truyền thuyết kể lại rằng, vào thời điểm đó để khắc phục tình trạng này một vị thánh nhân đã xuất hiện và khuyên những gia đình tại đây xây một ngôi đền. Đồng thời để chứng minh niềm tin của bản thân với Đấng Toàn Năng và được Đấng Toàn Năng che chở, họ phải thả những đứa trẻ sơ sinh xuống từ mái của ngôi đền đó. Mặc dù rất đau xót nhưng vì muốn bảo hộ những đứa trẻ khác trong làng, một số gia đình đã tình nguyện để những đứa trẻ nhà mình lên mái ngôi đền và thả xuống. Tuy nhiên điều kỳ diệu là khi đứa trẻ rơi gần xuống tới đất thì một tấm võng đã bất ngờ xuất hiện giữa không trung và đỡ đứa trẻ rơi nhẹ xuống đất một cách an toàn.